Chính sách quản lý ngoại hối là công cụ thực hiện chính sách kinh tế đố

Một phần của tài liệu HÒAN THIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NGOẠI HỐI CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM (Trang 42 - 43)

đối ngoại, hỗ trợ chính sách ngoại thương và đầu tư quốc tế

Chính sách quản lý ngoại hối và chính sách kinh tế đối ngoại của mỗi quốc gia có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong đó, chính sách kinh tế đối ngoại quyết định chiến lược, phương hướng hoạt động của chính sách ngoại hối. Mặt khác, chính sách ngoại hối là một trong các phương tiện hữu hiệu góp phần thực hiện chính sách kinh tế đối ngoại.

- Trong trường hợp mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, chính sách ngoại hối sẽ được thực hiện theo hướng nới lỏng qua các biện pháp như tự do hoá các giao dịch vãng lai, tự do hoá một số giao dịch vốn nhằm tạo điều kiện cho hoạt động ngoại thương và đầu tư quốc tế. Chính sách quản lý ngoại hối phù hợp sẽ góp phần tăng nguồn dự trữ ngoại hối quốc gia, đảm bảo nguồn cung và cầu ngoại tệ, tạo sự bình ổn tỷ giá, giảm bớt sự lệ thuộc vào bên ngoài, tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức linh hoạt và chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình, thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển.

Tỷ giá là công cụ đo lường giá trị giữa các đồng tiền, do đó nó có tác dụng như một công cụ cạnh tranh trong thương mại và giao lưu quốc tế. Trong thương mại quốc tế, khi nội tệ hạ giá so với ngoại tệ, giá hàng xuất khẩu tính bằng ngoại tệ sẽ giảm, làm nâng cao khả năng cạnh tranh của quốc gia đó; đồng thời giá hàng hoá nước ngoài tính bằng nội tệ tăng làm giảm nhu cầu nhập khẩu. Tuy nhiên, nếu tình trạng phá giá bản tệ kéo dài, tác động này sẽ giảm hiệu lực, do giá cao của hàng nhập (nguyên vật liệu) được chuyển vào giá thành hàng xuất, đẩy giá hàng xuất khẩu lên cao, làm triệt tiêu các lợi điểm do tỷ giá mang lại. Tương tự, khi bản tệ được đánh giá cao so với ngoại tệ, hoạt động nhập khẩu được khuyến khích do hàng nhập khẩu trở nên rẻ hơn, và hoạt động xuất khẩu bị

hạn chế do giá hàng trở nên đắt hơn. Nếu tình trạng này bị kéo dài, cán cân vãng lai sẽ bị thâm hụt.

- Trong lĩnh vực đầu tu quốc tế, chính sách quản lý ngoại hối góp phần đáng kể trong việc thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn nuớc ngoài. Cơ chế tỷ giá hợp lý, phản ánh đúng giá trị bản tệ sẽ tạo tâm lý an tâm cho các nhà đầu tu quốc tế. Chính sách quản lý ngoại hối thông thoáng, linh hoạt, phù hợp với sự biến động của nền kinh tế quốc gia và nền kinh tế toàn cầu là một trong những yếu tố căn bản hạn chế rủi ro tỷ giá, rủi ro quốc gia.

Một phần của tài liệu HÒAN THIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NGOẠI HỐI CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w