Những biến động của thế giới trong năm 2018 đều có sự ảnh hưởng không nhỏ từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc, những diễn biến sắp tới của cuộc cạnh tranh này được dự đoán là khó đoán trước được. Sự tăng trưởng của khu vực Eurozone chưa thực sự ổn định, khi vấp phải trở ngại từ việc Anh rút khỏi liên minh châu âu EU. Giá dầu thô không ổn định, có nhiều biến động do bất ổn chính trị ở Trung Đông, Iran, Qatar và UAE ... từ các tác động trên khiến cho giá cả hàng hóa giảm, dẫn đến doanh thu của các nước có nguồn xuất khẩu cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Những biến động chưa thật sự tích cực của nền kinh tế thế giới cũng như sự sụt giảm giá trị đồng Nhân dân tệ của Trung quốc và suy giảm tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc thời gian vừa qua ảnh hưởng khá to lớn tới nền kinh tế thế giới. Với thị trường trong nước thì giá cả hàng hóa cũng thay đổi khá lớn do những ảnh hưởng của biến động kinh tế thế giới và đặc biệt và các nước có nền kinh tế lớn và mối quan hệ làm ăn lớn với Việt Nam như Trung Quốc. Giá dầu thô giảm khiến cho nguồn thu ngân sách giảm nhưng ngược lại giảm chi phí cho các doanh nghiệp sản xuất và kích cầu nền kinh tế.
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2018 tăng 7,08% vượt xa chỉ tiêu Quốc hội giao là 6,7%. Con số này khẳng định tính kịp thời và hiệu quả của các giải pháp được Chính phủ ban hành, và sự đôn đốc của lãnh đạo các sở ban nghành cùng nỗ lực hoàn thành chỉ tiêu đề ra. Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,76%,
đóng góp 8,7% vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,85% đóng góp 48,6%; khu vực dịch vụ tăng 7,03%, đóng góp 42,7%.
3.1.1.1. Thuận lợi
Việt Nam là quốc gia không có quá nhiều những sự biến động về chính trị, đây là cơ sở rất tốt cũng là yếu tố thuận lợi to lớn cho việc phát triển nền kinh tế trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay. Bước sang thế kỷ XXI kinh tế nước ta hứa hẹn sẽ có những bước phát triển mạnh mẽ hơn.
Đất nước đang vươn mình trước nhiều thời cơ vận hội. Với việc tổ chức thành công nhiều sự kiện đa phương quan trọng như APEC, APPF-26, GMS 6, CLV 10, WEF ASEAN, Việt Nam đang từng bước ghi dấu ấn với các bạn bè quốc tế, uy tín được tăng lên, nhiều nguồn vốn từ các nhà đầu tư quốc tế đang dịch chuyển vào nền kinh tế của chúng ta.
Với việc tích cực tạo sự mới mẻ trong việc cơ cấu lại nền kinh tế thì một nền kinh tế thị trường đang từng bước được hình thành; một số những giải pháp nâng cao hiệu quả nền kinh tế đã phát huy được hiệu quả. Rất nhiều các thành phần trong nền kinh tế đã tiếp thu và học hỏi được những kinh nghiệm quý giá từ đó vận dụng nhằm cải thiện chất lượng quá trình sản xuất kinh doanh, đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế.
Đặc biệt việc bám sát vào những tiến bộ khoa học kĩ thuật, khi Chính phủ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là xu hướng hiện thời trong việc tự động hóa và trao đổi dữ liệu trong công nghệ sản xuất, ứng dụng vào tất cả các nghành nghề và trong đời sống xã hội. Trong những ngày qua, khái niệm Cách mạng Công nghiệp 4.0 được nhắc đến nhiều trên truyền thông và mạng xã hội, cùng với đó là những hứa hẹn về của đổi đời các chủ thể kinh doanh trong nước nếu đón được làn sóng này. Nếu như các doanh nghiệp nắm bắt được để phát triển thì sẽ có một bước tiến nhảy vọt trong toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị.
Riêng với những chủ thể hoạt đông trong lĩnh vực xây dựng sẽ có nhiều cơ hội trở thành nhà thầu phụ cho DN xây dựng nước ngoài trong quá trình hội nhập. Các doanh nghiệp thầu chính hiện nay luôn tìm kiếm các nhà thầu phụ có khả năng đáp ứng đòi hỏi nhất định về kỹ thuật và chất lượng công trình, sản xuất được những mặt hàng chiến lược phục vụ cho các công trình xây dựng. Gần đây, sức cạnh tranh của của những doanh nghiệp trong nước so với những doanh nghiệp nước ngoài đã cải thiện hơn rất nhiều. Tuy nhiên, cơ hội và những rủi ro thì luôn đi cùng với nhau nên những khó khăn phía trước là điều không tránh khỏi.
3.1.1.2. Khó khăn
Trong quá trình phát triển kinh tế mở, việc nền kinh tế Việt Nam chưa thực sự vận hành theo đúng như tính chất của một nền kinh tế thị trường khi tình trạng vốn còn chưa nhiều, trình độ công nghệ nhìn chung chưa bằng nhiều nước khác trên thế giới, sức cạnh tranh còn chưa lớn, không gian mạng với rất nhiều những khó khăn mới được đặt ra cần sự đồng bộ với các chính sách của nhà nước và nhận thức của người dân. Những điều kiện bất lợi này cần được chú ý cải thiện trong thời gian tới nhằm tạo cơ sở vững chắc nhất cho sự phát triển của thị trường Việt Nam.
Việc đẩy mạnh quá trình hội nhập thế giớivà những nước bạn còn rất nhiều những bất cập khiến cho tốc độ hội nhập còn khá chậm và chưa đạt yêu cầu. Bên cạnh đó, những biến động về chính trị và cả những biến động về xã hội của thế giới đang diễn biến khá rắc rối với rất nhiều những thế lực thù địch cố tình gây rối sẽ có những cản trở không nhỏ đến nước ta.