Tổng quan tình hình kinh tế – xã hội huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn huyện phú hòa, tỉnh phú yên (Trang 46 - 49)

Huyện Phú Hòa đƣợc thành lập ngày 31/1/2002 theo Nghị định số 15/2002/NĐ-CP của Chính phủ trên cơ sở tách từ thị xã Tuy Hòa cũ (nay là thành phố Tuy Hòa). Khi mới thành lập huyện Phú Hòa có 07 xã: Hòa An, Hòa Định Đông, Hòa Định Tây, Hòa Hội, Hòa Quang, Hòa Thắng, Hòa Trị. Ngày 20/8/2003, theo Nghị định số 95/2003/NĐ-CP của Chính phủ chia xã Hòa Quang thành 02 xã: Hòa Quang Nam và Hòa Quang Bắc. Ngày 03/12/2007, theo Nghị định số 1975/2007/NĐ-CP của Chính phủ, thành lập thị trấn Phú Hòa.

- Vị trí, địa hình

Huyện Phú Hòa nằm ở phía tả ngạn sông Đà Rằng, phía bắc giáp với huyện Tuy An, phía Nam giáp với huyện Tuy Hòa, phía Đông giáp với thành phố Tuy Hòa, phía Tây giáp với huyện Sơn Hòa. Nằm trên trục đƣờng quốc lộ 1 đi qua và quốc lộ 25 gần nhƣ xuyên suốt từ đông sang tây, huyện Phú Hòa có điều kiện giao lƣu kinh tế để phát triển tiềm năng về mọi mặt của mình cũng nhƣ tận dụng những ƣu thế riêng để trao đổi, hợp tác với các tỉnh khác, đặc biệt là khu vực Tây Nguyên.

Huyện Phú Hòa có tổng diện tích đất tự nhiên là 26390,96 ha, chiếm 5,21% diện tích tự nhiên của tỉnh Phú Yên. Nằm ở vị trí đồng bằng châu thổ sông Đà Rằng án ngữ cửa ngõ con đƣờng lên Tây Nguyên. Diện tích đất lâm nghiệp là 10976,40 ha, diện tích đất nông nghiệp là 8654,30 ha, trong đó diện tích trồng lúa nƣớc là chủ yếu.

Phú Hòa còn đƣợc thiên nhiên ƣu đãi ngoài đồng bằng màu mỡ thuận lợi cho cây lúa nƣớc phát triển còn có tiềm năng khá lớn về trữ lƣợng vật liệu dùng trong ngành xây dựng cơ bản (cát, đất, đá); một số khu vực khai thác cát, sạn ở xã Hòa An, Hòa Thắng, Thị Trấn Phú Hòa cung cấp khối lƣợng lớn vật liệu xây dựng không chỉ trên địa bàn huyện mà cho cả các khu vực lân cận. [https://vansudia.net/gioi-thieu-khai-quat-huyen-phu-hoa]

Huyện Phú Hòa mang những đặc điểm chung của khí hậu thủy văn nhiệt đới gió mùa khu vực Nam Trung bộ, hằng năm có 2 mùa rõ rệt. Ngoài những đặc điểm chung, khí hậu thủy văn của huyện Phú Hòa cũng có một số đặc trƣng riêng do tác động của vị trí địa lý và địa hình. Gió ở đây chủ yếu là gió mùa và gió tây nam, hƣớng gió chủ yếu là Đông Nam, Đông Bắc và Tây Nam. Lƣợng mƣa hằng năm khoảng 1700mm chủ yếu tập trung vào bốn tháng cuối năm. [https://vansudia.net/gioi-thieu-khai-quat-huyen-phu-hoa]

- Tăng trưởng kinh tế và những thách thức

Mặc dù là huyện thuần nông còn nhiều khó khăn song nhờ biết tận dụng những thế mạnh và có các chính sách, định hƣớng phát triển đúng đắn nên thời gian qua kinh tế huyện Phú Hòa đã có sự chuyển biến tích cực. Hoà nhịp cùng xu thế phát triển của cả nƣớc nói chung, tỉnh Phú Yên nói riêng, cơ cấu kinh tế của huyện đang dần chuyến dịch theo hƣớng phát triển nông nghiệp bền vững, tăng tỷ trọng công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, thƣơng mại - dịch vụ, tăng trƣởng năm sau cao hơn năm trƣớc. Theo Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện Phú Hoà lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020– 2025: giá trị sản xuất các ngành kinh tế của huyện Phú Hoà hàng năm đều có sự tăng trƣởng, trong đó: sản xuất nông - lâm - nghiệp năm 2018 tăng 4,26% so với năm 2017; công nghiệp - xây dựng tăng 10,02%; thƣơng mại - dịch vụ tăng 12,38%. Nhờ tích cực trỉến khai thực hiện Năm doanh nghiệp Phú Yên 2018 nên huyện đã thu hút đƣợc một số dự án nhƣ: dự án Nhà máy điện mặt trời Hòa Hội; Công ty sản xuất chế biến trồng rừng gỗ Phú Thịnh; mở rộng Công ty may An Hƣng; Trung tâm bảo dƣỡng, giới thiệu xe ô tô Thaco Trƣờng Hải; Trang trại chăn nuôi heo nái sinh sản Thanh Trang; một số dự án xây dựng cây xăng dầu dọc tuyến Quốc lộ 25 và đƣờng ĐH22. Luỹ kế đến nay trên địa bàn huyện có 38 doanh nghiệp đầu tƣ vào lĩnh vực công nghiệp, vốn đăng ký khoảng 59 tỷ đồng và 68 doanh nghiệp đầu tƣ vào lĩnh vực thƣơng mại-dịch vụ, vốn đăng ký khoảng 68 tỷ đồng. [18].

Bên cạnh thế mạnh sản xuất nông nghiệp, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, huyện Phú Hòa cũng sở hữu điều kiện thuận lợi để quy hoạch và phát triển ngành du lịch với nhiều di tích lịch sử có giá trị (Di tích khảo cổ Thành Hồ, Di tích lịch sử-văn hóa Mộ và Đền thờ Lƣơng Văn Chánh; Di tích lịch sử văn hóa Lẫm Quy

Hậu…); nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, phong cảnh thiên nhiên sơn thủy hữu tình (Đập Đồng Cam, Gành Đá Mỹ Hòa, Khu du lịch Sinh thái Lỗ Chài, Hòn Sặc, Núi Hƣơng, Suối nƣớc nóng Phú Sen….); các làng nghề truyền thống nhƣ bó chổi Mỹ Thành, bánh tráng Đông Bình, bún Định Thành, hoa - rau màu Ngọc Sơn Đông…

Trong vòng 09 năm từ năm 2010 đến năm 2019, Huyện đã huy động xây dựng nông thôn mới trên địa bàn đạt hơn 1,71 nghìn tỷ đồng. Hạ tầng giao thông đƣợc nâng cấp, 100% tuyến đƣờng có chiều rộng nền đạt chuẩn; 100% xã đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, thể thao, vui chơi, giải trí của ngƣời dân. Tỷ lệ ngƣời dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 92,51%. Các công trình y tế, giáo dục, văn hóa đƣợc xây mới, nâng cấp. Thu nhập bình quân năm 2019 đạt gần 40,3 triệu đồng/ngƣời/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,62% [18]. Với sự chung sức, đồng lòng của cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phƣơng, Phú Hòa hoàn thành 9/9 tiêu chí huyện nông thôn mới; ngày 17/10/2019, Thủ tƣớng Chính phủ ký quyết định công nhận huyện Phú Hòa đạt chuẩn nông thôn mới, là huyện thứ hai của tỉnh về đích nông thôn mới.

Tuy nhiên so với thành phố Tuy Hòa, tiềm lực đóng góp kinh tế của huyện Phú Hòa mới bằng một phần ba, bản thân huyện Phú Hòa vẫn còn nhiều thách thức nội tại. Đó là, khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, chênh lệch trình độ văn hóa của những công dân còn lớn. Bên cạnh đó, đầu tƣ của huyện những năm qua tập trung quá nhiều vào các xã nằm gần thành phố, chƣa đầu tƣ cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế tại Thị trấn Phú Hòa, một số dự án đầu tƣ tốn kém mà hiệu quả đem lại không cao; phát triển theo quy hoạch đòi hỏi nguồn vốn rất lớn để triển khai nhƣng mang tính tự phát, phát triển đô thị không đi kèm hạ tầng, giao thông công cộng. Xét về dài hạn, Phú Hòa chƣa tận dụng đƣợc các cơ hội phát triển những lĩnh vực có giá trị gia tăng cao hơn, đòi hỏi chất xám nhiều hơn; việc đầu tƣ vào khu nông nghiệp công nghệ cao còn chƣa mang lại hiệu quả, chƣa thu hút đƣợc nguồn nhân lực chất lƣợng cao làm việc tại địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn huyện phú hòa, tỉnh phú yên (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)