MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC CƠ QUAN LIÊN QUAN

Một phần của tài liệu HÒAN THIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NGOẠI HỐI CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM (Trang 109)

3.3.1. Đối với Chính phủ

- Tập trung dự trữ ngoại hối về một đầu mối là Ngân hàng Nhà nước:

Theo quy định của Pháp lệnh Ngoại hối 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2013, NHNN là cơ quan quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, bảo đảm khả năng thanh toán quốc tế, bảo toàn dự trữ ngoại hối nhà nước. Tuy nhiên, trong thực tế từ trước đến nay, nguồn thu từ xuất khẩu dầu vẫn do Bộ Tài chính quản lý, được sử dụng để cân đối ngân sách, vay - trả nợ nước ngoài. Việc sử dụng số ngoại tệ này hiện chưa linh hoạt nên một lượng đáng kể ngoại tệ vẫn còn nằm im, chưa tập trung vào NHNN để cân đối nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tế. Việc Bộ Tài chính nắm giữ ngoại tệ có thể đưa lại sự thuận lợi trong chi tiêu bằng ngoại tệ cũng như tăng nguồn thu bằng VND cho ngân sách nhà nước, nhưng xét về tổng thể nền kinh tế thì đó vẫn chỉ là lợi ích cục bộ, chưa mang tính cộng đồng.

Do đó, Chính phủ cần có sự phối hợp điều chỉnh lại quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước theo hướng tập trung quản lý ngoại tệ theo một đầu mối là NHNN, tạo điều kiện cho NHNN thực hiện tốt chức năng quản lý và điều hành thị trường ngoại tệ, tạo điều kiện gia tăng quỹ dự trữ ngoại hối nhà nước, nâng cao khả năng can thiệp vào thị trường khi cần thiết. Bộ Tài chính có trách nhiệm kiểm tra việc quản lý dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước theo đúng quy định.

Theo đó, khi phát sinh các khoản thu Ngân sách Nhà nước bằng ngoại tệ thì Bộ Tài chính bán lại toàn bộ số ngoại tệ đó cho NHNN. Khi có nhu cầu chi Ngân sách Nhà nước bằng ngoại tệ, Bộ Tài chính sẽ mua từ NHNN và NHNN có trách nhiệm đáp ứng đầy đủ và kịp thời lượng ngoại tệ cho Ngân sách Nhà nước. Chỉ như vậy, NHNN mới thực sự đóng vai trò là người mua bán cuối cùng để cân bằng thị trường ngoại hối.

- Hoàn thiện chính sách quản lý vĩ mô

+ Đẩy mạnh tốc độ cổ phần hoá doanh nghiệp, xử lý các doanh nghiệp quốc doanh làm ăn không hiệu quả, thua lỗ. Theo Bộ Tài chính, một trong những nguyên nhân khiến tốc độ cổ phần hoá chậm so với kế hoạch là do doanh nghiệp gặp phải những vướng mắc về tài chính không được xử lý được như kinh doanh thua lỗ dẫn đến “mất trắng” vốn Nhà nước, nợ xấu Ngân hàng nhiều năm không có khả năng thanh toán, tài sản tồn đọng không xử lý được. Việc các doanh nghiệp Nhà nước chậm cổ phần hoá khiến Ngân sách Nhà nước bị thiệt hại, gây áp lực lạm phát và tỷ giá.

Bên cạnh đó, Chính phủ cần yêu cầu các bộ, ngành tăng cường giám sát, kiểm tra, cụ thể là gắn trách nhiệm người đứng đầu doanh nghiệp, bộ, ngành với công tác cổ phần hóa. Xử lý nghiêm trách nhiệm đối với lãnh đạo doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện không có kết quả tái cơ cấu, cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước và nhiệm vụ chủ sở hữu giao trong quản lý, điều hành doanh nghiệp.

+ Chú trọng hiệu quả đầu tư của Ngân sách Nhà nước: Theo tính toán của Uỷ ban Tài chính và Ngân sách của Quốc hội, hệ số hiệu quả giữa vốn đầu tư và tăng trưởng (ICOR) của Việt Nam giai đoạn 2011-1014 là 5,53 (chỉ số này ở Trung Quốc là 4,0; Thái Lan là 4,1 và Hàn Quốc là 3,0). Trong đó, hệ số ICOR của khu vực kinh tế ngoài Nhà nước là 3,1; của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 5; khu vực Nhà nước là 12. Điều này cho thấy, chi đầu tư từ khu vực Nhà nước tuy lớn nhưng hiệu quả thấp. Do đó, Chính phủ cần thiết phải cải thiện

hiệu quả đầu tu của vốn Nhà nước thông qua giám sát và kiểm soát để tránh thất thoát vốn và hạn chế đầu tư dàn trải.

3.3.2. Đối với các Bộ, ngành liên quan

3.3.2.1. Đối với Bộ Tài chính

- Phối hợp chặt chẽ với NHNN trong quản lý hoạt động vay, trả nợ nước ngoài, xây dựng phương pháp tính toán và điều hành hạn mức vay thương mại hàng năm của doanh nghiệp.

- Theo dõi sát sao tình hình ra vào của luồng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài để có những biện pháp chấn chỉnh kịp thời, giảm thiểu tác động tiêu cực khi dòng vốn này đảo chiều.

- Kiểm tra việc quản lý Dự trữ ngoại hối Nhà nước do Ngân hàng Nhà nước thực hiện theo quy định của Chính phủ.

- Chỉ đạo Tổng cục Hải quan quản lý chặt chẽ việc chuyển tiền mặt ngoại tệ và buôn lậu qua biên giới.

- Đẩy mạnh việc phát hành trái phiếu quốc tế. Trên cơ sở xác định chính xác nhu cầu vốn đầu tư của các dự án và theo định hướng đầu tư để quyết định phát hành trái phiếu quốc tế phù hợp và đảm bảo phát huy tối đa hiệu quả sử dụng vốn thu được, từ đó xác định thước đo lãi suất chuẩn cho việc phát hành trái phiếu trên thị trường vốn quốc tế.

3.3.2.2. Đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- Xúc tiến cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được sử dụng VND tham gia góp vốn đầu tư trực tiếp tại Việt Nam để nâng cao khả năng chuyển đổi của VND.

- Cung cấp thông tin định kỳ về các dự án đầu tư cho NHNN để tăng cường năng lực quản lý đối với nguồn vốn FDI.

- Khuyến khích hơn nữa và tranh thủ tối đa vốn đầu tư nước ngoài. Trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài cần quan tâm đến việc thu hút vốn cho các khu vực sản xuất hàng hoá xuất khẩu là chủ yếu, hạn chế thu hút vốn đầu tư nước

ngoài để sản xuất hàng tiêu dùng khi trong nuớc có đủ khả năng sản xuất. Điều này có thể tạo ra những món nợ nuớc ngoài không thể trả đuợc, và có nguy cơ khủng hoảng tiền tệ vào thời kỳ phải trả nợ cho các chủ nợ quốc tế. Bộ Kế hoạch và Đầu tu cần chủ động thanh lọc nguồn vốn FDI, huớng nguồn vốn này vào phục vụ xuất khẩu, đảm bảo cho việc đầu tu của các chủ đầu tu nuớc ngoài là phù hợp với chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.

3.3.2.3. Đối với Bộ Công thương

- Tăng cuờng xuất khẩu của Việt Nam bằng cách rà soát lại các doanh nghiệp xuất khẩu, thúc đẩy các doanh nghiệp xuất khẩu thay đổi về chất luợng hàng hoá, tận dụng lợi thế cạnh tranh. Trên cơ sở lựa chọn những doanh nghiệp có tiềm năng phát triển dựa trên chất luợng, đảm bảo tiêu chí “xuất tinh, nhập thô”, Bộ Công thuơng cần hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới kỹ thuật sản xuất, nâng cao năng suất lao động đồng thời phối hợp với Ngân hàng Nhà nuớc, Bộ Tài chính xây dựng cơ chế uu đãi về vốn.

- Phối hợp với Ngân hàng Nhà nuớc và các cơ quan liên quan thành lập tổ công tác liên ngành để kiểm tra, giám sát chặt chẽ luồng ngoại tệ cho vay và thanh toán theo danh mục do Bộ Công Thuơng đề xuất.

3.3.2.4. Đối với Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố

Phối hợp với NHNN Việt Nam chỉ đạo các cấp chính quyền và các Sở, Ngành có liên quan phối hợp với NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố tăng cuờng công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật trong lĩnh vực Tiền tệ - Ngân hàng nói chung và quản lý ngoại hối nói riêng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong chương 3, luận văn trình bày định hướng phát triển kinh tế Việt Nam trong thời gian tới đồng thời định hướng phát triển hoạt động quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Trên cơ sở kết quả đánh giá thực trạng quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở chương 2 và định hướng phát triển hoạt động quản lý ngoại hối, luận văn cũng đề xuất nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước trong thời gian tới đồng thời đưa ra các kiến nghị với Chính phủ và các Bộ, ngành có liên quan.

Trong hoạt động quản lý ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước cần phải quan tâm chú trọng đến các giải pháp phối hợp hài hoà và thiết lập từng bước đi thích hợp để có thể nâng cao chất lượng quản lý ngoại hối, góp phần vào tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh nền kinh tế đất nước ngày càng tham gia mạnh mẽ vào thương mại và đầu tư quốc tế, tác động của các cuộc khủng hoảng tài chính của các quốc gia hay khu vực và cả những thành tựu phát triển kinh tế đã lan truyền mạnh mẽ đến nền kinh tế Việt Nam. Toàn cầu hoá đem lại những cơ hội và cũng mang đến những thách thức cho Việt Nam, đòi hỏi hoạt động quản lý ngoại hối phải được hoàn thiện nhằm đảm bảo hỗ trợ các chính sách vĩ mô, kiểm soát, hạn chế được các rủi ro, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước, nâng cao vị thế của Việt Nam.

Luận văn đã làm sáng tỏ một số vấn đề có tính lý luận và thực tiễn, đảm bảo giải quyết các mục tiêu đề ra, đó là:

Thứ nhất, luận văn đã trình bày một cách hệ thống những lý luận cơ bản về quản lý ngoại hối như: ngoại hối, hoạt động ngoại hối, mục tiêu và đối tượng quản lý ngoại hối, nội dung quản lý ngoại hối gồm: mô hình quản lý ngoại hối, quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, quản lý tỷ giá, quản lý ngoại tệ và vàng cùng với các loại hình chính sách quản lý ngoại hối.

Thứ hai, trên cơ sở đánh giá mối quan hệ giữa chính sách quản lý ngoại hối với các chính sách kinh tế vĩ mô khác, luận văn khẳng định quản lý ngoại hối là một bộ phận quan trọng của hoạt động quản lý vĩ mô nền kinh tế, tác động đến tiến trình phát triển theo hướng hội nhập của quốc gia.

Thứ ba, trên cơ sở quan sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong những năm vừa qua, luận văn đã khái quát được những thành quả, hạn chế chủ yếu trong hoạt động quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Từ đó, luận văn khẳng định sự cần thiết phải tiếp tục hoàn thiện chính sách quản lý ngoại hối của Việt Nam.

Thứ tư, dựa vào những lý luận cơ bản về quản lý ngoại hối, thực trạng quản lý ngoại hối của Việt Nam những năm vừa qua cùng với định hướng phát

triển hoạt động quản lý ngoại hối trong thời gian tới, luận văn đã đua ra các giải pháp để hoàn thiện hoạt động quản lý ngoại hối nhu hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, mở rộng quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia, hoàn thiện chính sách tỷ giá theo huớng linh hoạt hơn, nâng cao vị thế của đồng Việt Nam, tiến tới loại bỏ thị truờng ngoại tệ không chính thức và tình trạng đô la hoá nền kinh tế. Để làm đuợc thế, truớc tiên, NHNN cần nâng cao cơ sở vật chất, công nghệ thông tin đồng thời phát triển chất luợng nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, luận văn cũng đua ra một số đề xuất với Chính phủ và các Bộ, Ngành có liên quan trong hoạt động quản lý ngoại hối nhằm thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp đã đua ra.

TIẾNG VIỆT

1. Phạm Thị Hoàng Anh & Nguyễn Thị Hồng Hải (2013), “Đánh giá hoạt động thị trường ngoại hối Việt Nam trong năm 2012 ” - Tạp chí Nghiên cứu kinh tế tháng 3/2013.

2. Phạm Thị Hoàng Anh & Nguyễn Thị Hồng Hải (2013), “Hoạt động điều hành tỷ giá và quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong năm 2012 ” - Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng tháng 3/2013.

3. Phạm Thị Hoàng Anh (2009), “Chế độ tỷ giá của Singapore và Trung Quốc ” - Tạp chí Ngân hàng tháng 9/2009.

4. Phạm Thị Hoàng Anh (2013), “Ngân hàng Nhà nước với mục tiêu ổn định tỷ giá trong năm 2013” - Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng tháng 5/2013.

5. Nguyễn Ngọc Cảnh (2015), “Chính sách quản lý ngoại hối năm 2014 và định hướng giai đoạn 2015 - 2016” - Tạp chí Ngân hàng số tháng 2/2015.

6. Nguyễn Ngọc Cảnh (2015), “Quản lý Ngoại hối - Những vấn đề lớn” - Đặc san Toàn cảnh Ngân hàng Việt Nam.

7. Chính phủ, Nghị định 219/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 về “Quản lý vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh ”.

8. Chính phủ, Nghị định số 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006, “Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh ngoại hối ”.

9. Chính phủ, Nghị định số 70/2014/NĐ-CP ngày 17/7/2014, “Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh ngoại hối và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung”.

10. Lê Thị Anh Đào (2011), “Phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế và khu vực” - Luận án Tiến sĩ kinh tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh.

11. Hoàng Thị Lan Hương (2012), “Hoàn thiện chính sách tỷ giá ở Việt Nam giai đoạn 2010-2020” - Luận án Tiến sĩ kinh tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

13. Khoa Ngân hàng - Học viện Ngân hàng (2015), “Chính sách Tiền tệ - Tín dụng - Ngân hàng đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững và duy trì lạm phát thấp” - Kỷ yếu hội thảo Khoa học Khoa học sinh viên khoa Ngân hàng 2014- 2015.

14. Lê Thị Tuấn Nghĩa & Chu Khánh Lân (2013), “Khung Chính sách tiền tệ của Việt Nam năm 2012 và những gợi ý chính sách” - Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng tháng 3/2013.

15. Lê Thị Tuấn Nghĩa & Phạm Mạnh Hùng (2015), “Những điểm nhấn trong quản lý ngoại hối năm 2014 và một số khuyến nghị” - Tạp chí Ngân hàng số tháng 3/2015.

16. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2012), “Báo cáo tổng kết 6 năm thi hành Pháp lệnh Ngoại hối ”.

17. Ngân hàng Nhà nước, Báo cáo thường niên các năm 2011-2014.

18. Ngân hàng Nhà nước, Quyết định số 21/2008/QĐ-NHNN ngày 11/7/2008 ban hành “Quy chế đại lý đổi ngoại tệ ”.

19. Ngân hàng Nhà nước, Thông tư 12/2014/TT-NHNN ngày 31/3/2014 “Quy định về điều kiện vay nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh ”.

20. Ngân hàng Nhà nước, Thông tư 19/2014/TT-NHNN ngày 11/8/2014,

“Hướng dân về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam”.

21. Ngân hàng Nhà nước, Thông tư 25/2014/TT-NHNN ngày 15/9/2014,

“Hướng dân thủ tục đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh ”.

“Quy định việc mang vàng của cá nhân khi xuất cảnh, nhập cảnh ”.

24. Ngân hàng Nhà nước, Thông tư số 15/2014/TT-NHNN ngày 24/7/2014,

“Hướng dân về quản lý ngoại hối đối với hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài ”.

25. Ngân hàng Nhà nước, Thông tư số 16/2014/TT-NHNN ngày 01/8/2014,

“Hướng dân sử dụng tài khoản ngoại tệ, tài khoản đồng Việt Nam của người cư trú, người không cư trú tại Ngân hàng được phép ”.

26. Ngân hàng Nhà nước, Thông tư số 33/2013/TT-NHNN ngày 26/12/2013,

“Hướng dân thủ tục chấp thuận hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu ngoại tệ tiền mặt của Ngân hàng được phép ”.

27. Ngân hành Nhà nước, Thông tư số 32/2013/TT-NHNN ngày 26/12/2013,

Một phần của tài liệu HÒAN THIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NGOẠI HỐI CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM (Trang 109)