đồng Việt Nam
3.2.5.1. Hạn chế tình trạng đô la hóa một cách triệt để hơn
Để hạn chế những nguyên nhân gây nên tình trạng đô la hóa, làm giảm khả năng chuyển đổi của tiền Việt Nam, NHNN cần phải thực thi đồng thời các biện pháp sau:
- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách bền vững, từ đó nâng cao giá trị của VND, củng cố lòng tin của nhân dân vào sự ổn định của VND.
- Nghiên cứu để tạo ra rổ tiền tệ, để đưa tỷ giá đồng Việt Nam không còn bị phụ thuộc quá mức vào đồng USD mà thay vào đó là sự phụ thuộc, phối kết giữa các đồng tiền khác nhau trên cơ sở một rổ ngoại tệ. Các đồng tiền này tham gia vào rổ ngoại tệ theo tỷ trọng quan hệ thương mại và đầu tư vào Việt Nam
- Thiết lập hệ thống luật có chế tài phạt nặng việc thực hiện niêm yết và thanh toán bằng ngoại tệ ở trong nước. Để chế tài trên có hiệu quả phải có sự phối hợp với cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra kiểm soát việc thực hiện Pháp lệnh ngoại hối, kiên quyết thực hiện trong nước chỉ được niêm yết và thanh toán bằng VND.
Theo quy định, tổ chức kinh tế khi nhập ngoại tệ vào tài khoản phải chứng minh nguồn gốc hợp pháp của nguồn ngoại tệ đó, tuy nhiên quy định này lại chưa được áp dụng với đối tượng cá nhân. Đây chính là kẽ hở trong chính sách
quản lý ngoại hối gây ra nhiều hạn chế nhu: các tổ chức kinh tế gửi tiền tiết kiệm bằng ngoại tệ thông qua các tài khoản của cá nhân, tuy nhiên nguồn ngoại tệ này có thể đến từ nhiều nguồn bất hợp pháp nhu buôn lậu hoặc kinh doanh trái phép... và rất khó kiểm soát đuợc trong ngắn hạn.
Hạn chế việc rút ngoại tệ tiền mặt sẽ giải quyết vấn đề căng thẳng về cung cầu ngoại tệ và sử dụng có hiệu quả hơn luợng ngoại tệ trong nền kinh tế. Bên cạnh đó, việc hạn chế nắm giữ tiền mặt ngoại tệ sẽ cắt đứt công cụ tiếp tay cho hoạt động buôn lậu và thị truờng không chính thức.
- Trong những thời điểm quan trọng có thể thi hành biện pháp hạn chế cho vay bằng ngoại tệ, chỉ cho các doanh nghiệp có nguồn thu bằng ngoại tệ (Doanh nghiệp chế xuất) vay nhằm giảm bớt sự căng thẳng về cung cầu ngoại tệ. Tuy nhiên, đây là biện pháp hành chính và chỉ có thể đuợc áp dụng nhu các giải pháp tình thế. Trong nền kinh tế thị truờng, Nhà nuớc không quy định doanh nghiệp chỉ đuợc vay bằng đồng nội tệ. Doanh nghiệp có thể chọn lựa vay bằng đồng tiền nào bằng cách so sánh các chỉ tiêu lãi suất, lạm phát, ... .Đối với các cá nhân vay nuớc ngoài cho phép cá nhân đuợc nhận tiền vay bằng ngoại tệ trên tài khoản mở tại Ngân hàng nhung chỉ đuợc rút VND để thực hiện việc đầu tu, kinh doanh.
Ngoài những giải pháp trên, còn cần áp dụng một số giải pháp cụ thể để hạn chế tình trạng Đô la hóa khi điều kiện cho phép nhu: NHNN cần sẵn sàng mua kỳ hạn tất cả các ngoại tệ mà các ngân hàng thuơng mại đang nắm giữ duới dạng tiền gửi của khách hàng để tạo điều kiện cho các ngân hàng thuơng mại đua nội tệ vào luu thông khi các ngân hàng thuơng mại yêu cầu; Các ngân hàng thuơng mại có mua bán ngoại tệ cần thực hiện đầy đủ yêu cầu mua bán ngoại tệ của khách hàng.
Những giải pháp này nhằm làm giảm sự phụ thuộc vào đồng USD của nền kinh tế Việt Nam, đồng thời giúp nguời dân trong nuớc có ý thức hơn đối với việc sử dụng đồng nội tệ trong mua bán, thanh toán. Làm đuợc điều này, vị thế
đồng VND trong nước sẽ được nâng cao, dần dần trở thành đồng tiền có khả năng chuyển đổi.
3.2.5.2. Tăng khả năng chuyển đổi của VND
Để nâng cao tính chuyển đổi của VND, NHNN cần phải tiến hành từng bước theo lộ trình:
- Thực hiện đầy đủ tính chuyển đổi của VND cho những giao dịch trên tài khoản vãng lai. Trên lý thuyết, theo Pháp lệnh ngoại hối, Việt Nam đã tự do hóa hoàn toàn các giao dịch vãng lai, tuy nhiên trên thực tế, có những giao dịch được phép thanh toán nhưng không mua được ngoại tệ vì Ngân hàng không đủ ngoại tệ để cung cấp cho nhu cầu chính đáng của các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế.
- Xây dựng cơ chế từng bước đưa VND vào tham gia thanh toán xuất nhập khẩu.
- Từng bước chuyển đổi của VND đối với các giao dịch trên tài khoản vốn thông qua việc cho phép sử dụng VND trong quan hệ vay, trả nợ nước ngoài cũng như trong hoạt động đầu tư nước ngoài của Việt Nam.
Các biện pháp trên chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở:
- Phát triển kinh tế bền vững, kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị VND, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cải thiện cán cân thanh toán. Về mặt trung, dài hạn, Việt Nam cần cấu trúc lại nền kinh tế theo mô hình phát triển chiều sâu, nâng cao chất lượng tăng trưởng; tập trung vốn đầu tư vào những ngành nghề trọng điểm có thể làm đòn bẩy phát triển kinh tế của cả nước; nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, nói cách khác là hướng tới một mô hình phát triển kinh tế phù hợp với thực tiễn và hoàn cảnh mới để có thể phát huy tối đa năng lực cạnh tranh của quốc gia. Lộ trình cấu trúc lại nền kinh tế phải được xây dựng trong chiến lược phát triển kinh tế tổng thể với thời gian 20 - 30 năm, với những giải pháp cụ thể cùng với quyết tâm chính trị cao, nhằm đảm bảo Việt Nam trong tương lai là một quốc gia có nền kinh tế mạnh, năng lực cạnh tranh cao.
- Nâng cao dự trữ ngoại hối quốc gia đủ mạnh. Xây dựng giải pháp và lộ trình cụ thể để giảm dần thâm hụt giữa tiết kiệm và đầu tu. Đây là một trong những điều kiện tiên quyết để nâng cao dự trữ ngoại tệ quốc gia - một điều kiện đủ để nâng cao tính chuyển đổi của VND.
- Củng cố nền tảng tài chính. Đây là vấn đề cực kỳ quan trọng không chỉ đối với Việt Nam, mà đối với cả các quốc gia khác thế giới. Bởi lẽ, khủng hoảng tài chính vừa qua đã bộc lộ khả năng quản trị rủi ro của các định chế tài chính xuất hiện nhiều lỗ hổng, nhu sử dụng đòn bẩy quá mức, thiếu kiểm soát đối với các tài sản ngoại bảng, thiếu thông tin về các sản phẩm chứng khoán hóa. Bên cạnh đó, hệ thống giám sát cũng tỏ ra bất lực vì không đua ra đuợc dự đoán về khủng hoảng. Sự phát triển quá mức của các hệ thống tuơng tự ngân hàng đã làm phức tạp thị truờng và gây khó khăn cho công tác giám sát. Trên bình diện quốc tế cũng cần có một hệ thống thống nhất điều tiết và giám sát các hoạt động tài chính mang tính toàn cầu.
- Xây dựng cơ chế giám sát chặt chẽ nguồn vốn ra (vào) Việt Nam, đảm bảo khả năng cung ngoại tệ trong truờng hợp có sự dịch chuyển vốn, từ đó đáp ứng đuợc điều kiện đủ để nâng cao tính chuyển đổi của VND. Nghiên cứu và áp dụng những chính sách đối phó với luồng vốn vào nhiều để có giải pháp chính sách tiền tệ phù hợp, hạn chế tác động của luồng vốn tới những diễn biến tiền tệ gây áp lực tăng lạm phát.
Có thể nói, để VND trở thành đồng tiền tự do chuyển đổi là vấn đề lớn, vấn đề mang tầm quốc gia, gắn liền với lộ trình phát triển kinh tế, phát triển thị truờng tài chính theo huớng tự do hóa và phát triển hệ thống tài chính vững mạnh.