2.4.2.1. Những hạn chế
- Việc triển khai và thực hiện các văn bản, chính sách, pháp luật về thanh niên và công tác thanh niên tại huyện Phú Hòa.
+ Nhìn chung, huyện chƣa xây dựng đƣợc nhiều nghị quyết chuyên đề riêng của về CTTN, chỉ khi Trung ƣơng, tỉnh có nghị quyết, thì huyện mới ban hành chỉ thị, chƣơng trình hành động để thực hiện nghị quyết đó. Các nghị quyết, chƣơng trình, kế hoạch về CTTN chƣa thể hiện một cách rõ nét, sâu sắc những vấn đề bức xúc của thanh niên, những tồn tại của địa phƣơng, chƣa tính toán đầy đủ các yếu tố, chƣa lƣờng hết hạn chế, trở ngại của địa phƣơng còn nhiều khó khăn về kinh tế, có thanh niên là dân tộc thiểu số, trình độ dân trí còn thấp, còn chịu nhiều ảnh hƣởng bởi phong tục, tập quán lạc hậu.
+ Việc thu thập, tổng hợp và xử lý thông tin phục vụ cho xây dựng dự thảo các nghị quyết, chính sách vẫn còn nhiều bất cập. Một số dự thảo có những luận điểm, kết luận chƣa có cơ sở xác đáng, chƣa thực sự dựa trên kết quả điều tra, khảo sát, sơ
kết, tổng kết thực tiễn một cách khoa học. Các chính sách về thanh niên còn chung chung, chƣa cụ thể đối với từng đối tƣợng thanh niên, chƣa có chính sách đặc thù cho các đối tƣợng là thanh niên khuyết tật, thanh niên dân tộc thiểu số; các chính sách đối với thanh niên công nhân – lực lƣợng lao động chính của huyện, còn ít, công tác đào tạo bồi dƣỡng nghiêng về đào tạo nghề phổ thông, chƣa có chính sách đào tạo nghề chất lƣợng cao, sử dụng, ứng dụng khoa học công nghệ.
+ Công tác lãnh đạo của các cấp ủy và chính quyền trong tuyên truyền, phổ biến, quán triệt tổ chức đảng, đảng viên trong hệ thống chính trị để thực hiện các nghị quyết, chủ trƣơng về công tác thanh niên còn chậm, chƣa thực sự cụ thể hóa nội dung các nghị quyết, chính sách vào trong cuộc sống.
+ Một bộ phận cán bộ, đảng viên thậm chí là những cán bộ, đảng viên tiến hành CTTN chƣa nắm vững tinh thần các Nghị quyết, chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về CTTN nên chƣa tạo đuợc sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động. Sự phối hợp và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức trong HTCT đối với CTTN có lúc có nơi còn chƣa chặt chẽ, thiếu đồng bộ. Việc thực hiện chức năng giám sát, phản biện xã hội của MTTQ và các đoàn thể khác đối với CTTN còn nhiều hạn chế. Một số nơi cấp ủy, chính quyền và các sở, ngành thiếu sự quan tâm, lãnh đạo, chƣa tham gia một cách tích cực vào các phong trào Đoàn, Hội tổ chức, có biểu hiện “khoán trắng” CTTN cho Đoàn thanh niên.
- Việc thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách về phát triển thanh niên.
+ Công tác giáo dục chính trị, tƣ tƣởng trong việc chấp hành các chính sách, pháp luật về thanh niên ở một số địa phƣơng còn chậm đƣợc đổi mới. Việc nắm bắt dƣ luận xã hội, dƣ luận trong cơ quan, tổ chức, dự báo định hƣớng tƣ tƣởng khi thực hiện những nội dung của CTTN, nhất là những cơ quan, đơn vị, địa phƣơng phức tạp, nhạy cảm chƣa kịp thời, thậm chí còn có nơi thiếu quan tâm tổ chức sinh hoạt tƣ tƣởng cho thanh niên. Báo cáo chính trị Đại hội Đảng của huyện Phú Hòa cho rằng: Công tác chính trị, tƣ tƣởng có mặt chƣa sâu, thiếu kịp thời, tính giáo dục và thuyết phục chƣa cao. Chậm đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền.
+ Một số nơi cấp ủy, chính quyền chƣa quan tâm đúng mức đến công tác giáo dục, bồi dƣỡng lý tƣởng, đạo đức lối sống, truyền thống dân tộc cho thanh niên mà
chủ yếu giao cho tổ chức Đoàn. Hình thức, nội dung tuyên truyền, giáo dục chƣa thu hút đông đảo giới trẻ; hiệu quả của công tác giáo dục, giác ngộ lý tƣởng XHCN, hình thành bản lĩnh chính trị cho thanh niên có mặt chƣa đạt yêu cầu. Nhận thức về lý tƣởng, đạo đức cách mạng, lối sống, ý thức trách nhiệm của công dân trong một bộ phận thanh niên chƣa tốt.
+ Việc học tập, quán triệt chính sách, pháp luật về CTTN của nhiều chi bộ, đảng bộ cơ sở còn qua loa, thậm chí trong sinh hoạt chi bộ chỉ nêu tên các đề án, chính sách đối với thanh niên sau đó đề nghị đảng viên tự tìm hiểu sâu qua văn bản. Nhiều đảng viên trong cơ quan chính quyền huyện không nắm đƣợc nội dung các của các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chƣơng trình phát triển thanh niên. Việc chỉ đạo của các ban tuyên giáo, ban dân vận huyện ủy đối với phƣơng tiện thông tin đại chúng của huyện trong tuyên truyền, phổ biến các chính sách, pháp luật về CTTN chƣa phong phú về nội dung, đơn điệu về hình thức.
- Về công tác tổ chức, đào tạo đội ngũ CBCC làm QLNN về công tác thanh niên tại huyện.
+ Một số nơi, công tác quy hoạch tạo nguồn cán bộ làm QLNN về công tác thanh niên còn nhiều bất cập; vai trò tham mƣu cho cấp ủy về công tác tổ chức cán bộ của một số cơ sở chƣa thật tốt, chƣa phát huy hiệu quả tham mƣu. Huyện chƣa xây dựng quy hoạch dài hạn, mà chủ yếu là xây dựng quy hoạch cho một nhiệm kỳ trƣớc mắt. Phƣơng châm “động” và “mở” trong quy hoạch cán bộ chƣa đƣợc thực hiện có hiệu quả. Điều đáng quan tâm là cán bộ làm QLNN về công tác thanh niên và cán bộ Đoàn ở cơ sở thay đổi nhiều, thay đổi nhanh, trong khi đó số cán bộ mới thay thế chƣa qua đào tạo, khả năng hấp thu công việc mới còn chậm.
+ Việc đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ nhiều khi còn chủ quan, chƣa thật công tâm, thiếu dân chủ hoặc dân chủ hình thức. Bố trí cán bộ trong nhiều trƣờng hợp còn nặng về cơ cấu, lúng túng, bị động, khi bố trí cán bộ chủ chốt ở một số địa phƣơng còn hẹp hòi, định kiến, không mạnh dạn đề bạt cán bộ trẻ. Ở một số nơi, việc bố trí cán bộ phụ trách QLNN về CTTN đã bị lợi dụng vì mục đích cá nhân. Đôi khi việc tham gia CTTN nhƣ là một đường tắt, một hình thức tráng men, là bước đệm để thăng tiến của một số cá nhân. Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ của
trị. Chất lƣợng đội ngũ cán bộ ở một số lĩnh vực chƣa đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới; tỷ lệ cán bộ lãnh đạo nữ, cán bộ trẻ còn thấp. Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng, sử dụng cán bộ thiếu tính chiến lƣợc và còn bị động; cơ cấu một số cấp ủy chƣa đảm bảo ba độ tuổi, dẫn đến hụt hẫng cán bộ, nhất là cán bộ chủ trì ở một số ngành” [19, tr.89].
+ Những chính sách đối với cán bộ, nhất là chính sách tiền lƣơng, nhà ở, phƣơng tiện đi lại, điều kiện làm việc cho cán bộ làm CTTN... còn nhiều bất hợp lý, chƣa tạo đƣợc động lực và phát huy tài năng, chƣa khuyến khích những cán bộ công tác ở cơ sở, ở những vùng khó khăn, chƣa có chế độ đãi ngộ thỏa đáng đối với những cán bộ trẻ nhiệt huyết và có nhiều cống hiến đối với CTTN.
+ Nhận thức của một bộ phận cán bộ, công chức làm công tác thanh niên chƣa cao, chƣa thật sự quan tâm và nhìn thấy đƣợc tầm quan trọng của quản lý nhà nƣớc về công tác thanh niên, vị trí và vai trò của thanh niên trong đời sống kinh tế – xã hội. Việc thực hiện bố trí biên chế chuyên trách làm công tác thanh niên của Phòng Nội vụ và UBND các xã, thị trấn chƣa thực hiện nghiêm, thực tế vẫn là công việc kiêm nhiệm, và đƣợc xem là nhiệm vụ thứ yếu, điều này vô hình ảnh hƣởng lớn đến khả năng đầu tƣ, nghiên cứu, tham mƣu, hoạch định các chính sách cho thanh niên, xem nhẹ công tác thanh niên trong tình hình hiện nay. Tại một số địa phƣơng, nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về công tác thanh niên đƣợc giao khoán cho Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, thiếu sự phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan, khiến cho công tác thanh niên chƣa đi vào chiều sâu và chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, dẫn đến tại nhiều xã, phƣờng, thị trấn khi chất lƣợng công tác Đoàn chƣa cao thì hầu nhƣ các nội dung quản lý nhà nƣớc về công tác thanh niên dƣờng nhƣ bị “bỏ ngõ”.
- Về sự lãnh đạo, quản lý của các cấp ủy và các cấp chính quyền đối với công tác thanh niên tại huyện.
+ Phƣơng thức lãnh đạo của các cấp ủy đối với tổ chức Đoàn còn chậm đổi mới, nặng về hành chính, sự vụ, chƣa thực sự phù hợp với tâm lý lứa tuổi thanh niên nên tính hiệu quả chƣa cao, chƣa theo kịp yêu cầu, đòi hỏi bức thiết của thanh niên và CTTN trong tình hình mới. Việc phối hợp thực hiện giữa các cấp, các ngành, đoàn thể để giải quyết những vấn đề bức xúc của thanh niên và CTTN chƣa
đồng bộ, thƣờng xuyên, chƣa phát huy đƣợc sức mạnh tổng hợp, kết quả thực hiện các nghị quyết liên tịch còn hạn chế.
+ Một số cấp ủy và chính quyền địa phƣơng chƣa lãnh đạo khơi dậy và phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của MTTQ và các đoàn thể nhân dân trong QLNN về CTTN. Lãnh đạo chƣa thực sự quan tâm một cách thƣờng xuyên và đƣa ra nhiều hình thức, phƣơng pháp nhằm phát huy vai trò và trách nhiệm của Ủy ban MTTQ và các đoàn thể nhân dân tham gia vào hoạt động QLNN về CTTN. Do đó vai trò của khá nhiều tổ chức mờ nhạt, nhất là MTTQ và đoàn thể ở cơ sở rời rạc, thậm chí có khi đứng ngoài cuộc. Mặt khác, MTTQ và các đoàn thể ở không ít nơi cũng chƣa nhận thức đầy đủ về vai trò và trách nhiệm của mình đối với CTTN nên chƣa tích cực, chủ động tham gia hoặc tham gia một cách hình thức vào những thời điểm cần thiết. Việc giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận và các đoàn thể đối với hoạt động của tổ chức đoàn, hội và cán bộ, đảng viên, thanh niên còn nhiều hạn chế, mang tính hình thức. Đây chính là những nhân tố tác động không nhỏ đến yếu kém, bất cập của việc QLNN về công tác thanh niên trên địa bàn huyện Phú Hòa.
- Về công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên.
Công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu; đào tạo nghề chƣa gắn với đầu ra dẫn đến thực tế là thanh niên sau khi ra trƣờng không có việc làm ổn định, phải đi làm ăn xa; chƣa chú trọng đến công tác đào tạo nghề cho thanh niên là bộ đội xuất ngũ; chất lƣợng công tác tƣ vấn hƣớng nghiệp chƣa đi vào chiều sâu. Mặt khác, các chính sách cho thanh niên chƣa đáp ứng với nhu cầu thực tế và tình hình phát triển kinh tế trong giai đoạn hiện nay; đời sống kinh tế khó khăn làm ảnh hƣởng đến đời sống của thanh niên, một bộ phận thanh niên bị chi phối nhiều với công việc gia đình, thu nhập và tiền lƣơng nên thiếu sự tập trung cao cho công việc và học tập.
- Về hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm.
Đây vẫn là khâu yếu nhất trong hoạt động QLNN về CTTN trên địa bàn huyện. Công tác kiểm tra, giám sát ở một số địa phƣơng đôi khi còn buông lỏng, mang tính hình thức; tính chiến đấu, tính giáo dục trong kiểm tra, giám sát chƣa cao; hiệu quả kiểm tra, giám sát có mặt còn hạn chế. Công tác kiểm tra, giám sát về QLNN về CTTN chƣa đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, chƣa kịp thời phát hiện những
điểm vƣớng mắc để giải quyết kịp thời đồng thời biểu dƣơng, nhân rộng các nhân tố điển hình. Việc tham mƣu cho các cấp ủy và chính quyền của một số địa phƣơng trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra đảng viên và tổ chức đảng khi có dấu hiệu vi phạm liên quan đến thanh niên và CTTN còn thiếu chủ động. Chất lƣợng và hiệu quả một số cuộc kiểm tra, giám sát chƣa cao; còn có nhiều khuyết điểm, vi phạm của tổ chức đảng và đảng viên liên quan đến CTTN chƣa đƣợc kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm túc. Công tác kiểm tra đối với ngƣời đứng đầu các tổ chức trong HTCT trong việc thực hiện CTTN chƣa đƣợc chú trọng đúng mức. Công tác kiểm tra, giám sát chƣa phát hiện ra những tiêu cực, tham
nhũng của cán bộ, đảng viên mà phần lớn là do nhân dân, các phƣơng tiện thông tin đại chúng phát hiện, do mâu thuẫn nội bộ dẫn đến tố cáo lẫn nhau.
- Về hoạt động hợp tác quốc tế về thanh niên.
Đối với huyện Phú Hòa, hoạt động hợp tác quốc tế còn nhiều khó khăn hạn chế, chỉ dừng lại ở mức độ tham gia các chƣơng trình giao lƣu của tỉnh tổ chức với các tỉnh bạn, chua có chƣơng trình hợp tác quốc tế riêng biệt của huyện. Tuy nhiên, với xu thế hội nhập của đất nƣớc nói chung, của tỉnh Phú Yên nói riêng, huyện Phú Hòa cũng đã chủ động xây dựng chƣơng trình đào tạo, nâng cao kỹ năng ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ, công chức của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể trong huyện, trong đó ƣu tiên cử các cán bộ trong đội tuổi thanh niên nhất là các giáo viên trẻ của các trƣờng THPT, các cán bộ có bằng tốt nghiệp đại học về ngoại ngữ hay có trình độ ngoại ngữ tốt tham gia các lớp tập huấn chuyên sâu về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hội nhập do Sở Ngoại vụ tổ chức. Với xu hƣớng phát triển kinh tế, du lịch làng nghề của huyện, lãnh đạo huyện cần quan tâm xây dựng các đề án, chƣơng trình, học bổng bồi dƣỡng cho cán bộ trẻ và chọn cử những cán bộ trẻ giỏi ngoại ngữ tham dự các chƣơng trình giao lƣu, học tập, bồi dƣỡng ở nƣớc ngoài theo chƣơng trình đào tạo riêng của huyện trong thời gian tới.
2.4.2.2. Nguyên nhân của hạn chế
Một là, do hệ thống các chính sách, pháp luật về công tác thanh niên nhìn
chung vẫn còn đang trong quá trình hoàn thiện; một số quy định và chính sách về thanh niên còn tồn tại nhiều bất cập, đặt nặng tính lý thuyết hàn lâm, khó áp dụng trên thực tế do đó khiến chính sách và pháp luật chậm đi vào cuộc sống, điều này vô
hình gây khó khăn cho tất cả các địa phƣơng, không riêng huyện Phú Hòa trong việc cụ thể hóa và triển khai thực hiện trên thực tế.
Hai là, công tác phối hợp giữa các cấp, ngành và trong hệ thống chính trị về
triển khai các chƣơng trình, đề án phát triển thanh niên chƣa đồng bộ; chất lƣợng, hiệu quả thực hiện chƣa cao; Công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tƣởng cho thanh niên chƣa bắt kịp với sự phát triển của xã hội; nội dung và hình thức tuyên truyền thiếu khoa học, chƣa đi vào thực chất.
Ba là, dù đƣợc xác định là lực lƣợng quan trọng trong phát triển kinh tế – xã
hội, nhƣng cho đến nay huyện vẫn chƣa có cuộc điều tra, khảo sát chuyên đề nào toàn diện về thanh niên, dẫn đến khó khăn trong công tác dự báo tình hình thanh niên và khả năng bao quát trong trong công tác hoạch định, thực thi chính sách công cụ thể cho đối tƣợng là thanh niên để đáp ứng các yêu cầu và nguyện vọng của thanh niên trong hiện tại và tƣơng lai.
Bốn là, các tiêu chí phát triển thanh niên đa số đƣợc xác định lồng ghép vào
chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội chung của địa phƣơng, do đó, khó nhìn thấy đƣợc hiệu quả của quản lý nhà nƣớc về công tác thanh niên. Đồng thời không đánh giá