Thứ nhất, đổi mới cách thức định hƣớng nghề nghiệp cho học sinh và đào tạo
nghề cho thanh niên thông qua nâng cao nhận thức của xã hội và ngƣời lao động nhằm tạo sự đồng thuận trong xã hội về vai trò, vị trí của dạy nghề trong phát triển
nguồn nhân lực, góp phần tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế và phát triển xã hội, thay đổi tƣ duy “thầy” và “thợ” trong phân công lao động của xã hội. Thực hiện định hƣớng nghề nghiệp cho học sinh ngay từ những năm đầu của bậc học Trung học cơ sở, thông qua giới thiệu, hƣớng dẫn cho học sinh tiếp cận với nghề nghiệp mong muốn trong tƣơng lai; định hình phân luồng cho học sinh không trúng tuyển vào bậc học Trung học phổ thông thông qua tổ chức liên kết với các trƣờng dạy nghề, giúp cho học sinh thấy đƣợc lợi ích của học nghề và khắc phục quan niệm của thanh niên là phải thông qua con đƣờng Đại học, Cao đẳng để có việc làm, trong khi hằng năm các trƣờng trung cấp chuyên nghiệp, các trƣờng dạy nghề không tuyển đủ chỉ tiêu.
Tăng cƣờng công tác tuyên truyền và xây dựng kế hoạch hƣớng nghiệp, tạo việc làm cho thanh niên, trong đó chú trọng những thông tin về thị trƣờng lao động, cung cấp kịp thời những số liệu tin cậy về lao động, việc làm, giúp thanh niên có điều kiện tiếp cận với thông tin chính xác và những cơ hội tìm kiếm việc làm. Thực hiện kế hoạch đào tạo, giảng dạy dựa trên sự liên kết với các doanh nghiệp có nhu cầu về nhân lực, phối hợp với doanh nghiệp chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ để thực hiện đào tạo nghề đáp ứng ngay yêu cầu của doanh nghiệp.
Ngoài ra, huyện cần thay đổi dần cách thức giải quyết việc làm cho thanh niên từ phƣơng thức định hƣớng, tạo ra việc làm chuyển sang phƣơng thức phát huy vai trò chủ động, tích cực của thanh niên trong việc tự giải quyết vấn đề việc làm. Trƣớc hết, cần giáo dục, nâng cao nhận thức của thanh niên về nghề nghiệp, việc làm trong cơ chế thị trƣờng bởi vấn đề lao động và việc làm của thanh niên có liên quan chặt chẽ với những định hƣớng nghề nghiệp của chính thanh niên. Trong một xã hội hiện đại khi mà sự phân công lao động thể hiện rất rõ, thanh niên cần xóa bỏ tƣ tƣởng ỷ lại, trông chờ vào nhà nƣớc giải quyết việc làm, mà phải chủ động phát triển nghề nghiệp của mình để tự lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng.
Thứ hai, xây dựng Đề án khuyến khích thanh niên khởi nghiệp. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng ƣu tiên phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch của tỉnh Phú Yên đã mở ra cơ hội khởi nghiệp để thể hiện bản thân cho thanh niên. Chính vì vậy, xây dựng Đề án khuyến khích thanh niên khởi nghiệp nên là mục tiêu của huyện Phú Hòa trong giai đoạn hiện nay, hòa cùng mục tiêu xây dựng Quốc gia
khởi nghiệp mà Chính phủ đã và đang phát động. Giao việc tham mƣu xây dựng Đề án cho Phòng Nội vụ phối hợp Huyện Đoàn cùng thực hiện. Nhiệm vụ của Đề án là làm cho thanh niên thấy đƣợc bƣớc chân vào khởi nghiệp là dám sống với ƣớc mơ của chính mình, khởi nghiệp không chỉ là thiết lập các mô hình, ý tƣởng sản xuất kinh doanh, đó có thể là khởi sự hành động trong các lĩnh vực khác nhau, hƣớng tới phục vụ cộng đồng, xã hội, giải quyết bài toán về con ngƣời và sự phát triển bền vững. Do vậy, giá trị của khởi nghiệp không chỉ là thành công tài chính của dự án kinh doanh mà còn là giá trị về xã hội, về tính nhân bản, đem lại sự khác biệt, đƣợc xã hội tôn trọng; khởi nghiệp là sẵn sàng đón nhận những thất bại để gặt hái những kinh nghiệm và thành công trong tƣơng lai khi thanh niên vẫn còn hoài bão, không ngừng sáng tạo ra ý tƣởng táo bạo, phù hợp với sự phát triển của xã hội.
Để án phải xây dựng đƣợc nguồn Quỹ Khởi nghiệp thông qua việc đầu tƣ ngân sách và kêu gọi xã hội hóa trong cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tƣ trong và ngoài tỉnh, huyện. Thành lập Hội đồng tƣ vấn, hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp; phối hợp tổ chức các hội nghị, hội thảo chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp của các gƣơng điển hình là doanh nhân thành đạt; doanh nghiệp đầu tƣ, sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhằm khơi gợi, khuyến khích tinh thần khởi nghiệp, dám nghĩ, dám làm trong thanh niên. Phát động những cuộc thi, sự tranh tài giữa thanh niên thông qua các các ý tƣởng khởi nghiệp, để phát hiện những ý tƣởng hay, táo bạo, khả thi; từ đó thực hiện trao giải; tƣ vấn, bồi dƣỡng, phát huy hơn nữa những ý tƣởng hay có khả năng đóng góp cho sự phát triển kinh tế – xã hội của huyện; thực hiện cấp vốn đầu tƣ bằng nguồn Quỹ Khởi nghiệp để thanh niên thực hiện dự án của mình.
Cùng với đó, cần tuyên truyền, vận động để thanh niên hiểu rõ khởi nghiệp không chỉ là phong trào mà thật sự là nhu cầu phát triển kinh tế; là công việc vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính lâu dài, xuyên suốt quá trình xây dựng đất nƣớc giàu mạnh.