Quản lý nhà nước về tỷ giá

Một phần của tài liệu HÒAN THIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NGOẠI HỐI CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM (Trang 32 - 42)

1.3.5.1. Khái niệm tỷ giá

Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có đồng tiền riêng, nhưng do nhu cầu mở rộng phạm vi buôn bán, đầu tư và các quan hệ tài chính quốc tế... trên toàn cầu đã đặt ra nhu cầu khách quan là các quốc gia phải thanh toán với nhau. Việc thanh toán giữa các quốc gia dẫn đến việc mua bán các đồng tiền khác nhau, đổi đồng tiền này lấy đồng tiền kia. Hai đồng tiền được trao đổi với nhau theo một tỷ lệ nhất định, tỷ lệ này gọi là tỷ giá.

Tỷ giá hối đoái là một phạm trù kinh tế bắt nguồn từ nhu cầu trao đổi hàng hóa, dịch vụ phát sinh trực tiếp từ tiền tệ, quan hệ tiền tệ giữa các quốc gia. Có nhiều cách tiếp cận khác nhau khi đề cập đến khái niệm tỷ giá hối đoái.

- Theo Thomas P.Flitch: Dictionary of Banking Terms. BARRON’S Third Edition 1997, trang 169: “Exchange Rate is conversation price for exchange one currency for another - Tỷ giá là giá chuyển đổi để đổi một đồng tiền này lấy một đồng tiền khác”.

- Theo Peter Collin: Dictionary of Banking and Finance. P&P Collin 1996, trang 87: “Rate of exchange of Exchange rate is price at which one currency is exchanged for another - Tỷ lệ trao đổi hay tỷ giá là giá cả, tại đó một đồng tiền này đổi lấy đồng tiền kia ”.

- Theo Giáo trình Tài chính Quốc tế hiện đại của GS.TS. Nguyễn Văn Tiến NXB Thống kê 2013 trang 341: “Exchange rate is the price of one currency in terms of another - Tỷ giá là giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua đồng tiền khác”.

Nhu vậy, có thể nói tỷ giá là “mức giá tại đó đồng tiền của một quốc

gia/khu vực có thể được chuyển đổi sang đồng tiền của quốc gia/khu vực khác”. 1.3.5.2. Phân loại tỷ giá

Theo nghiệp vụ giao dịch:

- Tỷ giá mua (Bid): là mức giá tại đó chủ thể yết giá (Ngân hàng thuơng mại và các tổ chức tài chính đuợc phép kinh doanh ngoại tệ) sẵn sàng trả để mua vào một đơn vị đồng yết giá.

- Tỷ giá bán (Ask/Offer): là mức giá tại đó chủ thể yết giá sẵn sàng đổi một đơn vị đồng tiền yết giá để lấy đồng tiền định giá.

Ngoài tỷ giá mua bán giữa các Ngân hàng và các doanh nghiệp, cá nhân còn có tỷ giá mua bán giữa các Ngân hàng thuơng mại với nhau (đuợc gọi là tỷ giá liên Ngân hàng.)

Theo chính sách tỷ giá:

- Tỷ giá chính thức (Offical Rate): tỷ giá do cơ quan quản lý tiền tệ (Ngân hàng trung uơng) công bố, phản ánh chính thức về giá trị đối ngoại của đồng nội tệ. Tỷ giá chính thức đuợc áp dụng để tính thuế xuất nhập khẩu và một số hoạt động khác liên quan đến tỷ giá chính thức.

- Tỷ giá chợ đen (Black Market Rate): là tỷ giá đuợc hình thành bên ngoài hệ thống Ngân hàng, do quan hệ cung cầu trên thị truờng chợ đen quyết định.

- Tỷ giá cố định (Fixed Rate): là tỷ giá do NHTW công bố cố định trong một biên độ dao động hẹp. Duới áp lực cung cầu của trị truờng, để duy trì tỷ giá cố định, buộc NHTW phải thuờng xuyên can thiệp, do đó làm cho dự trữ ngoại hối quốc gia thay đổi.

- Tỷ giá thả nổi hoàn toàn (Freely Floating Rate): là tỷ giá đuợc hình thành hoàn toàn theo quan hệ cung cầu trên thị truờng, NHTW không hề can thiệp.

- Tỷ giá thả nổi có điều tiết (Managed Floating Rate): là tỷ giá đuợc thả nổi, nhung NHTW tiến hành can thiệp để tỷ giá biến động theo huớng có lợi cho nền kinh tế.

Theo kỳ hạn:

- Tỷ giá giao ngay: tỷ giá áp dụng cho những Hợp đồng mua bán ngoại tệ đuợc thực hiện sau hai ngày làm việc kể từ ngày giao dịch.

- Tỷ giá kỳ hạn: tỷ giá áp dụng cho các Hợp đồng mua bán ngoại tệ đuợc ký kết ngày hôm nay nhung việc thực hiện giao dịch diễn ra tại một thời điểm xác định trong tuơng lai. Dù tỷ giá thị truờng biến động nhu thế nào, đến thời điểm đáo hạn, tỷ giá thực hiện vẫn giữ nguyên theo Hợp đồng đã ký kết.

Theo mức độ tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu:

- Tỷ giá danh nghĩa song phuơng (Nominal Bilateral Exchange Rate - NER): là giá của một đơn vị ngoại tệ đuợc biểu thị thông qua số đơn vị nội tệ mà chua đề cập đến tuơng quan sức mua hàng hóa và dịch vụ giữa chúng.

- Tỷ giá thực song phương (Real Bilateral Exchange Rate - RER): là tỷ giá danh nghĩa đã được điều chỉnh bởi chênh lệch tỷ lệ lạm phát giữa trong nước với nước ngoài. Do đó, nó là chỉ số phản ánh tương quan sức mua giữa nội tệ và ngoại tệ.

- Tỷ giá danh nghĩa đa phương (Nominal Effective Exchange Rate - NEER): là chỉ số tỷ giá trung bình của một đồng tiền so với đồng tiền còn lại.

- Tỷ giá thực đa phương (Real Effective Exchange Rate - REER): bằng tỷ giá danh nghĩa đa phương đã được điều chỉnh bởi tỷ lệ lạm phát giữa trong nước với nước ngoài, do đó, nó là chỉ số phản ánh tương quan sức mua giữa nội tệ với tất cả các đồng tiền còn lại.

1.3.5.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái thay đổi theo thời gian là do sự biến động của cung và cầu ngoại tệ. Có 05 nhân tố ảnh hưởng đến cung - cầu ngoại tệ, từ đó tác động đến tỷ giá hối đoái cân bằng.

Chênh lệch lạm phát giữa các quốc gia:

Theo lý thuyết ngang giá sức mua (Purchasing Power Parity - PPP), Nếu hai nước cùng sản xuất một loại hàng hóa giống nhau thì giá của nó sẽ như nhau trên toàn thế giới. Tỷ giá hối đoái phản ánh so sánh sức mua của đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ hay mức giá trong nước và mức giá của nước ngoài. Vì vậy, khi chênh lệch lạm phát giữa hai nước thay đổi, tức là mức giá cả ở hai nước này thay đổi, tỷ giá hối đoái giữa hai đồng tiền của hai nước đó sẽ biến động theo.

Nếu mức lạm phát trong nước cao hơn mức lạm phát của nước ngoài, sức mua của đồng nội tệ giảm so với ngoại tệ thì tỷ giá hối đoái có xu hướng tăng lên. Ngược lại, nếu mức lạm phát trong nước thấp hơn mức lạm phát ở nước ngoài, sức mua của đồng nội tệ tăng tương đối so với đồng ngoại tệ và tỷ giá giảm xuống.

Ví dụ:

USD/VND

Đồ thị 1.1: Đồ thị tác động của sự gia tăng lạm phát ở Mỹ tới tỷ giá hối đoái USD/VND

Giả sử lạm phát ở Mỹ cao hơn ở Việt Nam, khi đó:

Hàng hóa Mỹ đắt hơn so với hàng hóa Việt Nam, người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang dùng hàng Việt Nam dẫn đến cầu VND tăng, đường cầu D1 dịch chuyển sang phải thành D2

Cầu USD giảm do hàng hóa Mỹ đắt, cung VND giảm (do người Việt Nam không mua hàng hóa Mỹ), đường cung S1 dịch chuyển sang trái thành S2.

Kết hợp tác động của cầu VND tăng và cung VND giảm, ta có tỷ giá USD/VND mới cao hơn tỷ giá cũ hay VND lên giá.

Chênh lệch lãi suất giữa các quốc gia:

Thay đổi mức lãi suất ở hai nước ảnh hưởng đến tỷ giá dựa trên điều kiện ngang giá lãi suất.

Ví dụ:

USD/VND

Đồ thị 1.2: Đồ thị tác động của sự gia tăng lãi suất ở Mỹ tới tỷ giá hối đoái USD/VND

Giả sử lãi suất ở Mỹ tăng trong khi lãi suất ở Việt Nam không đổi, khi đó: Các nhà đầu tu Mỹ sẽ không thích đầu tu vào VND do lãi suất USD hấp dẫn hơn, do đó cầu VND giảm, đuờng cầu D1 sẽ dịch chuyển sang trái thành D2.

Mặt khác, lãi suất USD tăng nên các nhà đầu tu Việt Nam sẽ thích đầu tu vào USD hơn, do đó cầu USD tăng, cung VND tăng, đuờng cung VND dịch chuyển sang phải từ S1 thành S2.

Kết hợp tác động của cầu VND giảm và cung VND tăng ta có tỷ giá USD/VND mới thấp hơn tỷ giá cũ hay đồng VND mất giá.

Năng suất lao động và mức thu nhập giữa các quốc gia:

Nếu năng suất lao động của một nuớc cao hơn năng suất lao động ở nuớc khác thì những nhà kinh doanh ở nuớc có năng suất lao động cao có thể hạ giá hàng nội địa tuơng đối so với hàng ngoại mà vẫn thu đuợc lãi. Kết quả là cầu về hàng nội địa tăng, làm cho cầu về đồng nội tệ tăng và đồng nội tệ tăng giá hay tỷ giá giảm và nguợc lại.

nước khác dẫn đến đồng tiền tăng giá.

Tương quan so sánh mức thu nhập của hai quốc gia cũng quyết định sự tương quan giá trị giữa hai đồng tiền về mặt dài hạn do đó ảnh hưởng đến nhu cầu xuất nhập khẩu và nhu cầu đầu tư của hai nước. Nếu GDP tính theo đầu người của một nước tăng nhanh hơn nước khác làm cho nhu cầu nhập khẩu của nước đó tăng lên, cầu về ngoại tệ tăng, dẫn đến ngoại tệ tăng giá. Tuy nhiên, khi thu nhập theo đầu người tăng có nghĩa là tỷ suất sinh lời của các khoản đầu tư vào nước này sẽ tăng nhanh hơn, luồng vốn đầu tư đi vào nhiều hơn và lại làm cho bản tệ tăng giá. Sự thay đổi của tỷ giá phụ thuộc vào ảnh hưởng ròng của hai tác động trên.

Sự can thiệp của Chính phủ:

Chính phủ các nước có thể tác động đến tỷ giá hối đoái bằng nhiều cách:

- Trực tiếp can thiệp: điều chỉnh dự trữ chính thức (OR) và Quản lý ngoại hối.

- Gián tiếp can thiệp: chính sách điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế (chính sách thương mại quốc tế, kiểm soát lưu chuyển vốn), chính sách điều chỉnh cung tiền tệ MS (chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa), chính sách ngoại thương (thuế quan và hàng rào phi thuế quan).

Yếu tố tâm lý

Nếu sự yêu thích hàng ngoại tăng lên thì cầu về hàng nhập khẩu tăng, khiến cho cầu về ngoại tệ tăng dẫn đến đồng ngoại tệ tăng giá hay tỷ giá tăng và ngược lại.

Mặt khác, giả sử trước thông tin lạm phát của Việt Nam sẽ gia tăng, hoặc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) chuẩn bị tăng lãi suất, nhà đầu tư sẽ có nhu cầu nắm giữ USD nhiều hơn khiến cho đồng Việt Nam bị mất giá hay tỷ giá sẽ tăng.

1.3.5.4. Các chế độ tỷ giá

Chế độ tỷ giá cố định:

thay đổi tỷ giá giữa đồng nội tệ với một đồng ngoại tệ nào đó hoặc với một rổ các ngoại tệ nào đó.

- Đặc điểm: Tỷ giá được NHTW cam kết cố định trong một biên độ hẹp (thường từ 2%-5%), không phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối. Do mỗi đồng tiền quốc gia đều có tỷ giá với các đồng tiền khác, do đó, tỷ giá của một đồng tiền có thể được thả nổi với đồng tiền này nhưng lại cố định với một đồng tiền khác.

- Vai trò của NHTW: NHTW buộc phải mua vào hay bán ra đồng nội tệ trên thị trường ngoại hối nhằm duy trì tỷ giá cố định trong một biên độ hẹp đã định trước.

Chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn:

- Khái niệm: là chế độ tỷ giá trong đó tỷ giá hối đoái được xác định và vận động một cách tự do theo quy luật thị trường, trực tiếp theo quy luật cung cầu ngoại tệ trên thị trường.

- Đặc điểm: Sự biến động của tỷ giá là không có giới hạn và luôn phản ánh những thay đổi trong quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối.

- Vai trò của NHTW: NHTW tham gia thị trường ngoại hối với tư cách là một thành viên bình thường, nghĩa là NHTW có thể mua hay bán một đồng tiền nhất định phục vụ cho mục đích hoạt động của mình chứ không nhằm mục đích can thiệp lên tỷ giá.

Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết:

- Khái niệm: là chế độ tỷ giá hối đoái có sự kết hợp giữa hai chế độ tỷ giá hối đoái nói trên. Trong đó, tỷ giá hối đoái sẽ được xác định trên thị trường theo quy luật cung cầu về ngoại tệ. Chính phủ can thiệp vào thị trường khi tỷ giá hối đoái có những biến động mạnh.

- Đặc điểm:

+ NHTW không cam kết duy trì tỷ giá cố định hay một biên độ dao động hẹp xung quanh như trong chế độ tỷ giá cố định, đồng thời sự biến động của tỷ

giá cũng không phản ánh hoàn toàn quan hệ cung cầu của thị truờng nhu trong chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn.

+ Trong nhiều truờng hợp, NHTW công bố một biên độ biến động đuợc phép hàng ngày đối với tỷ giá và chỉ can thiệp vào thị truờng với tu cách là nguời mua, nguời bán cuối cùng khi tỷ giá thị truờng có những biến động mạnh vuợt quá biên độ cho phép.

- Vai trò của NHTW: tích cực và chủ động can thiệp để tỷ giá biến động theo huớng có lợi cho nền kinh tế.

1.3.5.5. Hệ thống công cụ điều tiết tỷ giá

Phá giá tiền tệ (Devaluation):

Trong chế độ tỷ giá cố định, phá giá tiền tệ là việc Chính phủ đánh tụt giá đồng nội tệ so với các ngoại tệ. Biểu hiện của việc phá giá tiền tệ là tỷ giá đuợc điều chỉnh tăng so với mức mà Chính phủ đã cam kết duy trì. Tỷ giá tăng làm cho nội tệ giảm giá, nên gọi là phá giá.

- Phá giá chủ động: Do giá cả hàng hóa và tiền luơng là cứng (ít co giãn trong ngắn hạn), nên khi điều chỉnh tỷ giá tăng đột ngột, tức phá giá tiền tệ sẽ làm cho giá hàng hóa xuất khẩu tính bằng ngoại tệ giảm, kích thích tăng xuất khẩu; nguợc lại, phá giá tiền tệ làm cho giá hàng hóa nhập khẩu tính bằng nội tệ tăng, làm giảm nhập khẩu, kết quả là cán cân thuơng mại đuợc cải thiện, tạo công ăn việc làm, kích thích sản xuất trong nuớc, tăng dự trữ quốc gia.

- Phá giá bị động: Trong truờng hợp đồng nội tệ đuợc tính giá quá cao, làm mất cân đối cung cầu trên thị truờng ngoại hối (cung ít, cầu nhiều). NHTW tiến hành can thiệp làm dự trữ ngoại ngoại hối cạn kiệt. Để cung cầu cân bằng và dự trữ ngoại hối không giảm nữa, Chính phủ buộc phải phá giá (bị động) tiền tệ. Phá giá bị động xảy ra khi có một cú sốc mạnh và kéo dài đối với cán cân thuơng mại.

Nâng giá tiền tệ (Revaluation):

tệ. Biểu hiện của phá giá tiền tệ là tỷ giá được điều chỉnh giảm so với mức mà Chính phủ đã cam kết duy trì. Tỷ giá giảm làm cho nội tệ tăng giá, nên gọi là nâng tỷ giá.

- Lý do một quốc gia phải nâng giá tiền tệ:

+ Áp lực từ các nước đối tác thương mại có cán cân thương mại thâm hụt; + Nhằm tránh phải tiếp nhận những đồng ngoại tệ (chủ yếu là USD) bị mất giá chạy vào nước mình;

+ Nhằm hạ nhiệt nền kinh tế quá nóng do sau khi nâng giá tiền tệ làm giảm xuất khẩu, giảm đầu tư vào trong nước;

+ Xây dựng sự ảnh hưởng của nước mình ở bên ngoài (tăng cường đầu tư và xuất khẩu vốn ra nước ngoài).

Hoạt động mua bán của NHTW trên thị trường ngoại hối: là việc

NHTW tiến hành mua bán nội tệ với một tỷ giá cố định (trong chế độ tỷ giá cố định) hay tác động làm cho tỷ giá biến động tới một mức nhất định theo mục tiêu đã đề ra (trong chế độ tỷ giá thả nổi hay thả nổi có điều tiết). Để tiến hành can thiệp, NHTW buộc phải có một lượng dự trữ ngoại hối nhất định, tạo ra hiệu ứng thay đổi cung tiền trong lưu thông. Tuy nhiên, công cụ này có thể tạo ra áp lực lạm phát hay thiểu phát không mong muốn cho nền kinh tế.

Biện pháp kết hối: là việc Chính phủ quy định đối với các thể nhân và

Một phần của tài liệu HÒAN THIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NGOẠI HỐI CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM (Trang 32 - 42)