Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ theo quy định mới, chuẩn bị sẵn sàng toàn diện về mọi mặt nhằm thực hiện tốt vai trò trong hoạt động chi trả, BHTGVN cần trú trọng các mục tiêu liên quan tới nâng cao trình độ nguồn nhân lực, cụ thể như sau:
Một là, xây dựng chiến lược đào tạo cập nhật kiến thức đầy đủ cho đội ngũ nhân viên theo chuẩn mực quốc tế và chuyên sâu hơn về nghiệp vụ ngân
hàng; nâng cấp và tiên tiến khả năng giám sát an toàn, cảnh báo các rủi ro tiềm tàng; Đảm bảo trang bị đầy đủ kiến thức về hoạt động chi trả và hỗ trợ nâng cao năng lực thể chế cho các TCTGBHTG.
Hai là, lên kế hoạch đào tạo, tập huấn định kỳ về hoạt động chi trả và tổ chức hội nghị chuyên đề về KSĐB nhằm bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho nhân viên cũng như trao đổi kinh nghiệm thực tế về nghiệp vụ chi trả với đội ngũ cán bộ nghiệp vụ tại các Chi nhánh của BHTGVN và cán bộ các phòng ban nghiệp vụ tại Trụ sở chính.
Ba là, để chuẩn bị cho mọi trường hợp phát sinh trong quá trình chi trả, TCBHTG cần nghiên cứu các chương trình mô phỏng trong tình huống. Trên thực tế, BHTGVN triển khai nội bộ chương trình thử nghiệm này. Đây cũng là một giải pháp để giúp cán bộ nghiệp vụ tích lũy thêm kinh nghiệm, các bài học nhằm ứng biến kịp thời với các tình huống diễn ra trong hoạt động chi trả cho NGT.
Việc xây dựng và tổ chức các chương trình mô phỏng chi trả cần được tổ chức thường xuyên và áp dụng rộng rãi trên toàn hệ thống BHTGVN. Ngoài ra, các buổi diễn tập cần có sự tham gia của các cơ quan, tổ chức bên ngoài như đại diện NHNNVN, đại diện các TCTGBHTG... với mục đích tăng hiệu quả phối hợp giữa các bên trong hoạt động chi trả.
BHTGVN cần xây dựng kịch bản và thực hiện thử nghiệm hoạt động chi trả cho một NHTM có quy mô nhỏ với nền tảng hệ thống công nghệ hiện đại. Việc thử nghiệm đối với một NHTM là một tình huống phức tạp với việc giả lập dữ liệu và xử lý dữ liệu ở quy mô lớn và phức tạp hơn nhiều so với một QTDND. Do đó để hoạt động thử nghiệm đạt được mục đích và hiệu quả, ngoài sự chuẩn bị về cơ sở hạ tầng kỹ thuật thì BHTGVN cần có sự chuẩn bị về nhân lực am hiểu nghiệp vụ và trình độ CNTT để đáp ứng tốt và có hiệu quả yêu cầu của công việc.
Bốn là, chú trọng đào tạo cán bộ kỹ năng cao có khả năng nắm bắt hầu hết các nghiệp vụ cơ bản về giám sát, kiểm tra, thu phí và tham gia KSĐB nhằm giúp giảm thiểu các chi phí phát sinh trong quá trình xử lý TCTD đổ vỡ. Việc can thiệp và xử lý đổ vỡ tại các TCTD bị chậm trễ sẽ làm tăng chi phí xử lý và chi trả tiền gửi của BHTGVN.