Tăng cường phối hợp giữa nghiệp vụ chi trả và các nghiệp vụ khác

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG CHI TRẢ BẢO HIỂM TIỀN GỬICỦA BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM (Trang 84 - 87)

Hoạt động chi trả diễn ra trong cả quá trình dài kể từ khi TCTGBHTG có nguy cơ phát sinh NVCT đến khi kết thúc việc chi trả cho NGT. Trong quá trình đó, hoạt động chi trả cần sự phối hợp chặt chẽ từ các nghiệp vụ giám sát, kiểm tra, tham gia KSĐB, thông tin tuyền truyền của BHTGVN để bảo vệ quyền lợi của NGT.

Vì vậy, các phòng, ban nghiệp vụ tại Trụ sở chính và các Chi nhánh BHTGVN cần nâng cao hiệu quả làm việc, phân công chi tiết các nhiệm vụ, phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc nắm bắt, xử lý thông tin, thực hiện tốt nhiệm vụ ngay từ khi TCTGBHTG có nguy cơ phát sinh NVCT đến khi kết thúc việc chi trả cho NGT, cụ thể như sau:

Tại Trụ sở chính:

(1) Phòng QLTP&CT

- Đầu mối, tham mưu xây dựng, đề xuất cải tiến cơ chế hoạt động và hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ chi trả thống nhất trên toàn hệ thống;

- Đầu mối, phối hợp với phòng Tham gia KSĐB và Chi nhánh BHTGVN để tổng hợp Phương án chi trả đối với TCTGBHTG của toàn hệ thống (cả trước và sau khi phát sinh NVCT);

- Phối hợp với phòng Tổ chức cán bộ đề xuất cơ cấu và nhân sự phù hợp tham gia Đoàn kiểm tra, Hội đồng thẩm định phương án chi trả, Đoàn chi trả, Ban chỉ đạo khi phát sinh NVCT;

- Phối hợp với phòng Thông tin tuyên truyền để thực hiện công tác tuyên truyền và Phương án chi trả;

- Phối hợp với các phòng có liên quan giải quyết những vấn đề phát sinh trong và sau quá trình chi trả.

(2) Phòng Giám sát

- Đầu mối tham mưu xây dựng cơ chế nghiệp vụ giám sát, giám sát chuyên sâu, triển khai thực hiện thống nhất trên toàn hệ thống;

- Tổng hợp, phân tích số liệu báo cáo giám sát, phát hiện các TCTGBHTG có nguy cơ phát sinh NVCT;

- Đầu mối tham mưu xây dựng kế hoạch và triển thực hiện công tác giám sát chuyên sâu đối với TCTGBHTG có nguy cơ phát sinh NVCT; cung cấp tình hình, kết quả giám sát cho Ban lãnh đạo, phòng QLTP&CT, phòng Kiểm tra, phòng Tham gia KSĐB, Chi nhánh BHTGVN khi có yêu cầu;

- Phòng giám sát cần nghiên cứu để đưa ra các chỉ tiêu cảnh báo phù hợp (đặc biệt là trong theo dõi, giám sát thường xuyên tình hình hoạt động, biến động số dư tiền gửi của các TCTGBHTG) để kết quả giám sát là thông tin đầu vào hữu hiệu nhằm xây dựng kế hoạch chi trả; thực hiện chi trả có hiệu quả.

(3) Phòng Kiểm tra

- Đầu mối tham mưu xây dựng cơ chế nghiệp vụ kiểm tra, kiểm tra chuyên sâu, triển khai thực hiện thống nhất trên toàn hệ thống;

- Kiểm tra chuyên sâu đối với TCTGBHTG có nguy cơ phát sinh NVCT; cung cấp tình hình, kết quả kiểm tra cho Ban lãnh đạo, phòng QLTP&CT, phòng Giám sát, phòng Tham gia KSĐB, Chi nhánh BHTGVN. Nội dung kiểm tra trọng tâm trong giai đoạn này là kiểm tra, xác minh, đối chiếu toàn bộ hồ sơ, tài liệu, chứng từ sổ sách liên quan đến tiền gửi nhằm xác định được danh sách NGT được bảo hiểm và số tiền bảo hiểm; xác định

những trường hợp có vướng mắc, nghi ngờ để đề xuất biện pháp xử lý phù hợp, làm cơ sở xây dựng phương án chi trả;

- Căn cứ vào hồ sơ lưu tại đơn vị được kiểm tra và các hồ sơ kiểm tra trước khi phát sinh NVCT, Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra, xác định chính xác danh sách người được BHTG và số tiền bảo hiểm được chi trả, trên cơ sở đó xây dựng phương án chi trả. Trong đó, những nội dung đã được đối chiếu, kiểm tra, xác minh trong giai đoạn trước khi phát sinh NVCT đã rõ ràng, chính xác thì không cần kiểm tra. Những nội dung chưa rõ ràng, chưa chính xác thì phải tiến hành kiểm tra lại, chú ý những nội dung, số liệu có biến động, phát sinh mới sau thời điểm kiểm tra trước.

(4) Phòng Tham gia KSĐB và thu hồi tài sản

- Đầu mối tham mưu xây dựng cơ chế nghiệp vụ tham gia vào quá trình KSĐB của BHTGVN đối với TCTGBHTG được KSĐB, đặc biệt đối với TCTGBHTG được KSĐB có nguy cơ phát sinh NVCT trên toàn hệ thống;

- Phát hiện sớm TCTGBHTG được KSĐB có nguy cơ phát sinh NVCT;

- Triển khai và hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ tham gia KSĐB đối với các

TCTGBHTG được KSĐB và có nguy cơ phát sinh NVCT trên toàn hệ thống;

- Phối hợp với phòng QLTP&CT xây dựng Phương án chi trả trước khi phát sinh NVCT;

(5) Phòng Thông tin tuyên truyền

- Đầu mối, phối hợp với phòng QLTP&CT, phòng Tham gia KSĐB, Chi nhánh BHTGVN xây dựng và thực hiện công tác tuyên truyền trước, trong, sau chi trả theo quy định và Phương án chi trả;

- Tăng cường công tác tuyên truyền về chính sách BHTG tới các QTDND và NGT ở nông thôn nơi ít có điều kiện tiếp cận với thông tin về hoạt động TCNH và BHTG.

Tại các Chi nhánh BHTGVN

- Triển khai tốt nghiệp vụ giám sát, kiểm tra, tham gia KSĐB, chi trả đối với các TCTGBHTG được KSĐB và TCTGBHTG được KSĐB có nguy cơ phát sinh NVCT do Chi nhánh quản lý;

- Phát hiện sớm TCTGBHTG được KSĐB do Chi nhánh quản lý có (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nguy cơ phát sinh NVCT;

- Xây dựng Phương án trả tiền bảo hiểm trước và sau khi phát sinh NVCT đối với TCTGBHTG do Chi nhánh quản lý;

- Phối hợp với phòng Thông tin tuyên truyền thực hiện công tác tuyên truyền trước, trong, sau chi trả và Phương án chi trả được phê duyệt đối với TCTGBHTG do Chi nhánh quản lý;

- Thành lập và thực hiện nhiệm vụ Đoàn kiểm tra, Đoàn chi trả đối với TCTGBHTG do Chi nhánh quản lý theo quy định;

- Tham gia Ban chỉ đạo chi trả và thực hiện các công việc khác có liên quan đến công tác chi trả theo quy định và yêu cầu của BHTGVN.

Việc trao đổi nghiệp vụ giữa các phòng chuyên môn nghiệp vụ giúp cho quá trình trao đổi thông tin được cập nhật dễ dàng, phối hợp giải quyết các khó khăn với phòng đầu mối là phòng QLTP&CT tạo điều kiện cho quy trình chi trả được rút ngắn hơn và đảm bảo tính hiệu quả trước và trong quá trình chi trả cho NGT.

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG CHI TRẢ BẢO HIỂM TIỀN GỬICỦA BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM (Trang 84 - 87)