Thứ nhất, Chuan hóa nguồn thông tin trên BCTC của Công ty
Thực hiện đồng bộ các giải pháp trong chấn chỉnh sai phạm từ khâu lập chứng từ, hạch toán kế toán các nghiệp vụ tài chính kế toán phát sinh nhằm đảm bảo
cung cấp dữ liệu đúng sẽ tạo nên các BCTC mang thông tin trung thực. Bên cạnh đó, Công ty phải gửi BCTC cho tất cả các cơ quan quản lý theo đúng quy định của chế độ hiện hành gồm Cơ quan thuế, Cơ quan đăng ký kinh doanh và Cơ quan thống kê.
Thứ hai,Tuân thủ chế độ gửi BCTC cho các cơ quan nhà nước theo quy định.
BCTC năm của Công ty cần phải được gửi đúng thời gian, gửi đủ đến Cơ quan thuế, Cơ quan đăng ký kinh doanh và Cơ quan thống kê đảm bảo thực hiện nghiêm túc công tác gửi BCTC năm theo quy định.
Thứ ba, Can tính toán, phân tích bổ sung thêm các chỉ tiêu trong phân tích BCTC của Công ty về khả năng thanh toán, cơ cấu nguồn vốn, khả năng luân chuyển vốn và khả năng sinh lời
Thực tế cho thấy nội dung và hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp tại Công ty tương đối đơn giản, chưa đầy đủ, cần bổ sung một số nội dung phân tích sau:
- Phân tích khả năng thanh toán: Là việc tính toán , phân tích đánh giá các hệ số về khả năng thanh toán của đơn vị như: hệ số khả năng thanh toán ngay, hệ số khả năng thanh toán nợ ng an hạn, ...
Khả năng thanh toán là nội dung quan trọng để đánh giá chất lượng tài chính và hiệu quả hoạt động của Công ty. Phân tích khả năng thanh toán giúp lãnh đạo Công ty nam b at được tình hình tài chính của đơn vị, chủ động trong kế hoạch thanh toán và sử dụng vốn, nhận diện dấu hiệu rủi ro tài chính xuất hiện để kịp thời đề ra các biện pháp đối phó, đảm bảo an toàn trong kinh doanh.
(Bảng các chỉ tiêu phân tích khả năng thanh toán - Phụ lục 3.2)
- Phân tích cơ cấu nguồn vốn: là phân tích, đánh giá tỷ trọng của từng loại vốn trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp hiện có.
Qua phân tích cơ cấu nguồn vốn, lãnh đạo Công ty nắm được cơ cấu vốn hiện có; biết được trách nhiệm, nghĩa vụ của đơn vị với các nhà đầu tư, chủ nợ, người lao động, ngân sách,..., từ đó có kế hoạch cụ thể trong sử dụng vốn để đầu tư vào hoạt động kinh doanh và quay vòng vốn, nguồn nào để đầu tư dài hạn, nguồn nào để đầu tư ng ắn hạn, đầu tư bao nhiêu, đàu tư vào sản phẩm nào,.... sao cho phù hợp với việc trả nợ, đảm bảo khả năng thanh toán của Công ty mà vẫn phát huy tối đa hiệu quả của đồng vốn huy động
(Bảng các chỉ tiêu phân tích cơ cấu ngu on v on - Phụ lục 3.3)
- Phân tích khả năng luân chuyển vốn: là việc tính toán, phân tích, đánh giá các chỉ tiêu vòng quay: Vòng quay hàng tồn kho, vòng quay khoản phải thu, vòng quay vốn lưu động, vòng quay vốn cố định,. dựa trên nguồn số liệu của đơn vị.
Khả năng luân chuyển vốn chưa thể hiện được toàn diện tình hình, kết quả, hiệu quả của hoạt động SXKD nhưng thể hiện được khả năng chuyển đổi tài sản, vốn thành thu nhập và ngược lại từ thu nhập tạo điều kiện tài chính cho việc bù đ ắp chi phí, tạo vốn, tích lũy vốn và đầu tư lại cho hoạt động SXKD.
(Bảng các chỉ tiêu phân tích khả năng luân chuyển von - Phụ lục 3.4)
- Phân tích khả năng sinh lời: Là việc tính toán, đánh giá các tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp: Tỷ suất sinh lời của vốn (ROI); Tỉ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE); Tỉ suất sinh lời của tài sản (ROA); Tỷ suất sinh lời của doanh thu.
Việc phân tích các chỉ số về khả năng sinh lời là vô cùng quan trọng đối với mỗ i doanh nghiệp, nó cho biết hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, phục vụ cho việc ra quyết định của nhà quản lý cũng như nhà đầu tư.
(Bảng các chỉ tiêu phân tích khả năng sinh lời - Phụ lục 3.5)
Thứ tư, Lập hệ thong Báo cáo quản trị phục vụ hiệu quả cho công tác quản trị tại Công ty.
Báo cáo quản trị cho nhà quản lý cái nhìn toàn cảnh về thực trạng hoạt động SXKD của doanh nghiệp trên quan điểm quản trị. Để đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, nhà quản trị cần có được nguồn thông tin đầy đủ, thích hợp về mọi khâu của quá trình SXKD, từ quản lý và sử dụng trang thiết bị, lao động, vật tư, nguồn
vồnđến chi phí, doanh thu kết quả,.... Do vậy cần thiết phải tổ chức hệ thống báo cáo kế toán quản trị đồng bộ, đầy đủ để đáp ứng yêu cầu quản lý của nhà quản trị trên cơ sở tuân thủ những nguyên tắc cơ bản sau:
+ Hệ thống báo cáo kế toán quản trị phải phù hợp với yêu cầu cung cấp thông tin phục vụ quản lý nội bộ của Công ty, đảm bảo nhanh chóng, chính xác, kịp thời nhằm ra quyết định thích hợp.
+ Nội dung, kết cấu, hình thức của báo cáo quản trị cần đa dạng, linh hoạt, dễ thay đổi theo yêu cầu và tình hình cụ thể của công tác quản lý tại mỗ i thời điểm. Báo cáo quản trị không chỉ đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin mà còn đảm bảo tính so sánh được cuả các thông tin phục vụ quản lý điều hành và ra các quyết định kinh tế
Quan nghiên cứu thực tế tại Công ty, kế toán cần lập các báo cáo quản trị sau:
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo sản phẩm + Báo cáo tình hình thực hiện doanh thu
+ Báo cáo biến động chi phí sản xuất + Báo cáo biến động chi phí bán hàng
+ Báo cáo dự báo hàng hóa, vật tư theo kế hoạch sản xuất, kinh doanh + Báo cáo tình hình công nợ theo thời hạn nợ và khách hàng
...
(Phụ lục 3.6 - Biểu mẫu một sO báo cáo kế toán quản trị nên áp dụng tại Cô ng ty )
Ngoài ra, tùy vào yêu cầu thực tế của công tác quản lý ở mỗi thời kỳ, đơn vị có thể xây dựng thêm các biểu mẫu báo cáo cần thiết khác để đáp ứng cho công tác quản trị nội bộ của Công ty.