NHỮNG THUẬN LỢI VÀ THÁCH THỨC ĐỂ ĐẨY MẠNH CHOVAY

Một phần của tài liệu 0852 hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp siêu vi mô tại NHTM CP công thương VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 93 - 96)

DOANH NGHIỆP SIÊU VI MÔ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

Trong luận văn, tác giả đi vào phân tích theo mô hình SWO T để đánh giá được những thuận và thách thức trong phát triển hoạt động cho vay DN SVM tại Vietinbank

Đỉểm mạnh (Strengths)

VietinBank là một trong 4 NHTM quốc doanh, tuy đã thực hiện cổ phần hóa nhưng Nhà nước vẫn nắm giữ phần lớn vốn. Với tâm lý người Việt Nam, đây được coi là một trong những yếu tố quan trọng trong quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ tiền gửi. Hơn nữa, VietinBank có quy mô tài sản, vốn điều lệ thuộc to đầu trong các NHTM Việt Nam

Được hình thành từ năm 1 988, c ác đơn vị mạnh lưới của VietinBank đã trả rộng khắp 64 tỉnh thành trong cả nước, các chi nhánh, phòng giao dịch của VietinBank đã có mặt ở nhiều xã, huyện, thị trấn, khu công nghiệp... tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho VietinBank trong việc triển khai các d ch vụ NHBL.

Năm 2 0 1 7 VietinBank đã triển khai áp dụng hệ thống CoreBanking mới (Core Sunshine). Hệ thống sử dụng giải pháp công nghệ hàng đầu của Mỹ - giải

pháp tích hợp đa kênh đồng nhất, cung cấp ra thị trường các sản phẩm, dịch vụ chuyên nghiệp, hiện đại. Thông qua 1 tài khoản duy nhất, hệ thống giao dịch 24/7 sẽ góp phần gia tăng sự tiện lợi cũng như nâng cao trải nghiệm dịch vụ cho khách hàng của VietinBank. Một trong những điểm nổi bất của hệ thống Core SunShine VietinBank là kênh tự phục vụ chuyên nghiệp dành cho khách hàng Tài trợ thương mại. Khách hàng có thể chủ động thực hiện các giao dịch Tài trợ thương mại, nhận kết quả thực hiện giao dịch qua Internet mà không cần đến trụ sở ngân hàng. Đặc biệt, nhóm dịch vụ Ngân hàng điện tử được bổ sung thêm c ác tính năng mới giúp khách hàng có thêm nhiều tiện ích, an toàn bảo mật, đồng thời tiết kiệm thời gian giao d ch ngân hàng. Ngoài ra, hệ thống cung cấp khả năng tự động cảnh báo rủi ro bằng SMS, email mỗi khi khách hàng có sự thay đổi tài khoản, thông tin cá nhân hay có những bất thường khi đăng nhập và sử dụng dịch vụ,...

Năm 2 0 1 5, VietinBank đã chuyển đổi toàn diện mô hình bán lẻ chuyển từ mô hình quản lý theo ngành ngàng sang quản lý theo ngành dọc. Tại Chi nhánh, VietinBank đã tách bạch được vị trí bán hàng và vị trí thẩm định, tạo điều kiện cho lực lượng bán hàng tập trung hơn vào kinh doanh. Đồng thời, các vị trí bán hàng được chia thành các phân khúc, tạo sự chuyên môn hóa trong quá trình quản lý và chăm sóc khách hàng. Mỗi Chi nhánh sẽ có một Phó Gi ám đốc phụ trách bán lẻ là đầu mối, hoàn toàn ch u trách nhiệm về bán lẻ trước Hội đồng quản tr , Ban điều hành. Tại Trụ sở chính, khối bán lẻ sẽ có các phòng ban chuyên trách theo các mảng nghiệp vụ như Phòng phát triển kinh doanh; Phòng khách hàng ưu tiên; Phòng PTSP huy động và phí; Phòng Marketing KBL; Phòng phát triển các kênh kinh doanh thay thế; Phòng quản lý rủi ro bán lẻ; Phòng quản lý tài chính bán lẻ; Trung tâm thẻ.

Đỉểm yếu (Weaknesses)

Số lượng nhân lực của VietinBank lớn thứ 3 trong hệ thống NHTM tại Việt Nam, cơ cấu trình độ, độ tuổi chưa hợp lý: Cán bộ có trình độ đại học thạc sỹ lớn nhưng một số lượng tương đối lớn trong đó được đào tạo hệ chuyên tu, tại chức, mở rộng nên kiến thức hạn chế, ít cập nhật; tỷ lệ cán bộ có độ tuổi trên 45 tuổi cao dẫn đến khả năng tiếp cận sản phẩm mới, công nghệ mới hạn chế, kỹ năng b n hàng yếu.

Lĩnh vực công nghệ nhằm hiện đại hóa ngân hàng nói chung, cơ sở hạ tầng công nghệ để triển khai các dịch vụ KHBL cũng nói riêng mới bắt đầu được triển khai. Sản phẩm/chương trình tín dụng dành cho DN SVM tuy đã nghiên cứu xây dựng nhưng chưa đủ lơn và đang dạng, nhưng chưa thực sự phù hợp và linh hoạt, yêu cầu nhiều điều kiện. Quy trình thủ tục cho vay DN SVM c òn rườm rà, mất nhiều thời gian. Chiến lược phát triển nhóm khách hàng DN SVM chưa được quan tâm nhiều, còn bỏ ngỏ, chưa có nhiều sự khác biệt so với ngân hàng khác.

Cơ hội (Opportunities)

Theo thống kê từ tổng điều tra kinh tế - xã hội, số doanh nghiệp (DN) nhỏ và siêu nhỏ năm 2 01 9 đã tăng 65,5% so với năm trước đó và chiếm 74% tổng số DN ở Việt Nam. Tuy nhiên thì mới chỉ có khoảng 40% các doanh nghiệp này tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng. Với tốc độ tăng trưởng các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ cũng như việc 1 số lượng lớn các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ chưa tiếp cận được nguồn vốn vay ngân hàng thì đây sẽ là nguồn khách hàng dồi dào cho các ngân hàng. Hiện nay, thị trường cho vay DN SVM chưa được sự quan tâm nhiều, còn bỏ ngỏ từ phía các ngân hàng do vậy đây cũng sẽ là cơ hội cho Vietinbank trong khai thác và phát triển cho vay đối với nhóm khách hàng DN SVM hiện nay

Thách thức (Threats)

Cho đến hiện này, nhiều ngân hàng hàng đã tới tấp mở các gói tín dụng danh riêng cho nhóm đối tượng khách hàng DN SVM. Với tiềm năng rộng mở cho phát triển hoạt động cho vay nhóm khách hàng D SVM, cùng với tiến trình hội nhập ngành tài chính ngân hàng, mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực này ngày càng trở lên gay gắt. Không chỉ c ác NHTM trong nước cạnh tranh với nhau, mà các ngân hàng nước ngoài đã vào cuộc và đóng góp không nhỏ vào những thay đổi của hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Thách thức trong quá trình phát triển hoạt động cho vay DN SVM của VietinBank là sự cạnh trạnh mạnh mẽ từ phía các ngân hàng. Các ngân hàng có thế mạnh về bán lẻ như VPB, Techcombank, VIB.... liên tục đưa ra c ác gói sản phẩm tín dụng rất linh hoạt với nhiều ưu đãi lãi suất và tiện ích dành cho DN SVM. Đội ngũ nhân viên b n lẻ được đào tạo bài bản và chuyên nghiệp, nền tảng công nghệ,

kỹ thuật hiện đại. Trong khi đó, tại Vietinbank sản phẩm, chương trình tín dụng dành cho DN SVM chưa thực sự phù hợp , chương trình markteting chưa đủ mạnh để tham gia cạnh tranh. Đội ngũ nhân sự nhìn chung chưa thực sự có nghề bán lẻ, kỹ năng b án hàng chuyên nghiệp và khả năng đeo b ám kh ách hàng c ò n hạn chế.

Một phần của tài liệu 0852 hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp siêu vi mô tại NHTM CP công thương VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 93 - 96)