quản lý nhà nước về công tác thanh niên
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức CT - XH của thanh niên Việt Nam, có chức năng giáo dục để hình thành niềm tin chính trị cho thanh niên, định hƣớng cho thanh niên phần đấu theo lý tƣởng của Đảng (tính chính trị), đồng thời tham gia giải quyết các vấn đề xã hội của thanh niên, giúp thanh niên phát triển toàn diện, vƣơn lên tự lập thân, tự lập nghiệp trong cuộc sống (tính xã hội, tính quần chúng). Điều này cũng có nghĩa là tổ chức Đoàn không chỉ là tổ chức của thanh niên, mà còn là tổ chức do thanh niên và vì thanh niên dƣới sự lãnh đạo của Đảng. Thực tế cho thấy, những năm qua ở huyện Phú Hòa, phần do thanh niên và vì thanh niên còn bị xem nhẹ, tính quần chúng tiên tiến rộng rãi của tổ chức Đoàn chƣa đƣợc quan tâm thoả đáng. Một số nơi, tổ chức Đoàn vẫn còn tồn tại cần cho tổ chức Đảng nhiều hơn là cho thanh niên, hoạt động của Đoàn bị “hành chính hóa” hay nhƣ một tổ chức nối dài của chính quyền, mọi hoạt động, kể cả về cán bộ đều do cấp uỷ Đảng và chính quyền chỉ đạo. Để góp phần hoàn thiện QLNN về CTTN thì các cấp ủy cần khắc phục tình trạng “hành chính hóa” trong tổ chức và hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thông qua các việc làm cụ thể sau:
Một là, đổi mới phƣơng thức hoạt động, lề lối làm việc của tổ chức Đoàn
Trƣớc hết, tập trung vào việc nâng cao hiệu quả các kỳ họp và năng lực quyết định các chủ trƣơng công tác của Đoàn. Theo đó, các kỳ họp của BCH, BTV huyện Đoàn cần bàn và giải quyết các vấn đề bức xúc nhất của thanh niên, công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi ở địa phƣơng, cơ sở. Căn cứ trên cơ sở định hƣớng đó
và thực tiễn tình hình thanh niên và CTTN, cấp bộ Đoàn cần tập trung thảo luận để quyết định các chủ trƣơng công tác phù hợp, tránh lối vận dụng dập khuôn, máy móc, không xuất phát từ thực tế địa phƣơng, không tính đến một cách đầy đủ tình hình thanh niên và thực trạng công tác Đoàn ở địa bàn của mình. Việc đổi mới của các kỳ họp nên tập trung vào việc phát huy tối đa dân chủ, sáng kiến từ các đồng chí uỷ viên BCH, BTV, nên giảm bớt sự định sẵn các dự thảo quyết định, nghị quyết của các kỳ họp, thay vào đó là chuẩn bị thật kỹ các vấn đề cần thảo luận, tổ chức cung cấp thông tin trƣớc và trong quá trình thảo luận. Trên cơ sở ý kiến, sáng kiến của đại biểu, cơ quan lãnh đạo của Đoàn xây dựng chủ trƣơng chính thức của Đoàn sau kỳ họp. Trong các kỳ họp, cũng nên dành thời gian để các đồng chí Bí thƣ, Uỷ viên BTV phụ trách các mảng công tác hay các cán bộ Đoàn chuyên trách tham mƣu chuyên môn báo cáo chuyên sâu về các mảng công tác đƣợc phân công, đồng thời có thời gian thoả đáng để các Ủy viên Ban chấp hành “chất vấn” đồng chí Bí thƣ về các mảng công tác lớn của Đoàn, các vấn đề nổi cộm, bức xúc trong Đoàn và trong thanh niên.
Hai là, đổi mới phƣơng thức hoạt động và lề lối làm việc trong các cơ quan
chuyên trách của Đoàn. Mỗi cơ quan chuyên trách của Đoàn, bên cạnh là một cơ quan hành chính theo khuôn mẫu hành chính nhà nƣớc, cần trở thành một tụ điểm, một trung tâm đoàn kết, tập hợp, giáo dục thanh niên. Điều này đòi hỏi mỗi cơ quan chuyên trách của Đoàn bên cạnh các ban, đơn vị chuyên môn, cần có chế độ tiếp xúc với đoàn viên, thanh niên để giải đáp những vấn đề do đoàn viên, thanh niên đặt ra, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đoàn viên, thanh niên. Trong mỗi cơ quan chuyên trách của Đoàn, cần không ngừng cải tiến lề lối, tác phong làm việc, giảm bớt các thủ tục hành chính rƣờm rà, giảm bớt các văn bản hành chính không cần thiết. Điều này đòi hỏi cần xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị; quy định rõ quy trình chuẩn bị, xử lý văn bản và triển khai các quyết định của cơ quan lãnh đạo
Ba là, đổi mới phong cách làm việc của cán bộ Đoàn. Trong các hoạt động
thanh niên, đội ngũ cán bộ đoàn tác động đến thanh niên với vai trò là ngƣời hƣớng dẫn, ngƣời tổ chức, ngƣời tƣ vấn, ngƣời đối thoại của thanh niên; bản thân họ không hoạt động thay cho thanh niên và càng không phải là “biểu diễn” cho thanh niên
xem. Phong cách làm việc của ngƣời cán bộ đoàn là cách thức làm việc, hoạt động của ngƣời đó trong các hoạt động thanh niên (bao gồm cả cách thức tiếp cận thanh niên, tìm hiểu nhu cầu, nguyện vọng của thanh niên, tổ chức các hoạt động thanh niên v.v.), đồng thời là cách thức ứng xử, làm việc của ngƣời cán bộ đoàn trong các quan hệ công tác với cấp ủy Đảng, cấp chính quyền, các ngành, đoàn thể và Đoàn cấp trên. Nhƣ vậy, yêu cầu cơ bản trong phong cách làm việc của cán bộ đoàn là một mặt phải phù hợp với tâm lý, nhu cầu, nguyện vọng của đông đảo thanh niên mặt khác phải đáp ứng đƣợc các yêu cầu chỉ đạo và phối hợp liên ngành trong CTTN nói chung, công tác Đoàn nói riêng. Để thực hiện nhiệm vụ đó, mỗi cán bộ đoàn cần chú ý một số điểm sau :
- Xác định rõ vai trò định hƣớng chính trị cho thanh niên, đồng thời tăng cƣờng hƣớng dẫn, tƣ vấn, đối thoại với thanh niên, nhất là hƣớng dẫn, tƣ vấn cho thanh niên về các chủ trƣơng, chính sách, luật pháp liên quan đến thanh niên và CTTN, đối thoại với thanh niên về những vấn đề của thanh niên và những vấn đề thời sự của đất nƣớc; tăng cƣờng công tác nghiên cứu khoa học và tổng kết thực tiễn các vấn đề thanh thiếu nhi, công tác Đoàn, Hội, Đội.
- Đi sâu, đi sát phong trào thanh niên, nắm chắc tâm tƣ, nguyện vọng của thanh niên theo tinh thần mỗi cán bộ Đoàn là bạn, là đồng chí, ngƣời hƣớng dẫn, ngƣời tƣ vấn của thanh niên. Đoàn viên và đội ngũ cán bộ đoàn phải gƣơng mẫu về mọi mặt, nhất là đạo đức, lối sống, phẩm chất chính trị, gƣơng mẫu trong thực hiện các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc, các quy định, quy chế của tổ chức, của cộng đồng dân cƣ để thanh niên noi theo.
- Trau dồi kiến thức, kinh nghiệm và năng lực tham mƣu cho Đảng lãnh đạo CTTN, các cấp chính quyền tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc đối với CTTN, góp phần tạo bƣớc chuyển mạnh mẽ trong CTTN của Đảng, đồng thời biết chủ động phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể khác trong CTTN.
Bốn là, đổi mới cách thức tổ chức các hoạt động thanh niên. Các hoạt động
của Đoàn là phƣơng tiện để giáo dục nhận thức cho đoàn viên, thanh niên. Do đó, các cấp bộ Đoàn cần lựa chọn ƣu tiên các loại hoạt động có tác dụng giáo dục, có thể lồng ghép để thực hiện biện pháp giáo dục. Để có tác dụng giáo dục, thì hoạt động của Đoàn cần phải đảm bảo các yếu tố sau:
- Hoạt động của Đoàn cần phải “chính trị hơn”. Chức năng cơ bản phân biệt Đoàn với các tổ chức xã hội, các tổ chức phi chính phủ là trƣờng học XHCN của thành niên, đội hậu bị của Đảng. Cần chủ động hoạch định chƣơng trình, nội dung giáo dục chính trị cho suốt thời gian sinh hoạt Đoàn đối với từng loại đối tƣợng đoàn viên, để không ngừng nâng cao nhận thức chính trị của đoàn viên một cách liên tục, có hệ thống, đảm bảo trong thời gian sinh hoạt Đoàn, mỗi đoàn viên đều tiếp thu đƣợc những hiểu biết, nhận thức một cách thƣờng xuyên và ngày càng đƣợc nâng cao. Biến sinh hoạt Đoàn thành diễn đàn thƣờng xuyên để thanh niên trao đổi ý kiến, nâng cao nhận thức về những vấn đề đang đặt ra trong cuộc sống hàng ngày, trong tâm tƣ và suy nghĩ thực sự của họ.
- Tổ chức Đoàn cần phải “thanh niên hơn”, điều đó có nghĩa là Đoàn cần gắn bó hơn, ảnh hƣởng rộng hơn đối với thanh niên, hoạt động của Đoàn cần mang tính thanh niên, tính quần chúng hơn. Mỗi cơ sở Đoàn phải nắm đƣợc số thanh niên gặp khó khăn, có biện pháp hoặc đề xuất, kiến nghị để giúp đỡ họ. Các cấp bộ Đoàn cần chủ động tổ chức nghiên cứu, tham khảo lấy ý kiến thanh niên và phản ánh nguyện vọng, kiến nghị của thanh niên với cấp uỷ, chính quyền các cấp, các bộ, ngành và Chính phủ, về những chủ trƣơng, chính sách có liên quan đến lợi ích của thanh niên. Các nội dung, phƣơng thức hoạt động của Đoàn cần phải phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng và trình độ nhận thức của thanh niên hơn. Cần phát huy đƣợc vai trò chủ thể của thanh niên trong các hoạt động, sinh hoạt. Cán bộ Đoàn phải kiên quyết khắc phục đƣợc bệnh quan liêu, hành chính họá, các biểu hiện của “quan Đoàn” trong công tác và sinh hoạt.
- Tổ chức Đoàn phải “trí tuệ hơn”, điều đó có nghĩa là phải nâng cao tính trí tuệ, tính khoa học, nghệ thuật trong mọi hoạt động để đạt hiệu quả chính trị mong muốn. Thanh niên ngày nay có trình độ văn hoá cao hơn, đồng thời lại đang bị phân hoá rất đa dạng về mức sống và điều kiện sống, về nghề nghiệp và sở thích, nhu cầu... Môi trƣờng xã hội, văn hoá, thông tin đang ngày càng đa dạng, tác động phức tạp đến thế hệ trẻ. Nội dung và phƣơng thức hoạt động của Đoàn phải bắt nhịp và đón đầu đƣợc sự phát triển về trình độ văn hoá của thanh niên, sự đa dạng của nhu cầu, sở thích của các đối tƣợng thanh niên. Các cấp chỉ đạo của Đoàn nên đầu tƣ nhiều hơn vào công tác nghiên cứu nhu cầu, sở thích, nhận thức của từng nhóm đối
tƣợng thanh niên, tham khảo các loại sân chơi, các hình thức sinh hoạt trong nƣớc và quốc tế để xây dựng mô hình hoạt động phù hợp, có hiệu quả giáo dục cao để phổ biến, hƣớng dẫn cho cơ sở. Đồng thời, cần biết chủ động khai thác, sử dụng các phƣơng tiện hiện đại nhƣ truyền hình, internet để giáo dục, định hƣớng hoạt động cho thanh niên.
Năm là, đổi mới các tiêu chí và phƣơng pháp đánh giá công tác Đoàn và
phong trào thanh thiếu nhi. Thực tế hiện nay, sự đánh giá kết quả công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi thƣờng có những cách nhìn nhận khác nhau, có khi quá “tô hồng”, không thấy hết những yếu kém thực sự, dẫn đến chủ quan, duy ý chí, nhƣng cũng có khi nhìn nhận công tác Đoàn một cách cực đoan, quá khắt khe, chƣa thấy đƣợc những mặt đƣợc hay những xu hƣớng tích cực, dẫn đến bi quan, chán nản. Vì vậy, đổi mới phƣơng thức chỉ đạo của Đoàn thanh niên đòi hỏi phải đổi mới cách nhìn nhận, đánh giá CTTN cũng nhƣ đổi mới các tiêu chí cơ bản để đánh giá kết quả công tác Đoàn. CTTN cần đƣợc đánh giá dựa vào một số tiếu chí cơ bản nhƣ:
+ Mức độ giác ngộ lý tƣởng, và nhận thức chính trị của đoàn viên, số lƣợng và chất lƣợng đoàn viên, đội viên, đoàn viên ƣu tú giới thiệu cho Đảng;
+ Mức độ cải thiện tình hình thanh niên; tình hình tƣ tƣởng, đạo đức, lối sống của thanh thiếu nhi;
+ Mức độ, phạm vi tập hợp, ảnh hƣởng của Đoàn đối với các đối tƣợng thanh thiếu nhi; quy mô thu hút và tính hiệu quả của các phong trào hành động của Đoàn, Hội, Đội đối với bản thân thanh thiếu nhi và đối với xã hội.
Nếu các tiêu chí đánh giá cơ bản sát thực tế, biện pháp đánh giá khách quan thì sẽ tạo ra sự chuyển biến nhiều mặt đối với CTTN, hoạt động của Đoàn sẽ phát triển theo hƣớng có chiều sâu hơn, chú trọng hiệu quả hơn.