HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
2.2.1. Mô hình quản lý
Tuơng tự nhu hầu hết các nuớc trên thế giới, hoạt động quản lý ngoại hối ở Việt Nam đuợc chia thành 2 cấp:
- Cơ quan quản lý ngoại hối cấp Trung uơng: Ngân hàng Nhà nuớc (NHNN) Việt Nam là cơ quan quản lý cao nhất đuợc Chính phủ ủy quyền thực hiện hoạt động quản lý ngoại hối. NHNN Việt Nam chịu trách nhiệm trong việc trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thuờng vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ theo chuơng trình, kế hoạch quản lý ngoại hối hàng năm; đồng thời
ban hành các văn bản hướng dẫn việc thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện hoạt động ngoại hối.
- Cơ quan quản lý ngoại hối cấp địa phương: là Ngân hàng Nhà nước các chi nhánh tỉnh, thành phố. Các đơn vị này chịu trách nhiệm quản lý, điều hành, kiểm tra, giám sát hoạt động ngoại hối của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh, thành phố mình quản lý. Thông qua Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố, NHNN Việt Nam thực hiện quản lý ngoại hối trên phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam.
- Các Ngân hàng thương mại, (NHTM) các tổ chức kinh tế, cá nhân có hoạt động ngoại hối chịu sự quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước cấp tỉnh, thành phố và cấp trung ương.
2.2.2. Quản lý dự trữ ngoại hối quốc gia
2.2.2.1. Cơ cấu dự trữ ngoại hối quốc gia
- Theo Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010, Dự trữ ngoại hối nhà nước là tài sản bằng ngoại hối được thể hiện trong Bảng cân đối tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước và được chia thành hai phần:
+ Dự trữ ngoại hối nhà nước chính thức: là phần tài sản bằng ngoại hối thuộc sở hữu Nhà nước được Chính phủ giao cho Ngân hàng Nhà nước trực tiếp quản lý, bao gồm: Quỹ dự trữ ngoại hối và Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng.
+ Tiền gửi ngoại tệ và vàng của các tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước và các nguồn ngoại hối khác (sau đây gọi là Quỹ thứ 3).
- Theo thông lệ quốc tế, Ngân hàng Nhà nước quản lý Quỹ dự trữ ngoại hối nhà nước cũng theo ba nguyên tắc bảo toàn, thanh khoản và sinh lời. Trong đó, bảo toàn được coi là nguyên tắc quan trọng hàng đầu do đặc thù nền kinh tế Việt Nam còn phát triển hạn chế, dự trữ ngoại hối còn mỏng và các hoạt động đầu tư ngoại hối luôn đi kèm nhiều rủi ro. Do đó, dự trữ ngoại hối Nhà nước tập trung vào các đồng tiền mạnh, có khả năng chuyển đổi cao trong đó USD chiếm tỷ trọng lớn nhất (từ 55%-62%); EUR đang tăng dần tỷ trọng sau thời gian dài
mất giá do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng nợ công (chiếm khoản 30%) ; các đồng tiền khác như GBP, JPY, CHF, SDR được duy trì nhằm đa dạng hóa đồng tiền và đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Vàng chỉ chiếm 1,5% đến 4% trên tổng dự trữ ngoại hối quốc gia do quy mô dự trữ ngoại hối khá nhỏ trong khi kim ngạch nhập khẩu luôn tăng mạnh nên NHNN ưu tiên nắm giữ các loại ngoại tệ mạnh.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng thực hiện đa dạng hóa các kỳ hạn đầu tư cũng như các đối tác đầu tư. Tiêu chí lựa chọn đối tác đầu tư được phân theo mối quan hệ đầu tư (tiền gửi, ủy thác đầu tư, giao dịch trái phiếu, giao dịch ngoại hối...) và dựa trên các tiêu chuẩn xếp hạng tín nhiệm của Standard and Poor’s hoặc Moody’s Investors. Hình thức đầu tư chủ yếu tập trung vào các trái phiếu Chính phủ Mỹ, Đức, Anh, Nhật; Giấy tờ có giá do các tổ chức quốc tế phát hành; các Ngân hàng có xếp hạng tín nhiệm tốt cũng như ủy thác đầu tư cho các Công ty quản lý tài sản có uy tín.
2.2.2.2. Quy mô dự trữ ngoại hối Nhà nước
Trong những năm gần đây, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng và được dự báo tiếp tục xu hướng này trong những năm tới.
Đơn vị: tỷ USD
Nguồn: Thống kê tài chính quốc tế của IMF
(dự kiến) Dự trữ ngoại hối
(tỷ USD)
13,50 25,6
0 25,90 36,00 0 38,0
Từ năm 2007, sau khi gia nhập WTO, dự trữ ngoại hối của Việt Nam liên tục tăng, đạt mức cao nhất trong lịch sử ở 26 tỷ USD vào tháng 7/2008. Do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu cũng như nền kinh tế trong nước phải đối mặt với nhiều bất ổn, NHNN đã phải sử dụng quỹ dự trữ ngoại hối để can thiệp vào thị trường cùng với các biện pháp chính sách tiền tệ và hành chính khiến quỹ dự trữ ngoại hối những năm tiếp theo giảm mạnh, thấp nhất vào tháng 1/2011 ở mức 12,58 tỷ USD.
Với mục đích bình ổn kinh tế vĩ mô, giai đoạn 2011-2013, Chính phủ và NHNN đã thực thi hàng loạt các biện pháp thích hợp để kiềm chế lạm phát, ổn định thị trường ngoại hối, chống tình trạng đô la hóa và vàng hóa nền kinh tế. Nhờ đó, kinh tế vĩ mô đã có những chuyển biến tích cực, dự trữ ngoại hối tăng trở lại, từ 13,5 tỷ USD cuối năm 2011 lên 25,6 tỷ USD vào cuối năm 2012 và 25,9 tỷ USD vào cuối năm 2013.
Năm 2014, NHNN đã mua vào được trên 10 tỷ USD, đưa mức dự trữ ngọai hối đạt trên 36 tỷ USD, mức cao nhất từ trước đến nay. Con số này được dự báo tiếp tục tăng và đạt khoảng 38 tỷ USD vào cuối năm 2015. Tính đến cuối tháng 7/2015, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã đạt 37 tỷ USD.
Hiện nay, dự trữ ngoại hối của nước ta vào khoảng 20% GDP. Tỷ lệ này mới đạt mức tối thiểu theo khuyến cáo của IMF, cho thấy mức dự trữ ngoại hối của nước ta hiện nay vẫn còn mỏng, thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực (như Trung Quốc, Thái Lan có mức dự trữ ngoại hối lên đến 50% GDP, nhưng đây vẫn là tiền đề thuận lợi để duy trì lòng tin về khả năng đảm bảo thanh toán nghĩa vụ nợ nước ngoài, bảo vệ giá trị đồng tiền, hạn chế sự biến động quá mức của tỷ giá hối đoái...
- Tỷ lệ dự trữ ngoại hối/Giá trị 1 tuần nhập khẩu trong năm tiếp theo
Chỉ tiêu này dùng để đánh giá khả năng thanh toán của một quốc gia nhằm tài trợ cho nhu cầu tài trợ sắp tới hay mức độ hỗ trợ thanh toán quốc tế của dự trữ ngoại hối.
Bảng 2.1: Quy mô dự trữ ngoại hối của Việt Nam theo giá trị tuần nhập khẩu giai đoạn 2011-2015
(tỷ USD) DTNH/Tuần nhập khẩu 6,74 5 11,6 10,26 12,68 0 12,0 Năm 2011 2012 2013 2014 2015 (dự kiến) Dự trữ ngoại hối (tỷ USD) 13.500 25.600 25.900 36.000 38.000 Nợ nước ngoài ngắn hạn (tỷ USD) 9.964 10.840 12.184 14.791 16.282 DTNH/Nợ nước ngoài ngắn hạn (%) 135,5 236,2 212,6 243,4 233,4
Nguồn: Thống kê tài chính quốc tế của IMF và Tổng cục Hải quan
Theo bảng số liệu trên ta thấy, quy mô dự trữ ngoại hối của Việt Nam theo tuần nhập khẩu nhìn chung theo xu huớng tăng; từ 6,74 năm 2011 tăng đến 12,68 năm 2014 và dự kiến năm 2015 duy trì ở mức 12 tuần nhập khẩu. Tuy nhiên, chỉ số này vẫn còn ở mức thấp so với tiêu chuẩn của IMF hay khả năng thanh toán của Việt Nam nhằm tài trợ cho nhập khẩu còn ở mức thấp.
- Tỷ lệ dự trữ ngoại hối/Nợ ngắn hạn nước ngoài
Nợ ngắn hạn nuớc ngoài bao gồm các khoản nợ có thời hạn đến 1 năm và các khoản nợ trung, dài hạn nuớc ngoài đến hạn phải trả trong năm. Chỉ tiêu này đuợc dùng để đo luờng khả năng trả nợ ngắn hạn và chống đỡ với các cuộc tấn công tiền tệ hoặc đối phó với việc rút vốn ào ạt ra khỏi phạm vi một quốc gia.
Bảng 2.2: Tỷ lệ dự trữ ngoại hối của Việt Nam/Nợ ngắn hạn nước ngoài giai đoạn 2011-2015
Bảng số liệu trên cho thấy, dự trữ ngoại hối của Việt Nam có thể nói là đáp ứng khá tốt các khoản nợ nước ngoài trong ngắn hạn nếu xét trên phương diện đảm bảo nhu cầu thanh toán nợ, hầu hết các năm đều duy trì ở mức trên 200% (mức khuyến nghị của World Bank). 200% cũng là tỷ lệ mục tiêu đến năm 2020 mà Chính phủ đặt ra đối với dự trữ ngoại hối nước ta.
- Tỷ lệ dự trữ ngoại hối/mức cung tiền M2
Đối với các quốc gia có mức độ đô la hóa cao thì chỉ tiêu này nhằm đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu ngoại hối của Ngân hàng Trung ương. Tỷ lệ này theo tiêu chuẩn quốc tế là từ 10% đến 20%.
Quy mô dự trữ ngoại hối trên lượng cung tiền M2 giai đoạn 2011-2015
2011 2012 2013 2014 2015 (dự kiến)
—•—Dự trữ ngoại hối —•— DTNH∕M2(%) (tỷ’ USD)
Nguồn: Thống kê tài chính quốc tế của IMF và NHNN Việt Nam Biểu đồ 2.3: Quy mô dự trữ ngoại hối trên lượng cung tiền M2
giai đoạn 2011-2015
Năm 2011, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn bị ảnh hưởng do cuộc suy thoái kinh tế thế giới, dẫn tới việc gặp khó khăn trong đảm bảo dự trữ ngoại hối quốc gia để duy trì an ninh tài chính. Thời điểm này, tỷ lệ quy mô dự trữ ngoại hối trên lượng cung tiền M2 chỉ đạt 9,25%, thấp hơn tỷ lệ an toàn do IMF khuyến cáo. Tỷ lệ này đã tăng dần kể từ năm 2012 nhưng vẫn ở mức thấp.
Qua nghiên cứu 03 chỉ tiêu đánh giá quy mô dự trữ ngoại hối nhà nuớc, quy mô dự trữ ngoại hối của Việt Nam tuy có tăng qua các năm nhung vẫn còn ở mức thấp so với tiêu chuẩn của các tổ chức tài chính quốc tế và so với các quốc gia khác trong khu vực. Đây là một điểm đáng lo ngại mà Việt Nam cần phải cải thiện trong thời gian tời.
2.2.3. Quản lý nhà nước về ngoại tệ
2.2.3.1. Về mức độ tự do hóa các giao dịch vốn
Chính sách quản lý các giao dịch vốn đuợc thực hiện theo nguyên tắc thận trọng, nhằm đảm bảo thu hút đuợc các dòng vốn vào Việt Nam, thúc đẩy phát triển kinh tế, đồng thời đảm bảo duy trì sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô, hạn chế tác động tiêu cực gây ra bởi các dòng vốn.
• Đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế đang phát triển, nguồn vốn trong nuớc còn hạn chế nên Chính phủ đặc biệt quan tâm tới việc huy động đuợc nguồn vốn đầu tu trực tiếp nuớc ngoài. Do đó, quan điểm chủ đạo trong trong giai đoạn đổi mới và hội nhập đối với dòng vốn đầu tu trực tiếp nuớc ngoài FDI là quản lý theo huớng thả lỏng, khuyến khích vốn đầu tu từ nuớc ngoài. Quan điểm này đuợc NHNN thể hiện rõ trong Thông tu 19/2014/TT- NHNN ngày 11/8/2014 huớng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tu trực tiếp nuớc ngoài vào Vi ệt Nam. Các dòng vốn FDI vào Việt Nam không bị hạn chế về số luợng và đuợc quản lý thống nhất thông qua hệ thống tài khoản vốn chuyên dùng. Bên cạnh các uu đãi về thuế đối với hoạt động FDI, nhà đầu tu nuớc ngoài còn đuợc quyền mua và chuyển ngoại tệ ra nuớc ngoài cho các giao dịch vãng lai, giao dịch vốn nhu: chuyển lợi nhuận, chuyển vốn ra nuớc ngoài...
Đơn vị: tỷ USD
n 2011
Axis Title
GCN
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Biểu đồ 2.4: Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 2011-2015
Năm 2011 chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng đối với nguồn vốn FDI vào Việt Nam do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới với 1126 dự án cấp mới và 14,7 tỷ USD đăng ký đầu tư mới và tăng thêm (giảm 26% so với năm 2010). Chính sách khuyến khích của NHNN đã giúp nguồn vốn FDI vào Việt Nam tăng liên tục trong giai đoạn 2012-2014 cả về số lượng cũng như quy mô vốn đầu tư. Năm 2014, FDI vào Việt Nam đạt 21,92 tỷ USD (bằng 149% so với năm 2011) với 1843 dự án cấp mới (tăng 164% so với năm 2010). Chỉ tính riêng 9 tháng đầu năm 2015, FDI vào Việt Nam đã đạt 17,15 tỷ USD (tăng 15% so với cùng kỳ năm trước) với 1432 dự án cấp mới. Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore, đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hiện vẫn còn ở mức thấp.
• Đối với dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII):
Đối với dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài, do tính chất bất ổn vốn có của nó nên chính sách quản lý ngoại hối cần phải giám sát và quản lý được các
dòng vốn này. Đặc biệt theo tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, tỷ lệ nắm giữ cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài được nâng lên, yêu cầu giám sát và quản lý các dòng vốn FII là thực sự quan trọng trong việc ổn định kinh tế vĩ mô. Các quy định pháp luật hiện hành cho phép thực hiện giám sát dòng vốn FII thông qua hệ thống tài khoản mở tại các TCTD được phép nhằm theo dõi các dòng vốn, luồng chu chuyển vốn, gần đây nhất là Thông tư 05/2014/TT-NHNN ngày 12/3/2014 về mở và sử dụng tài khoản vốn đầu tư gián tiếp để thực hiện hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam.
• Đối với hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
Bước sang giai đoạn mở cửa và hội nhập nền kinh tế thế giới, Việt Nam ngày càng có nhiều hoạt động thương mại với các nước trong khu vực và trên thế giới. Nhiều doanh nghiệp lớn Việt Nam cũng dần tìm kiếm cơ hội đầu tư ở các nước khác như Tập đoàn Bưu chính Viễn thông, Tập đoàn Dầu khí.. .NHNN chủ trương thắt chặt đối với dòng vốn ra này, thể hiện qua Thông tư 36/2013/TT- NHNN ngày 31/12/2013 quy định việc mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ để đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, theo đó doanh nghiệp chỉ được phép mở 01 tài khoản vốn đầu tư trực tiếp tại một TCTD được phép và thực hiện đăng ký với NHTW hoặc NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố. Mọi giao dịch chuyển ngoại tệ từ Việt Nam ra nước ngoài và từ nước ngoài vào Việt Nam liên quan đến dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài phải được thực hiện thông qua tài khoản này.
Tính lũy kế đến tháng 4/ 2015, Việt Nam đã có 962 dự án đầu tư ra nước ngoài với tổng vốn đăng ký đầu tư là 15 tỷ USD. Ngoài ra, còn có 115 lượt dự án tăng vốn với tổng vốn tăng thêm là 5 tỷ USD. Thị trường đầu tư ra nước ngoài vẫn tập trung nhiều tại một số thị trường truyền thống như Lào (có 259 dự án với 3,9 tỷ USD vốn đăng ký đầu tư, chiếm 27% tổng số dự án và 26% tổng vốn đăng ký đầu tư), Campuchia (có 171 dự án và 3,2 tỷ USD vốn đăng ký đầu tư, chiếm 18% tổng số dự án và 22% tổng vốn đăng ký đầu tư).
dự án với tổng vốn đầu tư là 968 triệu USD, 2 dự án sang Venezuela với tổng vốn đầu tư là 1,8 tỷ USD và 6 dự án sang Peru với 1,3 tỷ USD tổng vốn đầu tư.
Về lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam tập trung đầu tư vào ngành khai khoáng (111 dự án và 5,1 tỷ USD vốn đầu tư, chiếm 11,5% tổng số dự án và 34% tổng vốn đầu tư); tiếp theo là ngành nông, lâm, ngư nghiệp (125 dự án và 2,7 tỷ USD vốn đầu tư, chiếm 13% tổng số dự án và 18% tổng vốn đầu tư). Đây là những lĩnh vực đầu tư mà Việt Nam có thế mạnh, tuy nhiên, trong