CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
3.2.1. Hoàn thiện và ban hành đồng bộ hệ thống văn bản pháp lý về quản lý ngoại hối
Việc hệ thống văn bản pháp luật về quản lý ngoại hối còn nhiều lỗ hổng cũng nhu tình trạng một số văn bản còn chồng chéo lên nhau gây khó khăn, vuớng mắc cho không những hoạt động quản lý của NHNN mà còn ảnh huởng đến hoạt động của các đối tuợng tham gia trên thị truờng ngoại hối là các Ngân hàng thuơng mại, các doanh nghiệp và cá nhân. Không chỉ đối với nguời dân mà ngay cả đối với cán bộ, công chức nhà nuớc cũng không biết là phải dựa vào quy định nào của pháp luật để thực thi công vụ trong các truờng hợp quy định của pháp luật có sự mâu thuẫn, chồng chéo và trùng lắp. Điều này thể hiện ở việc có không ít văn bản đuợc ban hành chua đồng bộ, thiếu tính thống nhất; văn bản do cơ quan cấp duới ban hành không phù hợp với văn bản của cơ quan cấp trên hoặc các văn bản cùng loại có những quy định chua đuợc thống nhất với nhau.
Hoạt động ngoại hối trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế phát sinh nhiều vấn đề vuớng mắc đòi hỏi phải có cơ sở pháp lý huớng dẫn thực hiện nhu việc sử dụng ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam, việc chuyển vốn đầu tu ra - vào Việt Nam.. ..Trong từng lĩnh vực ngoại hối cũng đặt ra những yêu cầu riêng đòi hỏi phải giải quyết một cách phù hợp.
Để khắc phục các hạn chế nêu trên, NHNN cần thực hiện một số công việc sau:
- Tiếp tục đồng bộ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật: NHNN cần thu gọn các loại văn bản chứa quy phạm pháp luật nhằm làm cho hệ thống quy định trở nên đơn giản hơn, tạo thuận lợi cho việc bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật trong lĩnh vực quản lý ngoại hối, khiến các quy định trở nên dễ tiếp cận, thuận lợi cho công tác thi hành và áp dụng.
bản để sửa nhiều văn bản là một quy định tiến bộ của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Theo đó có thể tiến hành việc sửa đổi nhiều văn bản ngay trong một văn bản thay vì phải sửa đổi lần luợt từng văn bản. Chính vì vậy, với việc áp dụng kỹ thuật một văn bản sửa nhiều văn bản cho phép NHNN khi sửa đổi một quy định trong lĩnh vực Ngân hàng nói chung và ngoại hối nói riêng sẽ đồng thời sửa ngay những quy định có liên quan trong các văn bản khác do mình ban hành để bảo đảm sự thống nhất giữa các quy định mới với hệ thống quy định cũ, tránh xảy ra các truờng hợp mâu thuẫn, chồng chéo, trùng lắp với các quy định cũ.
- Hoàn thiện quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, văn bản huớng dẫn thực hiện theo huớng nâng cao hiệu quả bảo đảm tính thống nhất:
Tập trung công tác soạn thảo các văn bản quản lý ngoại hối vào một đầu mối cơ quan là Vụ Pháp chế - trực thuộc Ngân hàng Nhà nuớc. Đây là cơ quan thuần tuý mang tính chuyên môn pháp lý, sử dụng các kỹ thuật lập pháp để soạn thảo văn bản. Tăng cuờng chất luợng của công tác thẩm định, thẩm tra dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
3.2.2. Tiếp tục cải tiến chính sách tỷ giá theo hướng linh hoạt hơn theo cung cầu ngoại tệ thị trường, kết hợp hài hoà với chính sách lãi suất
Khi nền kinh tế ngày càng hội nhập, dù chua tự do hoá hoàn toàn tài khoản vốn nhung duới yêu cầu của những cam kết khi gia nhập Tổ chức Thuơng mại Thế giới WTO và sắp tới là ký kết Hiệp định đối tác kinh tế chiến luợc xuyên Thái Bình Duơng TPP, luồng vốn sẽ di chuyển dễ dàng hơn đã đặt ra thách thức mới đối với việc kiểm soát luồng vốn, điều hành chính sách tiền tệ và cơ chế tỷ giá hay còn gọi là “bộ ba bất khả thi: tỷ giá cố định, tự do hoá tài khoản vốn và sự độc lập của chính sách tiền tệ”.
Với cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt theo cung cầu thị truờng, các nhà đầu tu, các doanh nghiệp cũng nhu các cá nhân sẽ có cơ hội phát huy tính năng động, tự chủ trong kinh doanh, đồng thời cũng là một thách thức lớn trong việc
nâng cao khả năng nắm bắt các quy luật để có thể hội nhập với cơ chế thị truờng. Việc tăng cuờng tỷ giá theo huớng linh hoạt sẽ góp phần giảm bớt các gánh nặng phải duy trì tỷ giá ở một mức nào đó trong điều kiện dòng vốn, vào ra hiện nay tuơng đối tự do, linh hoạt. Việc xây dựng chính sách tỷ giá theo huớng thiên về thả nổi nhằm phản ánh đúng những biến động của thị truờng nhung NHNN sẽ có những hành động can thiệp kịp thời đúng thời điểm thông qua việc mua vào, bán ra khi tỷ giá biến động quá mức, kết hợp với việc kiểm soát luồng vốn.
Để xây dựng và thực hiện đuợc chính sách tỷ giá linh hoạt, NHNN có thể tham khảo một số nội dung sau:
- Tỷ giá liên ngân hàng hàng ngày đuợc công bố phải theo tín hiệu thị truờng; trong một ngày, tỷ giá cũng có thể tăng hoặc giảm chứ không chỉ có một tỷ giá cố định trong một thời gian dài nhu hiện nay.
- Thay vì cơ chế neo tỷ giá vào USD nhu hiện nay, NHNN nên xác định tỷ giá trên cơ sở neo tỷ giá vào một rổ tiền với cơ cấu các tiền tệ theo tỷ trọng thuơng mại của những quốc gia có quan hệ thuơng mại với Việt Nam. Tỷ giá VND đuợc phản ánh chính xác hơn và ít bị phụ thuộc riêng vào sự mạnh yếu của USD, tình trạng đô la hoá thị truờng cũng sẽ giảm đi. Tỷ giá đó phải đuợc tính toán để thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ là kiểm soát lạm phát và ổn định giá trị đồng nội tệ.
- Xây dựng hệ thống giám sát tài chính hiệu quả, thuờng xuyên hoạt động trên thị truờng ngoại hối để kịp thời ngăn chặn các hành vi lũng đoạn thị truờng, đầu cơ tích trữ.. .và cảnh báo nguy cơ xảy ra khủng hoảng tiền tệ để kịp thời có biện pháp đối phó kịp thời.
- Xây dựng quy chế thông tin, thống kê, hệ thống hoá kịp thời số liệu luồng ngoại tệ ra, vào trong nuớc, từ đó dự báo quan hệ cung cầu trên thị truờng để làm căn cứ điều hành chính sách tỷ giá và quản lý thị truờng ngoại hối hiệu quả hơn.
kinh doanh ngoại hối; có khả năng tự quyết, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tỷ giá đã tính toán nhằm thực hiện đuợc mục tiêu chính sách tỷ giá đua ra.
Một khi tỷ giá hối đoái phản ánh đúng mối quan hệ cung - cầu trên thị truờng ngoại hối thì tỷ giá hối đoái trên thị truờng tự do hầu nhu không còn chỗ đứng và sẽ bị triệt tiêu. Điều này giúp ổn định thị truờng ngoại hối tại Việt Nam, từ đó có thể xác định đuợc số luợng giao dịch trên thị truờng, buớc đầu làm cơ sở cho việc tính toán, ban hành các quyết định mới nhằm điều hành thị truờng ngoại hối một cách có hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, cần có sự phối hợp hài hoà giữa chính sách tỷ giá với chính sách lãi suất. Giữa lãi suất và tỷ giá có mối quan hệ ràng buộc khá chặt chẽ, nếu tỷ giá có xu huớng giảm thì nguời ta bắt đầu quan tâm đến lãi suất, nếu lãi suất có xu huớng giảm thì nguợc lại, dân chúng thuờng chuyển sang quan tâm đến tỷ giá. Các hành vi bán - mua - gửi - rút ngoại tệ luôn quan hệ chặt chẽ với nhau và nó sẽ tạo ra dòng chuyển giữa VND và ngoại tệ. Do đó, trong quản lý vĩ mô, chính sách lãi suất và tỷ giá phải đuợc xử lý một cách đồng bộ và phù hợp với thực trạng nền kinh tế trong từng thời kỳ nhất định.