Tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách đối với thanh niên, hoàn thiện phương pháp quản lý nhà nước về thanh niên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn huyện phú hòa, tỉnh phú yên (Trang 94 - 98)

với thanh niên, hoàn thiện phương pháp quản lý nhà nước về thanh niên

3.1.2.1. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách đối với thanh niên

Hiện nay, việc thể chế hóa các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc đối với thanh niên và công tác thanh niên ngày càng hoàn thiện, đã đƣợc tác giả đề cập trong Chƣơng 1 và Chƣơng 2. Tuy nhiên, việc triển khai ban hành các chính sách, quy định của huyện đối với công tác thanh niên còn chậm, nguyên nhân xuất phát một phần từ việc hƣớng dẫn triển khai thực hiện của các Bộ, ngành Trung ƣơng đối với công tác thanh niên thuộc lĩnh vực phụ trách chƣa đồng bộ, dẫn đến kết quả thực hiện quản lý nhà nƣớc về công tác thanh niên trên địa bàn còn chƣa tƣơng xứng với tiềm năng và điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của huyện Phú Hòa.

Luật Thanh niên ra đời đã đánh dấu một bƣớc tiến quan trọng trong quản lý nhà nƣớc về công tác thanh niên, đã luật hóa nội dung và trách nhiệm của các cơ

quan nhà nƣớc có thẩm quyền trong tham gia thực hiện công tác thanh niên. Qua hơn 10 năm triển khai thực hiện, Luật Thanh niên đã đi vào cuộc sống và có ý nghĩa chính trị, pháp lý sâu sắc, xác lập hành lang pháp lý bảo đảm thực hiện quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp và phát huy vai trò, trách nhiệm của thanh niên đối với đất nƣớc và xã hội. Nhiều chƣơng trình, dự án dành cho thanh niên đã đƣợc Chính phủ phê duyệt và đang đƣợc triển khai, công tác xã hội hóa, huy động nguồn lực xã hội cho các hoạt động của thanh niên đƣợc tăng cƣờng và thu đƣợc nhiều kết quả nhất định, góp phần tạo động lực để phát triển các hoạt động của thanh niên thời gian qua.

Tuy nhiên, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý nhà nƣớc về công tác thanh niên còn mang tính định hƣớng, chƣa đầy đủ, chƣa đồng bộ và chậm đƣợc hƣớng dẫn, triển khai; nhiều Bộ, ngành vẫn chƣa ban hành các văn bản hƣớng dẫn cụ thể, đầy đủ để các địa phƣơng thực hiện; chƣa xác định rõ trách nhiệm phối hợp quản lý nhà nƣớc về công tác thanh niên theo ngành, lĩnh vực,... dẫn đến sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nƣớc còn chƣa chặt chẽ, một số hoạt động còn trùng lắp hoặc bỏ trống.

Để bảo đảm việc ban hành, tổ chức triển khai thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên đạt hiệu quả, đòi hỏi phải có sự tham gia tích cực và có trách nhiệm của các Bộ, ngành và địa phƣơng. Luật Thanh niên (sửa đổi, bổ sung) đã đƣợc Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 16/6/2020. Vì vậy, Chính Phủ cần ban hành sớm các văn bản hƣớng dẫn, chỉ đạo triển khai thực hiện Luật Thanh niên (sửa đổi, bổ sung) theo hƣớng bổ sung quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng cơ quan quản lý nhà nƣớc trong thực hiện công tác thanh niên; bổ sung cơ chế phối hợp trong xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên của Hội đồng công tác thanh niên.

Về tổ chức thực hiện các chính sách đối với thanh niên trên địa bàn huyện Phú Hòa, cần thực hiện theo các phƣơng pháp sau:

Một là, UBND huyện phải ban hành chƣơng trình, kế hoạch phát triển thanh

niên hàng năm, 05 năm giao Ủy ban nhân dân cấp xã, thị trấn xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai, thƣờng xuyên theo dõi, giám sát kết quả tổ chức thực hiện.

Hai là, Không thực hiện lồng ghép chính sách thanh niên trong các chính sách

phát triển ngành, lĩnh vực, địa phƣơng nhƣ hiện nay, mà xây dựng và tách bạch mục tiêu phát triển thanh niên thông qua các chỉ số thanh niên và công tác thanh niên trong chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của địa phƣơng; coi việc thực hiện các chỉ tiêu phát triển thanh niên là một trong những chỉ số đánh giá sự tăng trƣởng, hiệu quả phát triển kinh tế – xã hội của từng địa phƣơng, ngành, lĩnh vực và cả nƣớc.

Ba là, Đặt yêu cầu tập huấn nội dung quản lý nhà nƣớc về công tác thanh niên

là nhiệm vụ bồi dƣỡng trong năm phải hoàn thành của cán bộ, công chức làm công tác thanh niên. Ban hành quy định, hƣớng dẫn cụ thể về việc bố trí cán bộ, công chức làm công tác thanh niên tại các địa phƣơng để tránh tình trạng kiêm nhiệm, qua loa trong thực hiện chuyên môn nhƣ hiện nay.

Bốn là, Khi quyết định những chủ trƣơng, chính sách liên quan đến thanh niên

phải có trách nhiệm lấy ý kiến của thanh niên hoặc tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Xây dựng, ban hành cơ chế thu hút, khuyến khích trí thức trẻ tham gia hiến kế, giải quyết các vấn đề kinh tế – xã hội, tổ chức cho thanh niên tham gia xây dựng chính sách để từ đó gắn kết chính sách với cuộc sống. Đồng thời, tăng cƣờng vai trò giám sát, phản biện xã hội của thanh niên trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách đối với thanh niên.

3.1.2.2. Hoàn thiện phương pháp Quản lý nhà nước về công tác thanh niên

Giống nhƣ những dạng quản lý nhà nƣớc trên một số lĩnh vực khác, quản lý nhà nƣớc về công tác thanh niên cũng sử dụng phƣơng pháp mệnh lệnh đơn phƣơng dựa trên sự áp đặt của quyền lực nhà nƣớc thông qua cơ chế phối hợp, điều phối và huy động các chủ thể xã hội khác tham gia vào quá trình tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến thanh niên bằng các phƣơng pháp tuyên truyền vận động, giáo dục thuyết phục, hỗ trợ, định hƣớng cho thanh niên thấy đƣợc quyền và nghĩa vụ của

mình, tự giác tuân thủ pháp luật, thực hiện và tham gia các chính sách của nhà nƣớc. Tuy nhiên, theo tác giả, trong giai đoạn hiện nay, khi mà trình độ dân trí của ngƣời dân, nhất là lực lƣợng thanh niên đang ngày càng nâng lên thì việc sử dụng phƣơng pháp mệnh lệnh hành chính để thanh niên thực hiện nghĩa vụ của mình đối với Nhà nƣớc đã dần không còn phù hợp (trừ một số trƣờng hợp liên quan đến an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội,…), vì vậy, huyện Phú Hòa cần phát huy nhiều hơn nữa những kết quả đã đạt đƣợc trong công tác thanh niên bằng cách đổi mới phƣơng pháp quản lý nhà nƣớc về công tác thanh niên để phù hợp với điều kiện thực tiễn, nội dung đổi mới bao gồm:

- Đổi mới cách thức tuyên truyền để thanh niên nhận thức vị trí, vai trò của mình đối với Nhà nƣớc và xã hội, thay đổi từ tuyên truyền quần chúng thông qua các hoạt động quy tụ số đông thanh niên bằng các chƣơng trình văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, truyền thống cách mạng,… là chủ yếu, sang các hình thức tuyên truyền chuyên sâu bằng những công trình nghiên cứu khoa học, những bài học kinh tế – xã hội thực tiễn, có sức thuyết phục với những số liệu cụ thể là thành quả phát triển của các địa phƣơng, các quốc gia, mà sự đóng góp cho thành công đó chính là lực lƣợng thanh niên, tuyên truyền những kết quả đó tại các hội nghị, hội thảo chuyên đề dành cho thanh niên, thẳng thắn trao đổi với thanh niên những cái họ đang có, cần có và phải có để trở thành công dân có ích cho xã hội. Truyền thống là cái để thanh niên thấy trong quá khứ thế hệ thanh niên đi trƣớc đã làm đƣợc, để tiếp nối truyền thống đó, chứ không phải để thanh niên thấy sự hào nhoáng quá khứ mà quên rằng xã hội vẫn đang vận động và phát triển không ngừng, thanh niên ngày nay phải thấy đƣợc tầm quan trọng của mình, để phấn đấu đạt đƣợc những mục tiêu cao nhất, làm sao để không hổ thẹn với những thế hệ đi trƣớc và không thua kém thanh niên của các địa phƣơng, các quốc gia khác.

- Đổi mới cách thức vận động thanh niên tích cực học tập và tự học tập để nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, khoa học, kỹ thuật và tay nghề. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trƣờng, cần giảng dạy cho thanh niên thấy đƣợc hiệu quả của nâng cao trình độ học vấn, tay nghề, khả năng thực tế, kỹ năng lao động trong xã

hội phân công lao động bằng hiện thực môi trƣờng làm việc, mức thu nhập, khả năng thăng tiến và địa vị kinh tế – xã hội,… thông qua những tấm gƣơng điển hình trong học tập.

- Đổi mới phƣơng pháp giải quyết việc làm cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay, thay đổi dần cách thức giải quyết việc làm cho thanh niên từ phƣơng thức định hƣớng, tạo ra việc làm chuyển sang phƣơng thức phát huy vai trò chủ động, tích cực của thanh niên trong việc tự giải quyết vấn đề việc làm. Định hƣớng cho thanh niên thấy đƣợc việc tạo ra giá trị cho bản thân quan trọng nhƣ thế nào trong tìm kiếm việc làm bằng những thông tin nhu cầu nhân lực của các ngành, nghề, lĩnh vực mà tỉnh đang thiếu; những thông tin về thị trƣờng, nhu cầu của xã hội đối với các hoạt động kinh tế để thanh niên nắm bắt cơ hội khởi nghiệp, tạo ra việc làm không chỉ cho mình mà còn cho nhiều ngƣời,…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn huyện phú hòa, tỉnh phú yên (Trang 94 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)