Sự phát triển của công nghệ thông tin không chỉ đưa các dân tộc trên thế giới tiến lại gần nhau hơn, mà còn đẩy nhanh tiến độ hội nhập của nền kinh tế toàn cầu. Toàn cầu hóa mang lại nhiều thuận lợi và cũng đi kèm với nhiều khó khăn, thách thức đến cho các quốc gia, nhất là với các quốc gia kinh tế đang phát triển như Việt Nam, đặc biệt trong giai đoạn nền kinh tế thế giới có nhiều biến động, đang trên đà hồi phục sau cuộc suy thoái khởi điểm từ tháng 9/2008.
Năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ cuộc khủng hoảng tín dụng nhà đất ở Mỹ và bắt đầu lan rộng. Từ sự suy thoái của thị trường nhà đất Mỹ với nguyên nhân được người ta nhắc đến nhiều nhất sau này là "cho vay dưới chuẩn" (tài sản thế chấp cho các khoản vay bất động sản không đủ đảm bảo trả nợ), cuộc khủng hoảng lan sang thị trường tài chính và rồi tới kinh tế toàn cầu.
Cuộc khủng hoảng tài chính này đã đưa nước Mỹ rơi vào suy thoái, Nhật Bản, Tây Âu không có tăng trưởng, thậm chí tăng trưởng âm như: Anh (-1,3%), Đức (-0,8%), Mỹ và Tây Ban Nha (-0,7%). Một số nước có tăng trưởng hàng năm cũng giảm mạnh như Trung Quốc. Để kích thích tăng trưởng kinh tế, chính phủ các nước EU tích cực đi vay nước ngoài để tăng cường chi tiêu công, dẫn tới cuộc khủng hoảng nợ công ở Châu Âu mà mở màn là Hy Lạp. Dư âm của cuộc khủng hoảng nợ công tại Hy Lập vẫn còn đến thời điểm hiện nay.
Bên cạnh đó, xung đột tại Ukraina cuối năm 2014 đã dẫn tới cuộc khủng hoảng tại Nga. Sau khi Mỹ quyết định áp dụng lệnh trừng phạt Nga thông qua công nghiệp dầu mỏ vốn là chủ đạo của nền kinh tế Nga, làm tăng nguồn cung dầu dẫn tới giá năng lượng trên toàn thế giới giảm. Bên cạnh đó, Nhật Bản đối
mặt với tình trạng giảm phát ngày càng gia tăng đã khiến cho Trung Quốc vuợt lên Nhật Bản, trở thành cuờng quốc thứ hai thế giới sau Mỹ và luôn đạt đuợc tốc độ tăng truởng khá ổn định (trung bình 10%/năm).