Thị xã Sông Cầu nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc của tỉnh Phú Yên. Trong những năm qua, thị xã luôn dành sự quan tâm, chú trọng đặc biệt đến việc chăm lo và bồi dƣỡng thế hệ trẻ, đạt đƣợc nhiều kết quả quan trọng trong thực
hiện nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về công tác thanh niên. Những kết quả đáng khích lệ đó của thị xã đã mang lại bài học kinh nghiệm cho huyện Phú Hòa – một huyện đang có những bƣớc chuyển mình trên con đƣờng phát triển kinh tế - xã hội đƣợc thể hiện qua:
Thứ nhất, chính quyền thị xã có sự quan tâm đối với thanh niên, công tác
thanh niên và sự phát triển của tổ chức thanh niên; tin tƣởng và giao nhiều nội dung quan trọng cho các tổ chức thanh niên trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của thị xã nói chung và trong công tác thanh niên nói riêng. Thị xã cũng đã ban hành nhiều văn bản để triển khai chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng; chính sách, pháp luật về công tác thanh niên của Chính phủ tại địa bàn thị xã.
Thứ hai, chính quyền thị xã xác định công tác thanh niên là vấn đề trọng tâm
trong chính sách phát triển nguồn nhân lực; đầu tƣ ngân sách chăm lo cho thanh niên trên một số mặt cơ bản nhƣ lao động, đào tạo nghề, giải quyết việc làm; ƣu tiên quy hoạch cán bộ trẻ, ủng hộ tài năng trẻ trong học tập, nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất; có chính sách nâng cao đời sống tinh thần cho thanh niên, nhất là tại các khu vực khó khăn, xa trung tâm.
Thứ ba, chính quyền thị xã có cơ chế khuyến khích, phát huy thanh niên trong
phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ Tổ quốc thông qua các phong trào xung kích, tình nguyện của Thị Đoàn và các tổ chức thanh niên do tổ chức Đoàn làm nòng cốt. Quan tâm đầu tƣ xây dựng, hỗ trợ Thị Đoàn hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao, là một trong những yếu tố quyết định kết quả dẫn đầu của Thị Đoàn trong công tác Đoàn – Hội và phong trào thanh niên tỉnh Phú Yên trong những năm vừa qua.
Tuy nhiên, chƣa phân định rạch ròi trách nhiệm giữa cơ quan quản lý nhà nƣớc về thanh niên với cơ quan tƣ vấn về công tác thanh niên. Việc ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lƣợc, chính sách, Chƣơng trình Phát triển Thanh niên tại cơ sở còn chậm, nhiều nội dung chƣa đƣợc triển khai đồng bộ và hiệu quả còn chƣa nhƣ mong đợi; một số cơ quan nhà nƣớc chƣa rõ thẩm quyền, trách nhiệm trong việc xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên. Công tác xây dựng đội ngũ CBCC làm công tác thanh niên, đặc biệt là Cán bộ làm công tác Đoàn còn nhiều bất cập. Cán bộ Đoàn đƣợc điều động, luân chuyển nhanh, nhƣng những năm gần đây không đƣợc xét
tuyển mà cần phải đợi thi tuyển nên khó cho công tác đào tạo, quy hoạch, bổ nhiệm. Do vậy, đối với cán bộ Đoàn cần có cơ chế riêng là đƣợc xét tuyển chứ không nhất thiết phải thi tuyển có thế mới kịp thời bổ sung cán bộ cho Đoàn để tiện trong quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng, bổ nhiệm; nên mở các lớp riêng về lý luận chính trị cho cán bộ Đoàn hoặc có cơ chế riêng khi đánh giá xem xét về chuẩn lý luận chính trị đối với cán bộ Đoàn; cấp ủy cần có chính sách quy hoạch, đào tạo riêng về cán bộ trẻ trong thanh niên nói chung và cán bộ Đoàn nói riêng.
Tiểu kết Chƣơng 1
Chƣơng 1 đã làm rõ đƣợc những vấn đề lý luận về QLNN về công tác. Luận văn đã đƣa ra khái niệm thanh niên là “một nhóm nhân khẩu – xã hội với một độ tuổi xác định, với những tâm sinh lý đặc thù và có một vai trò quan trọng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội; có độ tuổi từ đủ 16 đến 30 tuổi”; khái niệm của QLNN về công tác thanh niên. Bên cạnh đó, chƣơng 1 cũng đã đƣa ra những đặc điểm, vai trò của QLNN về công tác thanh niên. Đồng thời, trong chƣơng 1 luận văn cũng làm rõ các yếu tố cấu thành QLNN về công tác thanh niên bao gồm chủ thể, đối tƣợng, yêu cầu, nội dung, hình thức, phƣơng pháp thực hiện QLNN về công tác thanh niên. Ngoài ra còn có các điều kiện bảo đảm nhằm phát huy tối đa hiệu quả của công tác QLNN về công tác thanh niên./.
Chƣơng 2