Quản lý nhà nước về ngoại tệ

Một phần của tài liệu HÒAN THIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NGOẠI HỐI CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM (Trang 28 - 32)

1.3.3.1. Vai trò của ngoại tệ

- Ngoại tệ là phương tiện thanh toán: Trong nền kinh tế thế giới hiện nay, không có một quốc gia nào có thể tồn tại và phát triển một cách đơn độc, khép kín mà đòi hỏi có sự hợp tác, liên kết chặt chẽ với các quốc gia khác. Trong đó, mỗi quốc gia có những lợi thế so sánh khác nhau, thúc đẩy trao đổi hàng hóa, dịch vụ quốc tế phát triển. Mặt khác, mỗi quốc gia lại sử dụng những đồng tiền riêng biệt, do vậy không phải lúc nào đồng nội tệ cũng được sử dụng. Thay vào đó, thương mại quốc tế hầu hết sử dụng các đồng tiền mạnh, có khả năng chuyển đổi cao như USD, EUR, GBP, JPY...

- Ngoại tệ là phương tiện dự trữ: Dự trữ ngoại tệ là một bộ phận quan trọng nhất của dự trữ ngoại hối quốc gia. Dự trữ ngoại hối quốc gia chính là kết quả, là biểu hiện sức mạnh và tiềm lực kinh tế của quốc gia.

- Ngoại tệ là phương tiện hạch toán: Trong quá trình tiến hành các hoạt động đối ngoại luôn có liên quan đến hoạt động thu chi của các chủ thể và của các quốc gia liên quan. Do đó, để theo dõi được tình hình thực hiện và có thể quản lý được các hoạt động này hữu hiệu đặt ra yêu cầu phải lựa chọn một đồng tiền để hạch toán, trong đó USD là đồng tiền thường xuyên được lựa chọn.

1.3.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá quản lý nhà nước về ngoại tệ • Mức độ tự do hóa các giao dịch vốn:

Theo Pháp lệnh số 06/2013/UBTVQH13 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ngoại hối, giao dịch vốn là giao dịch chuyển vốn giữa nguời cu trú với nguời không cu trú trong các hoạt động đầu tu trực tiếp, đầu tu gián tiếp, vay và trả nợ nuớc ngoài, cho vay và thu hồi nợ nuớc ngoài và các hoạt động khác theo quy định của Pháp luật Việt Nam.

Khái niệm tự do hóa giao dịch vốn: là việc các luồng luân chuyển vốn duới mọi hình thức đuợc tự do chuyển ra và chuyển vào mỗi quốc gia mà không áp dụng bất kỳ hạn chế nào.

Hiệu quả quản lý ngoại hối thể hiện ở mức độ tự do hóa các giao dịch vốn. Đó là quá trình giảm thiểu và dỡ bỏ dần các biện pháp hạn chế giao dịch vốn ở thị truờng, giảm thiểu sự can thiệp trực tiếp của Chính phủ, các quyết định phát hành và đầu tu vốn trên thị truờng chứng khoán, là việc cho phép rộng rãi các Ngân hàng và các nhà đầu tu nuớc ngoài tham gia các giao dịch chứng khoán ở thị truờng trong nuớc, là quá trình dỡ bỏ kiểm soát các luồng vốn vào và ra khỏi nền kinh tế.

Mức độ tự do hóa các giao dịch vốn đuợc thể hiện ở:

- Mức độ dỡ bỏ các hạn chế đối với luồng vốn vào, ra của đầu tu trực tiếp nuớc ngoài (FDI), bao gồm chuyển tiền và rút vốn, trả cổ tức, lợi nhuận, thanh toán hoàn trả các khoản vay nuớc ngoài của các dự án FDI nhu: việc chuyển vốn đầu tu vào trong nuớc đuợc tự do và không áp dụng bất kỳ một tỷ lệ nào đối với số luợng vốn chuyển vào, đuợc tự do chuyển trả ngoại tệ ra nuớc ngoài...

- Mức độ mở rộng tiến tới xóa bỏ tỷ lệ áp dụng đối với các nhà đầu tu nuớc ngoài góp vốn mua cổ phần đầu tu chứng khoán.

- Nới lỏng quy định cho vay ngoại tệ ra nuớc ngoài đối với công dân nuớc sở tại.

mua sắm của công dân nước sở tại như việc chuyển thu nhập ra nước ngoài của cá nhân người nước ngoài không hạn chế về số lượng và thời gian.

- Các hạn chế cần duy trì về giao dịch tài chính qua biên giới của công dân nước sở tại.

Mức độ tự do hóa các giao dịch vãng lai:

Tự do hóa các giao dịch vãng lai là điều kiện phải có của các quốc gia khi gia nhập IMF

Mức độ tự do hóa các giao dịch vãng lai được thể hiện ở:

- Mức độ tự do trong việc thực hiện các giao dịch thanh toán và chuyển tiền đối với giao dịch vãng lai của người cư trú và người không cư trú trên cơ sở xuất trình các chứng từ theo quy định của TCTD.

- Mức độ yêu cầu người cư trú, người không cư trú là nhà đầu tư nước ngoài khi chuyển lợi nhuận về nước phải xuất trình các chứng từ hoàn thành nghĩa vụ thuế.

- Mức độ hạn chế việc chuyển ngoại tệ từ nước ngoài vào, việc chuyển ngoại tệ ra khỏi đất nước được thực hiện theo mục đích được phép.

- Quy định tỷ lệ kết hối đối với nguồn thu vãng lãi.

- Việc hạn chế hay không hạn chế số lượng tài khoản ngoại tệ của một tổ chức.

Theo lý thuyết, hiệu quả quản lý ngoại hối của một nước trong các giao dịch vãng lai được thể hiện qua mức độ tự do hóa các giao dịch vãng lai. Một quốc gia tự do hóa được các giao dịch vãng lai thì có thể được cho rằng quốc gia đó có chất lượng quản lý ngoại hối cao. Ví dụ ở các nước phát triển như Mỹ, các nước Châu Âu hiện nay đã tự do hóa hoàn toàn các giao dịch vãng lai. Các quốc gia này chỉ quản lý các giao dịch vãng lai thông qua kiểm soát số liệu và các biện pháp phòng chống rửa tiền trong các giao dịch vãng lai. Các quốc gia Châu Á mặc dù cũng đã tuyên bố tự do hóa hoàn toàn các giao dịch vãng lai tuy nhiên vẫn thực hiện kiểm soát đối với một số giao dịch như: hạn chế số lượng ngoại tệ

được phép mua, chuyển, mang ra nước ngoài; cho phép người cư trú được phép mang ngoại tệ ra nước ngoài theo các mục đích nhất định...

Ngược lại, quốc gia nào chưa tự do hóa hoàn toàn các giao dịch vãng lai theo yêu cầu của IMF thì chất lượng quản lý ngoại hối chưa đạt yêu cầu.

Trong thực tế, các quốc gia áp dụng mức độ tự do hóa các giao dịch vãng lai khác nhau tùy theo thể chế chính trị cũng như mức độ phát triển kinh tế của quốc gia đó.

Mức độ đô la hóa:

- Khái niệm đô la hóa : trong một nền kinh tế, khi ngoại tệ được sử dụng rộng rãi, thay thế đồng nội tệ trong một hoặc một số chức năng của tiền tệ thì nền kinh tế đó bị coi là bị đô la hóa một phần hoặc toàn bộ.

- Phân loại đô la hóa:

+ Đô la hóa không chính thức (Unoffical Dollarization): là trường hợp đồng đô la được sử dụng rộng rãi trong nền kinh tế nhưng không được quốc gia đó chính thức thừa nhận.

+ Đô la hóa bán chính thức: là những nước có hệ thống lưu hành chính thức hai đồng tiền. Ở những quốc gia này, đồng ngoại tệ là đồng tiền lưu hành hợp pháp, thậm chí có thể chiếm ưu thế trong các khoản tiền gửi Ngân hàng nhưng đóng vai trò thứ cấp trong việc trả lương, thuế và các khoản chi tiêu khác.

+ Đô la hóa chính thức: các quốc gia chọn một đồng ngoại tệ làm đồng tiền hợp pháp cho quốc gia đó.

- Ảnh hưởng của Đô la hóa :

+ Tích cực : Giảm tác động rủi ro tỷ giá, giảm chi phí sử dụng vốn và là phương tiện « trú ẩn » khi lạm phát cao.

+ Tiêu cực : một quốc gia có mức độ đô la hóa cao có thể khiến quốc gia đó mất chủ quyền về tiền tệ, hạn chế vai trò của hệ thống Ngân hàng, dễ gặp rủi ro thanh khoản khi xảy ra biến động.

r Tiền gửi ngoại tệ (FCD) Mức độ thay thế tài sản _ ___________________________

Tổng phương tiện thanh toán (M2) Theo IMF, một quốc gia có tỷ lệ FCD/M2 > 30% thể hiện mức độ đô la hóa ở quốc gia đó đang rất trầm trọng.

Một phần của tài liệu HÒAN THIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NGOẠI HỐI CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM (Trang 28 - 32)