giá. Do vậy, các quy định cho vay bằng ngoại tệ phải được mở rộng tối đa trong phạm vi cho phép, tỷ lệ dự trữ bắt buộc của bản tệ và ngoại tệ phải thay đổi theo hướng nâng cao mức dự trữ bắt buộc đối với ngoại tệ và hạ thấp mức dự trữ đối với bản tệ.
1.4.3. Chính sách quản lý ngoại hối quyết định khả năng chuyển đổi củabản tệ bản tệ
Tính chuyển đổi của đồng tiền là việc tự do sử dụng và trao đổi tiền tệ theo một tỷ giá nhất định. Theo IMF, một đồng tiền được xem là có khả năng chuyển đổi khi Chính phủ cam kết việc không hạn chế chuyển đổi tiền tệ trong các giao dịch vãng lai, giao dịch vốn và các chu chuyển khác. Trong đó, yêu cầu tối thiểu là tiền tệ phải có khả năng chuyển đổi trên tài khoản vãng lai. Nói cách khác, một đồng tiền được xem là có khả năng chuyển đổi tối thiểu khi nó được tự do chuyển đổi trên tài khoản vãng lai. Các đồng tiền mạnh trên thế giới như USD, EUR, GBP, JPY... đều có khả năng chuyển đổi cao.
Với những đồng tiền mạnh có khả năng chuyển đổi, các biện pháp mang tính hành chính trong kiểm soát ngoại hối như quy định tỷ lệ kết hối, khống chế biên độ mua bán ngoại tệ của các NHTM, quản lý thị trường ngoại tệ - chợ đen... là không cần thiết.
Đối với những đồng tiền không có khả năng chuyển đổi, Chính phủ phải chủ động tập trung nguồn ngoại tệ thông qua việc bắt buộc các doanh nghiệp, thậm chí cá nhân có nguồn thu ngoại tệ kết hối theo một tỷ lệ nhất định; can thiệp trực tiếp lên tỷ giá; kiểm soát chặt chẽ việc chuyển ngoại tệ ra nước ngoài.
Tuy nhiên, trong quá trình vận hành, chính sách quản lý ngoại hối cũng tác động trở lại đối với khả năng chuyển đổi của đồng tiền. Chẳng hạn, để tạo khả năng chuyển đổi cho bản tệ, các quy định kiểm soát ngoại hối như chủ động phá giá tiền tệ để khuyến khích xuất khẩu, quy định tỷ lệ kết hối cao, tăng cung
ngoại tệ cho nền kinh tế, đồng thời hạn chế luồng ngoại tệ chuyển ra nuớc ngoài. ...sẽ tạo điều kiện gia tăng nguồn dự trữ ngoại hối quốc gia.