Những yếu tô này thường xuât phát từ bên ngoài của DN nên việc nắm bắt được và điều chỉnh chúng gặp nhiều khó khăn. Từ đó, Công ty chỉ có thể có biện pháp nhằm đoán trước được những biến động của nhân tô này và có giải pháp giải quyết đúng lúc. Một sô yếu tô thuộc nhóm có:
* Chính sách của Nhà nước.
Các chính sách về điều tiết vĩ mô của Chính phủ có thể thay đổi theo từng thời kỳ và nó có tác động đến khả năng quyết định với khoản vôn của DN, sau đó là khả năng cơ câu lại DN.
Với việc sử dụng các mệnh lệnh hành chính bắt buộc trong việc quản lý các chính sách tài chính như trước kia thì khả năng tự chủ về tài chính của
một số đơn vị chưa cao. Do đó, các giải pháp về hành chính không phát huy được tốt nhiệm vụ của mình.
Hoạt động trong một nền kinh tế thị trường, với việc có thể chủ động trong việc đưa ra chính sách thu hút cũng như sử dụng nguồn vốn của bản thân thì những DN này sẽ có thể tận dụng được tối đa nguồn tài nguyên hiện có của mình và có thể nâng cao được tối đa chất lượng hoạt động kinh doanh của đơn vị. Với đặc điểm về kinh tế như hiện tại thì khả năng chủ động trong xác định chính sách về tài chính của DN đã khá cao.
* Các chính sách của Nhà nước về quản lý kinh tế
Tất cả những chủ thể kinh doanh đều hoạt động trong một khoảng giới hạn không gian nhất định đó chính là nền kinh tế. Khi có nền tảng là một nền kinh tế có sự vững chãi thì điều kiện để các DN có thể tập trung tận dụng năng lực tài chính sẵn có cũng như thu hút thêm để nắm bắt những cơ hội trong kinh doanh là khá lớn. Có thể thấy được rằng khi cơ sở là một nền kinh tế có một chút biến động thì tác động của nó lên những DN này là không hề nhỏ và hậu quả cũng khó mà đoán trước được. Cho nên, cơ quan quyền lực quản lý cần phải tạo được một nền kinh tế thật sự ổn định vững chắc và đủ các yếu tố thuận lợi phục vụ cho nhu cầu về cải thiện chất lượng sử dụng vốn.
* Tính chất của nền kinh tế.
Việc nền kinh tế có ít hay nhiều những sự biến động có ảnh hường tới chỉ tiêu doanh thu của những DN đang hoạt động, qua đó vốn của DN cũng không nằm ngoài sự tác động này. Bất kỳ một sự thay đổi nào của nền kinh tế có thể khiến cho các DN phải chịu những tổn thất về tài chính cũng như ảnh hưởng tơi hoạt động chung của DN đó. Cho nên người chủ DN cần phải theo dõi và dự đoán được những biến động này
Vậy khi nào một kinh tế sẽ được coi là ổn định và có được những điều kiện thuận lợi thúc đẩy các DN nâng cao chất lượng sử dụng vốn. Đó là nền
kinh tế ít có biến động, khả năng phát triển tốt,.... Với những điều kiện tốt như vậy thì các DN sẽ có thể tăng trưởng được doanh thu và mở rộng quy mô kinh doanh và đảm bảo chất lượng nguồn vốn.
* Biến động bất chợt khi hoạt động của DN
Các rủi ro bất thường như cháy nổ, sóng thần, sấm sét,. các sự cố trong quá trình vận hành và một số yếu tố khác... tác động tiêu cực khiến cho tài sản hư hại, khó hoặc không thể sửa chữa, thất thoát nguồn tài chính của DN. Hậu quả nghiêm trọng hơn nữa là doanh nghiệp có thể lâm vào tình trạng phá sản.