Đối với Công ty thủy lợi Nam Thái Bình

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CƠNG TY TNHH KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI NAM THÁI BÌNH (Trang 115 - 119)

Tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao tuân thủ các quy định của pháp luật trong hoạt động XD, đặc biệt quan tâm chất lượng của các nhà thầu XD.

Tiếp tục tuyển dụng, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao, đặc biệt đáp ứng cho việc thành lập Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình công ty như tác giả đã đề xuất trong luận văn; tăng cường ứng dụng Công nghệ mới vào công tác QLDA.

Xây dựng mối đoàn kết nội bộ Công ty; tích cực chăm lo đời sống vật chất cũng như tinh thần cho cán bộ trong Ban QLDA nói riêng và toàn thể CB-CNLĐ trong toàn công ty nói chung để ổn định công tác, tận tâm công việc được giao

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Trong hoàn cảnh thể giới và Việt Nam những năm vừa qua, công ty sẽ định hướng và vạch ra mục tiêu cho sự tăng trưởng của đơn vị cho giai đoạn sắp tới. Doanh nghiệp thực hiện hoàn thiện bộ máy quản lý; phát triển, mở rộng thị trường mục tiêu, với ưu điểm là xây dựng và lắp ráp cũng như là khả năng hoạch định chính sách sẵn có. Công ty tập trung trí tuệ và sức lực đẩy lùi khó khăn, nắm bắt thời cơ, đổi mới nhận thức, chấn chỉnh tổ chức, khai thác tối đa các nguồn vốn, mạnh dạn đầu tư thiết bị, con người, ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất kinh doanh, đưa công ty trở thành một doanh nghiệp phát triển mạnh toàn diện trong ngành xây dựng .

Thời gian tới, Công ty đã đề ra những mục tiêu cụ thể: Tăng trưởng doanh thu bình quân đạt 25%/năm; Tăng trưởng lợi nhuận đạt 30%/năm; Thu nhập bình quân 6trđ/người/tháng.

Với những giải pháp chung cho toàn Công ty, những biện pháp khá chi tiết cho việc cải thiện chất lượng của vốn cho lĩnh vực xây dựng, cùng với một số kiến nghị, đề xuất đưa ra, tác giả mong muốn công ty sẽ có những bước phát triển hơn nữa, củng cố và khẳng định sức mạnh cạnh tranh doanh nghiệp với các đối thủ cùng lĩnh vực.

KẾT LUẬN

Với tốc độ tăng trưởng rất lớn của lĩnh vực xây dựng , Công ty TNHH Khai thác công trình thủy lợi Nam Thái Bình đang từng bước trưởng thành, phát triển không ngừng, khẳng định uy tín, vị thế của mình với quy mô và chất lượng các công trình đã và đang thi công.

Để Công ty nâng cao chất lượng hoạt động của toàn bộ doanh nghiệp,yêu cầu đặt ra đó là phải nâng cao hiệu quả vốn. Vốnlà nguồn tài chính tài trợ cho mọi hoạt động của doanh nghiệp và bao gồm hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vậy, nếu thiếu đi nguồn vốn đưa vào đầu tư thì hoạt động của doanh nghiệp đó sẽ bị đóng băng vằ vô vàn những khó khăn khác có quyết định tới sự tồn vong của công ty.

Bài toán đặt ra cho việc doanh nghiệp đi tới phá sản, giải thể hay ngày càng lớn mạnh chính là chiến lược với vốn không chỉ là thu hút đủ nguồn mà còn là chất lượng quá trình đưa nguồn vốn này vào kinh doanh. Xét trên góc độ khác thì thành phần các nguồn vốn trên tổng nguồn vốn phải thật sự phù hợp với mục tiệu cũng như tình hình doanh nghiệp trong từng giai đoạn phát triển cụ thể . Từ đây, một điều có thể dễ dàng nhận thấy đó là quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả luôn luôn là cần thiết với bất kỳ một doanh nghiệp nào.

Cải thiện một cách tối đa chất lượng nguồn vốn là một đề tài rất cấp thiết khi xét về thực tiễn và lý luận. Trên cơ sở khoa học và vận dụng vào tình hình thực tế ở Công ty TNHH Khai thác công trình thủy lợi Nam Thái Bình, đề tài mong góp phần tìm ra những nguyên nhân và biện pháp về quản lý nguồn vốn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, phục vụ cho mục tiêu cuối cùng của Công ty.

Thấy được một cách rõ ràng tính cấp thiết của nội dung nghiên cứuvà sự học tập trải nghiệm tạiCông ty TNHH Khai thác công trình thủy lợi Nam Thái Bình, Luận văn có được một số những thành quả:

Đưa ra được cơ sở lý luận một cách khái quá về vốn cũng như là chất lượng của việc sử dụng vốn.

Phân tích tình hình việc đầu tư sử dụng vốn tại Công ty TNHH Khai thác công trình thủy lợi Nam Thái Bình.

Đưa ra được một số biện pháp được nhìn nhận từ thực trạng sử dụng vốn của công ty.

Với sự nghiên cứu học hỏi của bản thân và sự giúp đỡ tận tình của TS. Lê Anh Xuân và những anh, chị trong phòng tài chính kế toán của Công ty TNHH Khai thác công trình thủy lợi Nam Thái Bình, tác giả mới có thể hoàn thiện được đề tài này. Do thời gian nghiên cứu có hạn cũng như sự hiểu biết của tác giả còn rất nhiều những thiếu sót nên những lỗi trong luận văn là khó tránh được. Do vậy, tác giả mong có được sự nhận xét, góp ý của thầy cô để đề tài hoàn thiện hơn nữa.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Trọng Cơ và Nghiêm Thị Thà (2010), Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

2. Ngô Thế Chi và Nguyễn Trọng Cơ (2009), Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

3. Ngô Thế Chi và Trương Thị Thủy (2016), Giáo trình Kế toán tài chính,

Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

4. Nguyễn Văn Dần - Nguyễn Hồng Nhung (2017), Kinh tế học vi mô I, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

5. Nguyễn Văn Dần - Phạm Quỳnh Mai (2017), Kinh tế học vi mô II, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

6. Trần Thế Dũng (2006), Giáo trình Phân tích kinh tế doanh nghiệp thương mại, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

7. Nguyễn Thành Độ - Nguyễn Ngọc Huyền (2007), Quản trị kinh doanh Tập 1, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

8. Nguyễn Thành Độ - Nguyễn Ngọc Huyền (2007), Quản trị kinh doanh Tập 2, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

9. Hoàng Minh Đường - Nguyễn Thừa Lộc (2006), Giáo trình quản trị doanh nghiệp thương mại, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội.

10. Phạm Thị Gái (2004), Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

11. Ngô Đình Giao (1995), Kinh tế học vi mô, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

12. Lưu Thị Hương, (2005). Tài chính doanh nghiệp, NXB Thống kê, Hà Nội. 13. Đàm Văn Huệ (2006), Hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp vừa và nhỏ, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

14. Bảo Khánh (2005), Bài học thành công và thất bại - Bí quyết kinh doanh của doanh nghiệp, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội.

15. Nguyễn Thanh Liêm (2007), Quản trị tài chính, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

16. Nguyễn Văn Nam, (2003), Quản trị tài chính doanh nghiệp, NXB Thống kê, Hà Nội.

17. Nguyễn Quang Thu (2007), Quản trị tài chính căn bản, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

18. Phạm Quang Trung (2009), Giáo trình quản trị tài chính doanh nghiệp,

Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

19. Trần Đình Tuấn (2008), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên.

20. Bùi Văn Vần và Vũ Văn Ninh (2016), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp,

Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

Một số trang web: 21. https://www.google.com/#q=wikipedia 22. http: //www.investopedia. com/ 23. https://www.google.com/#q=cafef 24. http://www.business.gov.vn/ 25. http://voer.edu.vn/ 26. http://cafef.vn/ 27. http://fìnance.yahoo.com/ 28. http://vef.vn/ 29. http: //vneconomy.com/

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CƠNG TY TNHH KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI NAM THÁI BÌNH (Trang 115 - 119)