2.1.2.1. Thuận lợi
- Tình hình chính trị - xã hội ổn định, nền kinh tế vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, tiềm lực và quy mô nền kinh tế tăng lên, nước ta đã ra khỏi tình trạng kém phát triển.
Tuy gặp phải không ít khó khăn khi nền kinh tế khu vực và thế giới bị khủng hoảng nhưng nhờ các biện pháp ổn định kinh tế vĩ mô của Chính phủ, tỷ lệ lạm phát được đã được kiềm chế, tốc độ tăng trưởng được duy trì ở mức ổn định. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2011 - 2014 đạt 5,5%. Quy mô tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2014 tính theo giá thực tế đạt 184 tỉ USD, GDP bình quân đầu người đạt 2.028 USD.
Đơn vị: %
Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế xã hội của Chính phủ
Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế và lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2011-2014
- Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được xây dựng và hoàn thiện; chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng tiếp tục được thể chế hoá thành luật pháp, cơ chế, chính sách ngày càng đầy đủ, đồng bộ hơn như cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước; Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư 2005 và mới đây nhất là Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư 2014, hiệu lực từ ngày 01/7/2015 đã tạo môi trường pháp lý bình đẳng giữa các doanh nghiệp; áp dụng cơ chế tỷ giá linh hoạt hơn để đảm bảo nguồn cung ngoại tệ cho khối tư nhân. Hơn nữa, việc chính sách và thông tin ngày càng minh bạch đã nâng cao uy tín của Chính phủ và cải thiện môi trường kinh doanh.
- Môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện; các yếu tố thị trường và các loại thị trường tiếp tục hình thành, phát triển; nền kinh tế nhiều thành phần có bước phát triển mạnh.
2.1.2.2. Khó khăn
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, Việt Nam còn phải đối mặt với nhiều khó khăn do những yếu kém của nền kinh tế cộng với những vấn đề mới phát sinh làm hạn chế quá trình phát triển của đất nước như sau:
- Kinh tế phát triển chưa bền vững; chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, cơ hội và yêu cầu phát triển của đất nước.
Tăng trưởng kinh tế chủ yếu theo chiều rộng dựa vào tăng đầu tư, khai thác tài nguyên; các cân đối vĩ mô chưa vững chắc. Cơ cấu kinh tế giữa các ngành, lĩnh vực chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng còn chậm. Cơ cấu trong nội bộ từng ngành cũng chưa thật hợp lý. Năng suất lao động xã hội thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Năng lực cạnh tranh quốc gia chậm được cải thiện. Đầu tư vẫn dàn trải. Hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đầu tư thấp, còn thất thoát, lãng phí, nhất là nguồn vốn đầu tư của Nhà nước. Trình độ phát triển giữa các vùng cách biệt lớn và có xu hướng mở rộng.
- Những yếu tố bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường chưa được chú ý đúng mức
nguyên quốc gia nhung hiệu quả đầu tu và tăng truởng chua tuơng xứng, cổ phần hóa và đổi mới doanh nghiệp nhà nuớc còn chậm, quản lý nhà nuớc và thực hiện quyền chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nuớc còn nhiều bất cập. Một số tập đoàn kinh tế và doanh nghiệp nhà nuớc kinh doanh thua lỗ, gây bức xúc trong xã hội. Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, các nông, lâm truờng quốc doanh chậm, lúng túng. Chất luợng xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển một số ngành, vùng, nhất là quy hoạch sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản còn yếu, gây lãng phí, thất thoát lớn. Quản lý thị truờng, nhất là thị truờng bất động sản, thị truờng tài chính, có lúc còn lúng túng, sơ hở, thiếu chặt chẽ dẫn đến tình trạng đầu cơ, làm giàu bất chính cho một số nguời; chính sách phân phối còn nhiều bất hợp lý.
Chính phủ đã có nhiều buớc tiến quan trọng trong việc duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, tuy nhiên nền kinh tế vẫn còn tiềm ẩn một số bất ổn nhu thâm hụt cán cân thuơng mại, thâm hụt cán cân thanh toán, tỷ giá hối đoái chua ổn định, nguy cơ lạm phát cao. Sự phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ còn chua đồng bộ. Việc xử lý giữa ổn định kinh tế vĩ mô và tăng truởng chua thật hợp lý, tốc độ tăng truởng tuy đạt khá cao nhung lại làm nảy sinh những khó khăn mới cho ổn định kinh tế vĩ mô.