2.3.1.1. Khuôn khổ pháp lý dần đi vào hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi và đảm bảo mục tiêu quản lý
Giai đoạn 2011-2015, Chính phủ xác định một trong các nhiệm vụ trọng tâm là tiếp tục tăng cuờng, hoàn thiện thể chế, chính sách quản lý ngoại hối cũng nhu đối với thị truờng vàng. Giai đoạn cuối năm 2013 và năm 2014 có thể coi là điểm sáng của NHNN trong việc hoàn thiện thể chế, chính sách về quản lý ngoại hối. Đặc biệt, trong năm 2014, NHNN đã trình Chính phủ ký ban hành 02 Nghị định, 01 Chỉ thị và ban hành 09 Thông tu liên quan đến hoạt động quản lý ngoại hối và quản lý thị truờng vàng. Cụ thể nhu Nghị định số 70/2014/NĐ-CP đuợc ban hành ngày 17/7/2014 huớng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối sửa đổi, góp phần tạo cơ sở pháp lý cho NHNN tăng cuờng công tác quản lý ngoại hối, ổn định cung cầu ngoại tệ trên thị truờng, tạo điều kiện thuận lợi và bảo đảm lợi ích hợp pháp cho tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ngoại hối, phù hợp với yêu cầu thực tiễn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế.
- Nghị định số 50/2014/NĐ-CP ngày 20/5/2014 về quản lý dự trữ ngoại hối nhà nuớc đã tạo cơ sở pháp lý cho việc tập trung ngoại tệ vào NHNN để cải
thiện quy mô dự trữ ngoại hối, đồng thời NHNN chủ động hơn trong việc điều hành và đầu tu dự trữ ngoại hối nhà nuớc.
- Nghị định số 219/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 về quản lý vay, trả nợ nuớc ngoài; Thông tu 25/2014/TT-NHNN ngày 15/9/2014 huớng dẫn thủ tục đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nuớc ngoài của doanh nghiệp không đuợc Chính phủ bảo lãnh góp phần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về vay, trả nợ nuớc ngoài theo huớng chặt chẽ, rõ ràng hơn, đảm bảo đuợc vai trò quản lý của nhà nuớc đối với hoạt động vay nợ không đuợc Chính phủ bảo lãnh.
- Thông tu số 32/2013/TT-NHNN ngày 26/12/2013 quy định hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam đã góp phần đáng kể trong việc ngăn chặn tình trạng đô la hóa nền kinh tế, tăng niềm tin của nguời dân vào VND, hạn chế những tác động tiêu cực đến cung - cầu ngoại tệ và chính sách tỷ giá, tiền tệ trong nuớc.
Các quy định về quản lý ngoại hối đã từng buớc đuợc hoàn thiện, đáp ứng đòi hỏi của thị truờng, của nền kinh tế đồng thời đảm bảo tăng cuờng vai trò quản lý của Nhà nuớc.
2.3.1.2. Cải thiện quy mô dự trữ ngoại hối nhà nước
Giai đoạn 2011-2015 đánh dấu buớc tiến lớn của Chính phủ Việt Nam trong việc mở rộng quy mô dự trữ ngoại hối nhà nuớc. Đầu năm 2011 dự trữ ngoại hối nhà nuớc ở mức rất thấp do chịu ảnh huởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, chỉ đạt 12,58 tỷ, các chỉ tiêu đánh giá quy mô dự trữ ngoại hối đều ở mức rất thấp so với các tiêu chí của IMF, cụ thể: Quy mô dự trữ ngoại hối/tuần nhập khẩu là 6,74 (theo IMF mức tối thiểu là 8-12 tuần nhập khẩu); Quy mô dự trữ ngoại hối nhà nuớc/Nợ nuớc ngoài ngắn hạn là 135% (theo IMF tối thiểu là 200%); Quy mô dự trữ ngoại hối/ Mức cung tiền M2 là 9,35% (theo IMF là từ 10-20%).
và NHNN đã thực thi hàng loạt các biện pháp điều hành quyết liệt để kiềm chế lạm phát, bình ổn thị truờng ngoại hối, chống tình trạng đô la hóa và vàng hóa nền kinh tế. Nhờ đó, kinh tế vĩ mô đã có những dấu hiệu tích cực, thị truờng ngoại hối bình ổn, dự trữ ngoại hối đã tăng dần trở lại, tuơng đuơng 25,6 tỷ USD vào cuối năm 2012 và uớc đạt 38 tỷ USD vào cuối năm 2015. Đây là tiền đề thuận lợi để duy trì lòng tin về khả năng đảm bảo thanh toán nghĩa vụ nợ nuớc ngoài của nền kinh tế, khả năng hỗ trợ giá trị của VND, khả năng đảm bảo tài chính của quốc gia góp phần thu hút đầu tu trực tiếp và đầu tu gián tiếp nuớc ngoài. Không những thế, nó còn giúp bảo vệ giá trị đồng nội tệ, hạn chế sự biến động quá mức của tỷ giá hối đoái, đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tế, chống đỡ khủng hoảng kinh tế và tài chính.
2.3.1.3. Khuyến khích kiều hối, thu hút nguồn ngoại tệ vào hệ thống Ngân hàng, hạn chế sử dụng ngoại hối trong nước, ổn định thị trường ngoại tệ
Chính sách thu hút kiều hối đuợc NHNN thực hiện theo huớng ngày càng thông thoáng hơn, đáp ứng xu thế hội nhập của xã hội. Mạng luới nhận và chi trả ngoại tệ của các TCTD và tổ chức kinh tế ngày càng mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động gửi tiền về nuớc của nguời dân Việt Nam ở nuớc ngoài. Luợng kiều hối chuyển về ngày càng tăng, luôn nằm trong 10 quốc gia có luợng kiều hối chuyển về cao nhất thế giới đã góp phần cải thiện cán cân vãng lai và tăng dự trữ ngoại hối, phục vụ các nhu cầu phát triển kinh tế trong nuớc.
Chủ truơng chống đô la hóa đuợc thực hiện nhất quán, góp phần nâng cao tính chuyển đổi của VND. Tình trạng đô la hóa đuợc đẩy lùi đáng kể trong những năm gần đây khi NHNN triển khai các giải pháp đồng bộ, kết hợp linh hoạt các công cụ của chính sách tiền tệ, điều hành lãi suất, tỷ giá theo huớng tăng tính hấp dẫn của đồng Việt Nam nhu tăng dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ tại các TCTD lên tới 7% trên tổng số du tiền gửi, giảm trạng thái ngoại tệ từ +/-30% xuống còn +/-20%, giảm trần lãi suất huy động tiền gửi ngoại tệ, điều hành lãi suất nội tệ và ngoại tệ hợp lý. Đồng thời, NHNN cũng điều chỉnh hạ dần lãi suất
cho vay, hạn chế các đối tượng được vay ngoại tệ trong nước, khuyến khích quan hệ huy động sang quan hệ mua bán ngoại tệ hay đặc biệt là quy định các giao dịch trong nước không được thanh toán, niêm yết, định giá ... bằng ngoại tệ.
2.3.1.4. Tỷ giá phần nào phản ánh được quan hệ cung - cầu ngoại tệ trên thị trường, chính sách tỷ giá được điều hành khá linh hoạt
Với mục tiêu nhất quán là ổn định lạm phát, bình ổn kinh tế vĩ mô, NHNN đã thành công trong việc duy trì tỷ giá bình quân liên Ngân hàng khá ổn định trong giai đoạn 2011-2015. NHNN sử dụng kết hợp các công cụ, đặc biệt là công cụ lãi suất để điều hành chính sách tỷ giá một cách linh hoạt. Đây là một thành công của NHNN, bởi trước đây, tỷ giá thường được điều tiết thông qua các công cụ mang tính hành chính. Năm 2015, mặc dù không đạt được mục tiêu ban đầu tỷ giá tăng không quá 2%, nhưng cũng được coi là hành động chính xác và cần thiết của NHNN trong tình hình kinh tế thế giới biến động mạnh, Mỹ dự kiến tăng lãi suất và đặc biệt là 03 lần phá giá đồng nội tệ của Trung Quốc. Sau những lần điều chỉnh trên, tỷ giá đồng Việt Nam có dư địa đủ lớn để linh hoạt trước các diễn biến bất lợi trên thị trường quốc tế và trong nước không chỉ từ nay đến cuối năm mà cả những tháng đầu năm 2016, tạo sự ổn định vững chắc cho thị trường ngoại tệ và đảm bảo khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam. Nếu không tăng tỷ giá thì NHNN sẽ là đối tượng đầu tiên rơi vào tình thế khó khăn do phải bán ngoại tệ can thiệp thị trường nhiều lần sẽ khiến NHNN hụt hơi và mất dự trữ quốc gia rất nhanh.
Bên cạnh đó, một số hiện tượng tiêu cực như chênh lệch khá lớn giữa tỷ giá trên thị trường chính thức và thị trường tự do, hiện tượng “hai tỷ giá” tại các Ngân hàng thương mại giảm đáng kể trong giai đoạn 2011-2015. Có những thời điểm, chênh lệch tỷ giá giữa hai thị trường chỉ vào khoảng 60-70 VND/USD.
2.3.1.5. Thị trường vàng được kiểm soát và đi vào ổn định, hạn chế phần nào tình trạng đô la hóa và vàng hóa trong nền kinh tế
hiệnương quyết để ngăn chặn tình trạng đô la hóa và vàng hóa nền kinh tế bằng hàng loạt các văn bản quy định và đạt được một số thành tựu như:
- Tình trạng găm giữ ngoại tệ đầu cơ hoặc dưới dạng tiết kiệm để dành giảm đáng kể. Kết quả này là do được sự hỗ trợ khá đắc lực của chỉ số lạm phát thấ, thông điệp điều hành tỷ giá của NHNN cũng như những yếu tố cung cầu đã khiến đồng Việt Nam đang dần dần lấy lại được niềm tin của người dân.
- Các quan hệ đi vay và cho vay bằng vàng và ngoại tệ được thay thế bằng quan hệ mua, bán.
- Một lượng lớn vàng và ngoại tệ vốn khó quản lý trong dân cư và doanh nghiệp được vào nền kinh tế.
- Mức độ đô la hóa nền kinh tế giảm thể hiện ở tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ trên tổng phương tiện thanh toán giảm từ trên 30% trong những năm 1990 xuống còn 15,8% năm 2011, 11% năm 2014 và dự kiến năm 2015 là 10%.
2.3.1.6. Đẩy mạnh hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát và tăng cường áp dụng các chế tài xử lý vi phạm trong lĩnh vực ngoại hối
Những năm gần đây, NHNN tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về ngoại hối, công tác phối hợp được tăng cường chặt chẽ hơn giữa cơ quan nhà nước, chính quyền các cấp trong thanh tra, kiểm tra, giám sát, chấn chỉnh hoạt động ngoại hối, hoạt động kinh doanh vàng, góp phần thiết lập trật tự thị trường, tăng cường kỷ cương pháp luật và nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về ngoại hối, hoạt động ngoại hối và kinh doanh vàng.
Bên cạnh đó, ngày 17/10/2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 96/2014/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và Ngân hàng (thay thế Nghị định 202 và Nghị định 95), nhằm bổ sung cả hành vi vi phạm, tăng cả mức phạt và chế tài xử phạt nghiêm khắc hơn đối với các cá nhân và tổ chức vi phạm hoạt động ngoại hối và kinh doanh vàng nói riêng và các vi phạm trong lĩnh vực tiền tệ và Ngân hàng nói chung. Theo đó, với mỗi cá
nhân vi phạm hoạt động ngoại hối và kinh doanh vàng có thể bị xử phạt vi phạm hành chính lên tới 600 triệu đồng; Mức phạt này được tăng gấp đôi đối với trường hợp đối tượng vi phạm là các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp; Bổ sung hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật là số ngoại tệ, đồng Việt Nam hoặc vàng đối với một số hành vi vi phạm, tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký đại lý ngoại tệ hoặc giấy phép kinh doanh, mua bán vàng miếng có thời hạn đối với các đại lý đổi ngoại tệ hoặc các tổ chức kinh doanh vàng vi phạm...