Chính sách quản lý ngoại hối tạo điều kiện mở rộng và phát triển hợp tác

Một phần của tài liệu HÒAN THIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NGOẠI HỐI CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM (Trang 45)

hợp tác kinh tế quốc tế

Phát triển nền kinh tế theo hướng hội nhập với nền kinh tế toàn cầu là xu hướng phát triển tất yếu của thời đại. Chính sách quản lý vĩ mô nói chung và chính sách quản lý ngoại hối nói riêng không nằm ngoài quy luật này. Trong quá trình hội nhập, bên cạnh việc ổn định giá cả, đẩy mạnh ngoại thương, cân bằng cán cân thanh toán, .chính sách quản lý ngoại hối phải đảm bảo các điều ước chung mà các nước trong khu vực và quốc tế quy định.

kiện đẩy nhanh tiến trình hội nhập của quốc gia. Để đạt được mục tiêu trên, Chính phủ phải xây dựng lộ trình, những bước đi thích hợp để quá trình hội nhập không bị cản trở, đồng thời, bảo đảm tính độc lập về tiền tệ của quốc gia.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 luận văn đã đưa ra những lý thuyết nghiên cứu một cách tổng quan về hoạt động quản lý ngoại hối từ các khái niệm, đối tượng quản lý và các loại hình chính sách quản lý ngoại hối.

Bên cạnh đó, trong chương 1 cũng trình bày nội dung chính sách quản lý ngoại hối: mô hình quản lý ngoại hối, quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, quản lý ngoại tệ, quản lý vàng và quản lý tỷ giá; từ đó làm cơ sở cho quá trình đánh giá và phân tích thực trạng quản lý ngoại hối của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua.

Cuối chương 1, luận văn đã đề cập đến mối quan hệ giữa chính sách quản lý ngoại hối với các chính sách khác trong nền kinh tế.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NGOẠI HỐI CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 2.1. BỐI CẢNH KINH TẾ - XÃ HỘI

2.1.1. Bối cảnh kinh tế thế giới

Sự phát triển của công nghệ thông tin không chỉ đưa các dân tộc trên thế giới tiến lại gần nhau hơn, mà còn đẩy nhanh tiến độ hội nhập của nền kinh tế toàn cầu. Toàn cầu hóa mang lại nhiều thuận lợi và cũng đi kèm với nhiều khó khăn, thách thức đến cho các quốc gia, nhất là với các quốc gia kinh tế đang phát triển như Việt Nam, đặc biệt trong giai đoạn nền kinh tế thế giới có nhiều biến động, đang trên đà hồi phục sau cuộc suy thoái khởi điểm từ tháng 9/2008.

Năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ cuộc khủng hoảng tín dụng nhà đất ở Mỹ và bắt đầu lan rộng. Từ sự suy thoái của thị trường nhà đất Mỹ với nguyên nhân được người ta nhắc đến nhiều nhất sau này là "cho vay dưới chuẩn" (tài sản thế chấp cho các khoản vay bất động sản không đủ đảm bảo trả nợ), cuộc khủng hoảng lan sang thị trường tài chính và rồi tới kinh tế toàn cầu.

Cuộc khủng hoảng tài chính này đã đưa nước Mỹ rơi vào suy thoái, Nhật Bản, Tây Âu không có tăng trưởng, thậm chí tăng trưởng âm như: Anh (-1,3%), Đức (-0,8%), Mỹ và Tây Ban Nha (-0,7%). Một số nước có tăng trưởng hàng năm cũng giảm mạnh như Trung Quốc. Để kích thích tăng trưởng kinh tế, chính phủ các nước EU tích cực đi vay nước ngoài để tăng cường chi tiêu công, dẫn tới cuộc khủng hoảng nợ công ở Châu Âu mà mở màn là Hy Lạp. Dư âm của cuộc khủng hoảng nợ công tại Hy Lập vẫn còn đến thời điểm hiện nay.

Bên cạnh đó, xung đột tại Ukraina cuối năm 2014 đã dẫn tới cuộc khủng hoảng tại Nga. Sau khi Mỹ quyết định áp dụng lệnh trừng phạt Nga thông qua công nghiệp dầu mỏ vốn là chủ đạo của nền kinh tế Nga, làm tăng nguồn cung dầu dẫn tới giá năng lượng trên toàn thế giới giảm. Bên cạnh đó, Nhật Bản đối

mặt với tình trạng giảm phát ngày càng gia tăng đã khiến cho Trung Quốc vuợt lên Nhật Bản, trở thành cuờng quốc thứ hai thế giới sau Mỹ và luôn đạt đuợc tốc độ tăng truởng khá ổn định (trung bình 10%/năm).

2.1.2. Bối cảnh kinh tế trong nước

2.1.2.1. Thuận lợi

- Tình hình chính trị - xã hội ổn định, nền kinh tế vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, tiềm lực và quy mô nền kinh tế tăng lên, nước ta đã ra khỏi tình trạng kém phát triển.

Tuy gặp phải không ít khó khăn khi nền kinh tế khu vực và thế giới bị khủng hoảng nhưng nhờ các biện pháp ổn định kinh tế vĩ mô của Chính phủ, tỷ lệ lạm phát được đã được kiềm chế, tốc độ tăng trưởng được duy trì ở mức ổn định. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2011 - 2014 đạt 5,5%. Quy mô tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2014 tính theo giá thực tế đạt 184 tỉ USD, GDP bình quân đầu người đạt 2.028 USD.

Đơn vị: %

Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế xã hội của Chính phủ

Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế và lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2011-2014

- Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được xây dựng và hoàn thiện; chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng tiếp tục được thể chế hoá thành luật pháp, cơ chế, chính sách ngày càng đầy đủ, đồng bộ hơn như cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước; Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư 2005 và mới đây nhất là Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư 2014, hiệu lực từ ngày 01/7/2015 đã tạo môi trường pháp lý bình đẳng giữa các doanh nghiệp; áp dụng cơ chế tỷ giá linh hoạt hơn để đảm bảo nguồn cung ngoại tệ cho khối tư nhân. Hơn nữa, việc chính sách và thông tin ngày càng minh bạch đã nâng cao uy tín của Chính phủ và cải thiện môi trường kinh doanh.

- Môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện; các yếu tố thị trường và các loại thị trường tiếp tục hình thành, phát triển; nền kinh tế nhiều thành phần có bước phát triển mạnh.

2.1.2.2. Khó khăn

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, Việt Nam còn phải đối mặt với nhiều khó khăn do những yếu kém của nền kinh tế cộng với những vấn đề mới phát sinh làm hạn chế quá trình phát triển của đất nước như sau:

- Kinh tế phát triển chưa bền vững; chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, cơ hội và yêu cầu phát triển của đất nước.

Tăng trưởng kinh tế chủ yếu theo chiều rộng dựa vào tăng đầu tư, khai thác tài nguyên; các cân đối vĩ mô chưa vững chắc. Cơ cấu kinh tế giữa các ngành, lĩnh vực chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng còn chậm. Cơ cấu trong nội bộ từng ngành cũng chưa thật hợp lý. Năng suất lao động xã hội thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Năng lực cạnh tranh quốc gia chậm được cải thiện. Đầu tư vẫn dàn trải. Hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đầu tư thấp, còn thất thoát, lãng phí, nhất là nguồn vốn đầu tư của Nhà nước. Trình độ phát triển giữa các vùng cách biệt lớn và có xu hướng mở rộng.

- Những yếu tố bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường chưa được chú ý đúng mức

nguyên quốc gia nhung hiệu quả đầu tu và tăng truởng chua tuơng xứng, cổ phần hóa và đổi mới doanh nghiệp nhà nuớc còn chậm, quản lý nhà nuớc và thực hiện quyền chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nuớc còn nhiều bất cập. Một số tập đoàn kinh tế và doanh nghiệp nhà nuớc kinh doanh thua lỗ, gây bức xúc trong xã hội. Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, các nông, lâm truờng quốc doanh chậm, lúng túng. Chất luợng xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển một số ngành, vùng, nhất là quy hoạch sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản còn yếu, gây lãng phí, thất thoát lớn. Quản lý thị truờng, nhất là thị truờng bất động sản, thị truờng tài chính, có lúc còn lúng túng, sơ hở, thiếu chặt chẽ dẫn đến tình trạng đầu cơ, làm giàu bất chính cho một số nguời; chính sách phân phối còn nhiều bất hợp lý.

Chính phủ đã có nhiều buớc tiến quan trọng trong việc duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, tuy nhiên nền kinh tế vẫn còn tiềm ẩn một số bất ổn nhu thâm hụt cán cân thuơng mại, thâm hụt cán cân thanh toán, tỷ giá hối đoái chua ổn định, nguy cơ lạm phát cao. Sự phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ còn chua đồng bộ. Việc xử lý giữa ổn định kinh tế vĩ mô và tăng truởng chua thật hợp lý, tốc độ tăng truởng tuy đạt khá cao nhung lại làm nảy sinh những khó khăn mới cho ổn định kinh tế vĩ mô.

2.2. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NGOẠI HỐI CỦA NGÂNHÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

2.2.1. Mô hình quản lý

Tuơng tự nhu hầu hết các nuớc trên thế giới, hoạt động quản lý ngoại hối ở Việt Nam đuợc chia thành 2 cấp:

- Cơ quan quản lý ngoại hối cấp Trung uơng: Ngân hàng Nhà nuớc (NHNN) Việt Nam là cơ quan quản lý cao nhất đuợc Chính phủ ủy quyền thực hiện hoạt động quản lý ngoại hối. NHNN Việt Nam chịu trách nhiệm trong việc trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thuờng vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ theo chuơng trình, kế hoạch quản lý ngoại hối hàng năm; đồng thời

ban hành các văn bản hướng dẫn việc thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện hoạt động ngoại hối.

- Cơ quan quản lý ngoại hối cấp địa phương: là Ngân hàng Nhà nước các chi nhánh tỉnh, thành phố. Các đơn vị này chịu trách nhiệm quản lý, điều hành, kiểm tra, giám sát hoạt động ngoại hối của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh, thành phố mình quản lý. Thông qua Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố, NHNN Việt Nam thực hiện quản lý ngoại hối trên phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam.

- Các Ngân hàng thương mại, (NHTM) các tổ chức kinh tế, cá nhân có hoạt động ngoại hối chịu sự quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước cấp tỉnh, thành phố và cấp trung ương.

2.2.2. Quản lý dự trữ ngoại hối quốc gia

2.2.2.1. Cơ cấu dự trữ ngoại hối quốc gia

- Theo Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010, Dự trữ ngoại hối nhà nước là tài sản bằng ngoại hối được thể hiện trong Bảng cân đối tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước và được chia thành hai phần:

+ Dự trữ ngoại hối nhà nước chính thức: là phần tài sản bằng ngoại hối thuộc sở hữu Nhà nước được Chính phủ giao cho Ngân hàng Nhà nước trực tiếp quản lý, bao gồm: Quỹ dự trữ ngoại hối và Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng.

+ Tiền gửi ngoại tệ và vàng của các tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước và các nguồn ngoại hối khác (sau đây gọi là Quỹ thứ 3).

- Theo thông lệ quốc tế, Ngân hàng Nhà nước quản lý Quỹ dự trữ ngoại hối nhà nước cũng theo ba nguyên tắc bảo toàn, thanh khoản và sinh lời. Trong đó, bảo toàn được coi là nguyên tắc quan trọng hàng đầu do đặc thù nền kinh tế Việt Nam còn phát triển hạn chế, dự trữ ngoại hối còn mỏng và các hoạt động đầu tư ngoại hối luôn đi kèm nhiều rủi ro. Do đó, dự trữ ngoại hối Nhà nước tập trung vào các đồng tiền mạnh, có khả năng chuyển đổi cao trong đó USD chiếm tỷ trọng lớn nhất (từ 55%-62%); EUR đang tăng dần tỷ trọng sau thời gian dài

mất giá do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng nợ công (chiếm khoản 30%) ; các đồng tiền khác như GBP, JPY, CHF, SDR được duy trì nhằm đa dạng hóa đồng tiền và đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Vàng chỉ chiếm 1,5% đến 4% trên tổng dự trữ ngoại hối quốc gia do quy mô dự trữ ngoại hối khá nhỏ trong khi kim ngạch nhập khẩu luôn tăng mạnh nên NHNN ưu tiên nắm giữ các loại ngoại tệ mạnh.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng thực hiện đa dạng hóa các kỳ hạn đầu tư cũng như các đối tác đầu tư. Tiêu chí lựa chọn đối tác đầu tư được phân theo mối quan hệ đầu tư (tiền gửi, ủy thác đầu tư, giao dịch trái phiếu, giao dịch ngoại hối...) và dựa trên các tiêu chuẩn xếp hạng tín nhiệm của Standard and Poor’s hoặc Moody’s Investors. Hình thức đầu tư chủ yếu tập trung vào các trái phiếu Chính phủ Mỹ, Đức, Anh, Nhật; Giấy tờ có giá do các tổ chức quốc tế phát hành; các Ngân hàng có xếp hạng tín nhiệm tốt cũng như ủy thác đầu tư cho các Công ty quản lý tài sản có uy tín.

2.2.2.2. Quy mô dự trữ ngoại hối Nhà nước

Trong những năm gần đây, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng và được dự báo tiếp tục xu hướng này trong những năm tới.

Đơn vị: tỷ USD

Nguồn: Thống kê tài chính quốc tế của IMF

(dự kiến) Dự trữ ngoại hối

(tỷ USD)

13,50 25,6

0 25,90 36,00 0 38,0

Từ năm 2007, sau khi gia nhập WTO, dự trữ ngoại hối của Việt Nam liên tục tăng, đạt mức cao nhất trong lịch sử ở 26 tỷ USD vào tháng 7/2008. Do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu cũng như nền kinh tế trong nước phải đối mặt với nhiều bất ổn, NHNN đã phải sử dụng quỹ dự trữ ngoại hối để can thiệp vào thị trường cùng với các biện pháp chính sách tiền tệ và hành chính khiến quỹ dự trữ ngoại hối những năm tiếp theo giảm mạnh, thấp nhất vào tháng 1/2011 ở mức 12,58 tỷ USD.

Với mục đích bình ổn kinh tế vĩ mô, giai đoạn 2011-2013, Chính phủ và NHNN đã thực thi hàng loạt các biện pháp thích hợp để kiềm chế lạm phát, ổn định thị trường ngoại hối, chống tình trạng đô la hóa và vàng hóa nền kinh tế. Nhờ đó, kinh tế vĩ mô đã có những chuyển biến tích cực, dự trữ ngoại hối tăng trở lại, từ 13,5 tỷ USD cuối năm 2011 lên 25,6 tỷ USD vào cuối năm 2012 và 25,9 tỷ USD vào cuối năm 2013.

Năm 2014, NHNN đã mua vào được trên 10 tỷ USD, đưa mức dự trữ ngọai hối đạt trên 36 tỷ USD, mức cao nhất từ trước đến nay. Con số này được dự báo tiếp tục tăng và đạt khoảng 38 tỷ USD vào cuối năm 2015. Tính đến cuối tháng 7/2015, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã đạt 37 tỷ USD.

Hiện nay, dự trữ ngoại hối của nước ta vào khoảng 20% GDP. Tỷ lệ này mới đạt mức tối thiểu theo khuyến cáo của IMF, cho thấy mức dự trữ ngoại hối của nước ta hiện nay vẫn còn mỏng, thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực (như Trung Quốc, Thái Lan có mức dự trữ ngoại hối lên đến 50% GDP, nhưng đây vẫn là tiền đề thuận lợi để duy trì lòng tin về khả năng đảm bảo thanh toán nghĩa vụ nợ nước ngoài, bảo vệ giá trị đồng tiền, hạn chế sự biến động quá mức của tỷ giá hối đoái...

- Tỷ lệ dự trữ ngoại hối/Giá trị 1 tuần nhập khẩu trong năm tiếp theo

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá khả năng thanh toán của một quốc gia nhằm tài trợ cho nhu cầu tài trợ sắp tới hay mức độ hỗ trợ thanh toán quốc tế của dự trữ ngoại hối.

Bảng 2.1: Quy mô dự trữ ngoại hối của Việt Nam theo giá trị tuần nhập khẩu giai đoạn 2011-2015

(tỷ USD) DTNH/Tuần nhập khẩu 6,74 5 11,6 10,26 12,68 0 12,0 Năm 2011 2012 2013 2014 2015 (dự kiến) Dự trữ ngoại hối (tỷ USD) 13.500 25.600 25.900 36.000 38.000 Nợ nước ngoài ngắn hạn (tỷ USD) 9.964 10.840 12.184 14.791 16.282 DTNH/Nợ nước ngoài ngắn hạn (%) 135,5 236,2 212,6 243,4 233,4

Nguồn: Thống kê tài chính quốc tế của IMF và Tổng cục Hải quan

Theo bảng số liệu trên ta thấy, quy mô dự trữ ngoại hối của Việt Nam theo

Một phần của tài liệu HÒAN THIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NGOẠI HỐI CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM (Trang 45)