CỦA VIỆC HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU
Nhìn lại năm 2017 với bối cảnh nền kinh tế thế giới tăng trưởng theo chiều hướng cao dần và diễn ra đồng đều ở hầu khắp các khu vực, các nền kinh tế chủ chốt; thị trường vốn có những bước phát triển đột phá. Theo IMF, GDP toàn cầu có thể cán mốc tăng 3,6%, thương mại thế giới phục hồi mạnh mẽ, từ mức 2,4% năm 2016 lên 4,2% năm 2017. Nhiều quốc gia đặt nỗ lực tăng trưởng chủ yếu dựa vào cải thiện môi trường đầu tư, khai thác các lợi thế thương mại, cắt giảm thuế, kiểm soát chi tiêu cho bộ máy hành chính của Chính phủ, hạn chế bội chi ngân sách, cắt giảm nợ công.
Theo World Bank, trong năm 2018, hầu hết các nước đang phát triển tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương đều có thị trường tài chính được đánh giá là sôi động, tuy có chút xáo trộn vì nhiều nước thắt chặt chính sách tiền tệ với tốc độ nhanh hơn, cũng như tình hình căng thẳng thương mại leo thang giữa Mỹ - Trung Quốc. Chi đầu tư ở các nước này cũng tăng mạnh do chi phí vay vốn không quá cao, dòng vốn chảy vào các nước này vẫn duy trì. Bên cạnh đó, chỉ số tiêu dùng cá nhân tăng mạnh nhờ vào niềm tin của người tiêu dùng tăng, cũng như thu nhập hộ gia đình nâng cao trong bối cảnh lạm phát ở mức vừa phải.
Tại Việt Nam, nhờ sự hỗ trợ bởi năng lực quản lý kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tế sẽ bứt phá trong năm 2018. Báo cáo ra ngày 11/4/2018 của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) nhận định, Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục đạt tăng trưởng mạnh mẽ, với tốc độ tăng trưởng GDP dự báo tăng lên 7,1% trong năm nay, trước khi giảm xuống còn 6,8% trong năm 2019. Cơ cấu kinh tế dịch chuyển tích cực theo hướng tăng tỷ trọng đóng góp của các ngành có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao. Nền tảng kinh tế vĩ mô đang dần được xây dựng vững chắc khi lạm phát liên tục duy trì ở mức thấp trong bốn năm qua, cơ cấu thu chi chuyển biến tích cực và nợ công trong giới hạn cho phép.
Bên cạnh những động lực cho tăng trưởng kinh tế, phía Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội quốc gia (NCIF - Bộ Kế hoạch và Đầu tư) lại đưa ra nhận
định, các vấn đề nội tại của nền kinh tế vẫn đang là thách thức lớn, như việc các ngân hàng thiếu vốn là rủi ro đối với triển vọng kinh tế của Việt Nam. Vì nguyên nhân này nên việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh đang được các cấp, các ngành tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt.
Là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu tại Việt Nam, Ngân hàng TMCP Á Châu luôn đặt mục tiêu chiến lược phát triển ngân hàng trở thành một tập đoàn tài chính vững mạnh có tầm trong khu vực, đa khách hàng, đa thị phần cũng như đa sở hữu. Quy mô ngân hàng phát triển dựa trên sự phát triển hợp lý về số lượng Chi nhánh, Phòng giao dịch; cơ cấu tổ chức, nhân sự hợp lý, có trình độ chuyên môn cao. Hoạt động của toàn hệ thống Ngân hàng luôn tuân thủ đúng Pháp luật, đồng thời tiếp cận với những quy định chung về hoạt động của các Tổ chức Tín dụng Quốc tế, từng bước đưa Ngân hàng hội nhập với thế giới với phương châm lấy “An toàn, Chất lượng và Hiệu quả bền vững” làm mục tiêu hàng đầu trong tất cả hoạt động.
Trong bối cảnh thị trường ngân hàng truyền thống đang cạnh tranh ngày càng gay gắt trên các kênh gọi vốn và sự trỗi dậy của công ty công nghệ tài chính, ACB cần có kế hoạch tự hoàn thiện, nâng cao năng lực vốn, chất lượng phục vụ, hiệu quả hoạt động, sáng tạo và đổi mới mô hình kinh doanh, sản phẩm dịch vụ, mang đến nhiều trải nghiệm dịch vụ cho các phân khúc khách hàng khác nhau.
Hội đồng quản trị và Ban điều hành ACB đã đưa ra định hướng hoạt động năm 2018: TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG, AN TOÀN, CHẤT LƯỢNG. Trong tương lai, ACB tiếp tục đẩy mạnh, phát triển toàn diện mảng ngân hàng bán lẻ, tiếp tục khai thác tiềm năng thị trường các mảng hoạt động bancassurance, thẻ, ngân hàng ưu tiên.
ACB cũng từng bước định vị các phân đoạn khách hàng trọng tâm và các ngành kinh tế trọng điểm , từ đó xây dựng các chính sách đặc thù và hành trình trải nghiệm khách hàng khác biệt, tối ưu.
Ban điều hành luôn phát huy văn hóa sáng tạo nhằm đưa ACB đến gần hơn đến các mô hình fintech tiên tiến, bắt đầu bằng việc nâng cấp ACB mobile apps và website, triển khai Digicard và từng bước mang đến trải nghiệm Ngân hàng Số khác biệt đến từng khách hàng.
Ngân hàng tiếp tục tái sắp xếp mạng lưới kênh phân phối, mở mới các phòng giao dịch tại các thị trường nhiều tiềm năng để nâng cao vị thế cũng như cải thiện quy mô và lợi nhuận tại các thị trường trọng điểm.
Ngoài ra, ưu tiên về đào tạo và tái sắp xếp nguồn nhân lực nhằm tăng hiệu suất, nuôi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực kế thừa cũng là một trong những tôn chỉ hoạt động của Ban quản trị ngân hàng.
Với mục tiêu tăng trưởng về huy động, ACB chủ trương tăng tỷ lệ nguồn vốn trung dài hạn lên bằng các giải pháp tích cực đẩy mạnh các kênh huy động vốn trung dài hạn như: phát hành giấy tờ có giá dài hạn trong nước, phát hành trái phiếu quốc tế, vay thương mại định chế tài chính nước ngoài, vay qua hiệp định khung, vay cơ cấu vốn trung dài hạn bằng đối ứng tiền gửi ngắn hạn; điều chỉnh dần lãi suất huy động theo hướng đảm bảo thông lệ: kỳ hạn càng dài lãi suất càng cao, đảm bảo lợi ích cho khách hàng gửi tiền trung dài hạn.
Ngân hàng tiếp tục thực hiện cơ cấu lại toàn diện Bảng cân đối Tài sản Nợ-Có, tăng nguồn thu để đảm bảo tăng trưởng ổn định, vững chắc, hiệu quả.
Định hướng phát triển năm 2018:
V Tổng Tài sản tăng 18%
V Tiền gửi của Khách hàng tăng 18%
V Tín dụng tăng 15% theo hạn mức được NHNN phân bổ
V Tỷ lệ nợ xấu dưới 2%
V Lợi nhuận trước thuế 5,7 tỷ đồng