Các nhân tố ảnh hưởng đến chovay khách hàng doanh nghiệp siêu vi mô

Một phần của tài liệu 0852 hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp siêu vi mô tại NHTM CP công thương VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 36 - 41)

1.3. CHOVAY DOANH NGHIỆP SIÊU VI MÔ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG

1.3.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến chovay khách hàng doanh nghiệp siêu vi mô

vi

cũn g n hư khả n ă n g tiếp cậ n n gu ồn vốn vay củ a cá c doa n h n ghi ệp n ày

Thống kê của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), hiện nay chỉ có khoảng 40% các doanh nghi ệp siêu vi mô tiếp cận được vốn nguồn vốn vay ngân hàng, 60% còn lại các doanh nghiệp không tiếp cận được nguồn vay của ngân hàng. Vi ệc gặp khó khăn trong quá trình tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng của doanh nghiệp siêu vi mô do nhiều yếu tố tạo lên và xuất phát từ cả 3 phía: Bản thân doanh nghiệp - ngân hàng - nhà nước.

Biểu đ ồ 1. 2: Các nhân tố ả n h hưởn g tới khả n ă n g ti ế P cậ n vốn vay n gâ n hà n g7

1.3.3.1. Các nhân tố thuộc về doanh nghiệp

Tính minh bạch trong báo cáo tài chính - kê khai thuế: Các doanh

nghiệp siêu vi mô hoạt động dưới hình thức quy mô nhỏ, bộ m áy kế toán chủ yếu là thuê ngoài theo thời vụ, ghi chép quản lý chi p hí, doanh thu theo sổ sách ghi tay hoặc có sử dụng máy tính dưới hình thức quản lý đơn giản. Ngoài ra, doanh thu trên báo cáo tài chính, quyết toán thuế thấp hơn nhiều so với doanh thu thực tế của doanh nghiệp. Hệ thống kế toán, tài chính, thông tin kinh doanh chưa được chuẩn và minh bạch đã tạo khó khăn cho ngân hàng khi đánh gi á, thẩm định kh ách hàng.

Năng lực quản lý của chủ do anh ngh iệp: năng lực quản lý cũng là một

trong những yếu tố quan trọng để điều hành thành công một doanh nghiệp. Ngân hàng sẽ sẵn sang cho vay hơn đối với doanh nghiệp có người quản lý tốt. Tuy nhiên, trình độ quản lý của chủ các doanh nghiệp siêu vi mô cò n yếu kém. Chủ doanh nghiệp quản lý chủ yếu dựa trên kinh nghiệm, một số doanh nghiệp khởi nghiệp (star up ) có kiến thức nhưng lại thiếu kinh nghiệm quản lý. Chính

7Trích “Yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa ”; tác giả ThS. Nguyên Thu Thủy, ThS. Nguyên Thị Hiếu - Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Đăng tải trên “Tạp ch í tài ch ính ” ngày 29/07/2018

điều này tạo nên sự e ngại từ P hía ngân hàng

Tài sản đảm bảo: Với quy mô kinh doanh nhỏ, các doanh nghiệp siêu vi

mô thường không tích lũy được tài sản nhiều, do đó hầu hết các doanh nghiệp siêu vi mô bị hạn chế về tài sản đảm bảo và gặp khó khăn trong việc thế chấp tài sản cho các khoản vay

Uy tín của do anh nghiệp: Doanh nghiệp có uy tín tốt thì khả năng tiếp

cận nguồn vốn ngân hàng càng cao. Nhưng thực tế, các doanh nghiệp siêu vi mô có đăc điểm chung là quy mô nhỏ vò ng đời ngắn và đang chưa tạo dựng được niềm tin với các ngân hàng. Đây là một trong những lý do khiến các ngân hàng thận trọng trong việc mổ rộng cho vay đối với nhóm doanh nghiệp này

Khả năng lập phương án, dự án sản xuất kinh do anh: Mỗi nhu cầu vốn

vay p hải có phương án sử dụng vốn vay, có đầu ra - đầu vào cụ thể để chứng minh hiệu quả sử dụng đồng vốn, tạo ra nguồn trả nợ cho ngân hàng thì ngân hàng mới dám cho vay

1.3.3.2. Các nhân tố bên trong ngân hàng

Lãi suất ngân hàng: Lãi suất là gi á cả của cho vay và đồng thời cũng là

chi phí cho doanh nghiệp. Ngân hàng càng đa dạng hoá các mức lãi suất phù hợp với từng loại khách hàng, từng kỳ hạn cho vay và chính sách khách hàng hấp dẫn thì càng thu hút được kh ách hàng, thực tốt mục tiêu mở rộng hoạt động cho vay. Nhưng nếu lãi suất không phù hợp quá cao hay qu á thấp, không có lãi suất ưu đãi thì sẽ không thu hút được nhiều khách hàng và như vậy sẽ hạn chế hoạt động cho vay của Ngân hàng. Trên thực tế hiện này, các chương trình ưu đãi lãi suất của ngân hàng dành cho nhóm kh ách hàng DN SVM còn ít và hạn chế, các NHTM vẫn cò n thờ ơ và chưa thiết tha đối với nhóm KHDN này.

Chính sách tín dụng: bao gồm thủ tục vay vốn, chính sách ưu đãi, quy

trình xét duyệt khoản vay, các điều kiện cho vay, mức lệ phí, thời hạn cho vay.. .đây những quy định bắt buộc của các Ngân hàng mà khách hàng cần thực hiện khi tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng. Chính sách tín dụng có ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến việc mở rộng cho vay của ngân hàng. Những yếu tố thuộc chính sách tín dụng đúng đắn, hợp lý, linh hoạt và đáp ứng được nhu cầu

của khách hàng sẽ là điều kiện rất tốt thúc đẩy ph át triển hoạt động cho vay của ngân hàng. Ngược lại, những yếu tố này bất hợp lý, cứng nhắc, không theo sát tình hình thực tế sẽ dẫn đến khó khăn trong việc tăng cường hoạt động cho vay. Thực tế hiện nay, quy trình thủ tục của ngân hàng còn rườm rà và nhiều phức tạp , mất nhiều thời gian. Các chính sách ưu đãi cũng như sản phẩm chưa thực sự chưa p hù hợp với nhu cầu và đặc điểm của doanh nghiệp siêu vi mộ. Các doanh nghiệp gặp nhiều trở ngại về thủ tục, hồ sơ vay vố n

Năng lực quản trị điều hành và chất lượng nguồn nhân sự: Sự phát triển

của dịch vụ phải gắn liền với năng lực quản trị điều hành để đảm bảo phát triển ổn định, bền vững, an toàn và trong phạm vi kiểm soát. Chất lượng nguồn nhân sự của ngân hàng cũng đóng góp lớn đến phát triển hoạt động ngân hàng, các ý tưởng cải tiến đều xuất phát từ nhân viên. Nhân viên ngân hàng chính là hình ảnh của ngân hàng, cho nên nhân viên có tính chuyên nghiệp, trình độ chuyên môn cao, thái độ phục vụ của cán bộ tín dụng tốt càng thu hút được khách hàng và tăng khả năng cạnh tranh cho ngân hàng

Cơ sở vậ t chất, nền tảng c ông nghệ th ông tin: Cơ sở vật chất của ngân hàng chính là một p hần hình ảnh ngân hàng. Hình ảnh của ngân hàng tốt sẽ tạo cho khách hàng yên tâm, tin tưởng khi giao dịch và ngược lại. Có thể nói, cơ sở vật chất cũng là một trong những điều kiện để các ngân hàng cạnh tranh nhau trong việc thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng mình. Ngoài ra trình độ công nghệ còn quyết định khả năng quản lý ngân hàng, khả năng quản lý rủi ro trong kinh doanh. Nền tảng kỹ thuật và công nghệ của ngân hàng hiện đại sẽ tạo điều kiện đơn giản hóa các thủ tục giao dịch giữa kh ách hàng, rút ngắn thời gian giao dịch đem lại tiện ích tối đa cho khách hàng. Ngược lại, nếu công nghệ kỹ thuật không được cải tiến thì các công việc của ngân hàng sẽ được xử lý kém, chậm chạp, các hoạt động ngân hàng sẽ khó khăn

Quy mô, uy tín, thương hiệu của ngân hàng: Q uy mô hoạt động của ngân

hàng càng lớn, mạng lưới rộng, có thương hiệu và uy tín thì càng dễ dàng thu hút kh ách hàng và tạo điều kiện phát triện hoạt động cho vay. Quy mô ngân hàng hay năng lực tài chính là một nhân tố quan trọng quyết định cơ cấu danh

mục dịch vụ của ngân hàng bởi nó quyết định khả năng chi trả và cung ứng dịch vụ tài chính cho khách hàng. Uy tín, thương hiệu là tài sản vô hình cần thiết thể hiện sức mạnh và tiềm lực của bất kỳ tổ chức nào. Ngân hàng nào có thương hiệu mạnh và danh tiếng tốt sẽ dành được ưu thế trong việc thu hút khách hàng

Ho ạ t động Marketing, truyền th ông của ngân hàng hoạt động tốt sẽ hỗ

trợ cho việc mở rộng quy mô cho vay và thu hút kh ách hàng. Ngân hàng phát huy tốt hoạt động Marketing và truyền thông không chỉ giúp quảng bá được hình ảnh ngân hàng, mà còn giúp cho khách hàng có được nguồn thông tin về chương trình, sản phẩm tín dụng đáp ứng nhu cầu của mình, tạo điều kiện để thu hút kh ách hàng và p hát triển hoạt động cho vay.

1.3.3.3. Các nhân tố bên ngoài ngân hàng

Ngoài các yếu tố từ bản th ân doanh nghiệp và ngân hàng thì còn yếu tố kh ác nữa từ nhà nước, môi trường chính trị, pháp lý và kinh tế xã hội cũng ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn vay của DN SVM cũng như hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp siêu vi mô của NHTM.

Mô trường chính trị, pháp lý và kinh tế - xã hội: Một môi trường chính trị

ổn định sẽ là điều kiện hết sức thuận lợi, đảm baỏ cho sự phát triển họat động sản xuất kinh doanh cho mọi đối tượng trong nền kinh tế nói chung cũng như hoạt động cho vay của ngân hàng nói riêng. Ngoài ra, hệ thống ph áp luật cũng ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của NHTM. Một hế thống văn bản quy phạm, pháp luật đầy đủ rõ ràng, đồng bộ sẽ tạo điều kiện cho Ngân hàng yên tâm hoạt động kinh doanh, cạnh tranh trong lĩnh vực cho vay. Ngược lại, nếu những quy định của pháp luật không rõ ràng, không đồng bộ, có nhiều kẽ hở thì sẽ rất khó khăn cho Ngân hàng trong c ác hoạt động kinh doanh. Sự phát triển của nền kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng. Một nền kinh tế p hát triển ổn định, hoạt động sản xuất kinh doanh mở rộng, nhu cầu tiêu dung của người dân tăng lên tạo môi trường rất thuận lợi để ngân hàng mở rộng hoạt động cho vay. Ngược lại nền kinh tế suy thoái, dẫn đến giảm khả năng hấp thụ vốn, do đó dư thừa ứ đọng vốn, không

những hoạt động cho vay không được mở rộng mà c ò n bị thu hẹp.

Chính sách hỗ trợ cho vay các DNSVM: Các DNSVM là một trong

những nhân tố quan trọng thúc đẩy và p h át triển nền kinh tế. Hiện nay, các DN SVM rất thiếu vốn, cộng thêm vào đó là sức ép cạnh tranh từ hội nhập kinh tế. Do vậy, để các DN SVM phát huy tốt vai trò của mình thì việc nhà nước cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp là điều hết sức cần thiết. Tuy nhiện, hiện nay còn nhiều khuôn khổ chính sách chưa thật sự khơi nguồn cho đầu tư, chưa có chính sách thúc đẩy tương t ác giữa doanh nghiệp và các tổ chức tài chính, nhiều rào cản từ khuân khổ chính sách và pháp luật gây lên những khó khăn cho doanh nghiệp khi tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng.

Một phần của tài liệu 0852 hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp siêu vi mô tại NHTM CP công thương VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 36 - 41)