3.2.3.1. Xác định quy mô và cơ cấu VCĐ hợp lý.
Thông qua những chỉ số về TSCĐ của đơn vị thời gian qua thấy được rằng: Tổng VCĐ năm 2018 tăng thêm 32.889.973.328 đồng so với năm 2017, tổng nguồn VCĐ của đơn vị thì TSCĐ luôn chiếm trên 90% tỷ trọng vốn. Khả năng tận dụng VCĐ của năm 2018 giảm 0,07 so với năm 2017, tương ứng với tỷ lệ giảm là 27%. Theo nguyên nhân đã phân tích ở Chương 2, trong thời gian tới, để có được những chính sách hợp lý về TSCĐ và đưa nguồn VCĐ vào lưu thông có được chất lượng tốt nhất, đơn vị cần phải:
Giai đoạn 2016 - 2018, Công ty đã mua sắm thêm tài sản cố định, đến thời điểm 31-12-2018 tổng giá trị TSCĐ là 348.855.753.926 đồng. Trong công tác đầu tư cần lưu ý đảm bảo tài sản cố định tương xứng với vốn cố định để DN tránh được một số những tác động không mong muốn cũng như rủi ro từ việc dùng VLĐ có thể xảy ra.
Thực hiện việc khai thác tối đa công suất của toàn bộ lượng TSCĐ đang sở hữu vào việc sản xuất. Quản lý thật tốt những TSCĐ hiện thời của đơn vị bằng việc chia nhóm các tài sản này để dễ dàng hơn trong việc quản lý hoặc có biện pháp xử lý kịp thời những máy móc có hiện tượng hỏng hóc hay vận hành không hiệu quả.
Tiến hành bảo dưỡng và kiểm soát theo chu kỳ với toàn bộ máy thi công nhằm hạn chế tối đa những hỏng hóc có không đáng có.
3.2.3.2. Đẩy nhanh tốc độ thi công từ đó giảm CPXDCB dở dang.
Mặc dù hiện nay công ty làm rất tốt trong việc quản lý CPXDCB dở dang. Tuy nhiên cũng cần phải chú ý rằng, với chính sách mở rộng kinh doanh như đã đề ra thì khó lòng mà công ty duy trì việc quản lý CPXDCB dở dang như hiện nay, bởi việc công ty kí hợp đồng và triển khai nhiều công trình, mà đến cuối năm công ty vẫn chưa hoàn tất thủ tục nghiệm thu thanh toán với Chủ đầu tư, sẽ dẫn đến CPXDCB dở dang tăng lên. Giải pháp đặt ra ở đây là: Công ty cần làm tốt công tác thực thi những kế hoạch nhanh nhất để tăng khả năng quay vòng của nguồn vốn. Từ đó,đơn vị sẽ tập trung cao độ vào những công trình đang còn dở dang, bằng mọi biện pháp tăng cường nhân lực, vật lực, đáp ứng đầy đủ nguyên vật liệu kịp thời để sớm hoàn thành công trình. Ngoại trừ các yếu tố thời tiết có tác động không nhỏvới tiến trình thực hiện dự án. Công ty cần tập trung thi công dứt điểm từng công trình, hạng mục công trình có khả năng nghiệm thu thanh toán đúng tiến độ, nhằm giảm khoản CPSXKDD và cũng có thể thúc giục chủ đầu tư tiến hành nghiệm thu,
quyết toán khối lượng đã thi công từ đó nhanh chóng tiến hành thanh toán số tiền tương ứng và giảm khối lược các khoản phải thu.
Tổ chức thanh toán công trình và đôn đốc khách hành thanh toán các khoản nợ nhằm thu hồi lại vốn. Như chúng ta đã biết, việc bán hàng và cung cấp dịch vụ thi công xây lắp đa phần là nhận thầu, ký kết hợp đồng xây dựng, khi một hợp đồng xây dựng đã ký kết thì coi như sản phẩm xây lắp được tiêu thụ. Việc thanh toán được thực hiện theo tiến độ công trình mức độ hoàn thành và những phần đã thực hiện bàn giao cho chủ đầu tư. Trong các nă m vừa qua, mặc dù công ty đã tổ chức tốt hơn việc thu hồi công nợ song vẫn chưa được triệt để, bên cạnh đó việc thanh toán công trình còn bộc lộ nhiều hạn chế, do đó với mục đích cải thiện chất lượng sử dụng vốn, vấn đề cần quan giải quyết kịp thời hiện nay ở công ty là phải giảm đến mức thấp nhất các khoản phải thu, để khắc phục tình trạng này, trong thời gian tới một số giải pháp mà DN có thể áp dụng như sau:
Phân nhóm một cách khoa học cho những khoản khách hàng chưa thanh toán nhằm nắm bắt tốt nhất tình hình công nợ và thực hiện thuh hồi. Ngược lại,
những khoản nợ đã phát sinh từ trước phải thật quyết liệt trong việc thu hồi. Nắm chắc thông tin về đối tác hợp tác làm ăn kinh doanh cũng như quy định kỷ luật thanh toán. Trước khi hợp tác, công ty biết rõ thông tin một cách khái quát về chủ thể sẽ làm việc chung, loại trừ những hợp đồng mà đối tượng ký hợp đồng mất khả năng trả nợ hoặc khả năng có thể trả nợ thấp, ưu tiên những đối tượng có khả năng tài chính vững mạnh.
Nội dung của hợp đồng phải quy định rõ ràng, chặt chẽ trách nhiệm của bên đối tác nếu vi phạm điều khoản trả nợ. Ví dụ như là: Đơn vị thực hiện quy định mức phạt do chậm thanh toán từ 5 - 10% giá trị của hợp đồng hoặc có thể áp dụng lãi suất phạt chậm trả cao hơn lãi suất tiền vay ngân hàng.
Những chính sách thúc đẩy quá trình thanh toán nợ là hết sức cần thiết. Những hình thức có thể cho thấy hiệu quả trong việc khuyến khích đối tác trả
cũng như giảm lượng nợ không có khả năng thu hổi như: chiết khấu cho khách hàng thanh toán sớm, có giá ưu đãi hơn cho những đối tác thực hiện những giao
dịch lớn thực hiện thanh toán ngay. Muốn vậy, tỷ lệ chiết khấu phải được chiết khấu sao cho hợp lý và cho thấy được mức hấp dẫn của nó; việc đưa ra giá trị có
thể chiết khấu cho khách hàng được đặt trong mối liên hệ với lãi suất vay vốn của ngân hàng. Bởi vì, khi khách hàng trả chậm, trong thời gian chờ đợi khách hàng trả tiền, công ty sẽ phải đi vay vốn để tiến hành SXKD.
Mặt khác bên cạnh việc đôn đốc thu hồi công nợ công ty cũng có những chủ đích rõ ràng với những khoản chậm thanh toán với nhà cung cấp. Khi biết tận dụng những nguồn này trong giới hạn cho phép sẽ giảm thiểu sự cấp thiết về nguồn vốn. Khi mà làm tốt được việc giữ uy tín với nhà cung cấp về việc thanh toán những khoản nợ thì không những giải được bài toán về nhu cầu vốn mà uy tín với những chủ thể này cũng sẽ theo đó mà gia tăng. Ngược lại, khi cố tình chậm trễ trong việc thanh toán so với quy định sẽ khiến cho việc hợp tác trong thời gian tới sẽ gặp khó khăn mà áp lực cho việc trả nợ cũng sẽ theo đó thêm nặng nề. Trong quan hệ mua bán này, việc cho phép thanh toán chậm như là điều tất yếu. Vì vậy, công ty cần phải xử lý linh hoạt trong vấn đề này.
3.2.3.3. Định kỳ đánh giá lại giá trị của TSCĐ
Với việc có rất nhiều sự biến động trong một năm tài chính thì việc giá hàng hóa trên thị trường có rất nhiều sự thay đổi là không thể tránh khỏi. Như vậy, tác động này khiến cho giá trị ban đầu và giá trị sau khi đã tính đến hao mòn tài sản có sự chênh lệch với giá trị tại thời điểm đó trên thị trường. Từ đó, thấy được rằng cần thiết phả xác định lại chính xác của các loại TSCĐ đang sở hữu của doanh nghiệp. Với việc định kỳ tiến hành xác định lại giá trị còn lại đã tính đến những biến động của thị trường sẽ giúp cho ban lãnh đạo nắm bắt được lượng giá trị mất đi của tài sản đó và đưa nó vào chi phí một
cách chính xác. Bên cạnh đó, chủ doanh nghiệp có thể có những biện pháp giải quyết những vấn đề có thể xảy ra trong quá trình vận hành như hỏng hóc hay trộm cắp gây thiệt hại không nhỏ cho doanh nghiệp.
3.3. Kiến nghị
3.3.1. ĐỔỈ với cơ quan quản lý Nhà nước
Nhà nước cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung và ban hành cách quy chuẩn, tiêu chuẩn cho phù hợp với tình hình xây dựng hiện nay. Các Nghị định, Thông tư về xây dựng cần rõ ràng và có chiều sâu.
Đổi mới về cách thức quản lý thông qua xây dựng đội ngũ cán bộ để đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động.
Thực hiện chế độ phân cấp, nhằm quản lý các công trình xây dựng trong phạm vi toàn quyền.
3.3.2. Đổi với Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình
Đề nghị UBND tỉnh, các Sở, ban ngành của tỉnh ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện các văn bản QPPL; bố trí vốn kịp thời cho dự án đã có kế hoạch, chủ trương và đã khởi công XD.
UBND tỉnh tăng cường công tác chỉ đạo các Sở, ngành, UBND các huyện rút ngắn thời gian một số khâu trong thẩm định, phê duyệt dự án, quyết toán vốn đầu tư và bồi thường GPMB, đảm bảo dự án thực hiện đáp ứng được kế hoạch đề ra và phát huy hiệu quả đầu tư.
3.3.3. Đổi với Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Bình
Ban hành Bộ quy trình các bước triển khai quản lý dự án đầu tư xây dựng để các đơn vị, cá nhân có liên quan căn cứ triển khai, thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Quy định rõ các cơ chế đặc thù về chủ trương, chính sách... cho các đơn vị, cá nhân tham gia các dự án đầu tư xây dựng để áp dụng.
Chỉ đạo các cơ quan liên quan thường xuyên quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ Công ty thủy lợi Nam Thái Bình trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
3.3.4. Đối với Công ty thủy lợi Nam Thái Bình
Tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao tuân thủ các quy định của pháp luật trong hoạt động XD, đặc biệt quan tâm chất lượng của các nhà thầu XD.
Tiếp tục tuyển dụng, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao, đặc biệt đáp ứng cho việc thành lập Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình công ty như tác giả đã đề xuất trong luận văn; tăng cường ứng dụng Công nghệ mới vào công tác QLDA.
Xây dựng mối đoàn kết nội bộ Công ty; tích cực chăm lo đời sống vật chất cũng như tinh thần cho cán bộ trong Ban QLDA nói riêng và toàn thể CB-CNLĐ trong toàn công ty nói chung để ổn định công tác, tận tâm công việc được giao
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Trong hoàn cảnh thể giới và Việt Nam những năm vừa qua, công ty sẽ định hướng và vạch ra mục tiêu cho sự tăng trưởng của đơn vị cho giai đoạn sắp tới. Doanh nghiệp thực hiện hoàn thiện bộ máy quản lý; phát triển, mở rộng thị trường mục tiêu, với ưu điểm là xây dựng và lắp ráp cũng như là khả năng hoạch định chính sách sẵn có. Công ty tập trung trí tuệ và sức lực đẩy lùi khó khăn, nắm bắt thời cơ, đổi mới nhận thức, chấn chỉnh tổ chức, khai thác tối đa các nguồn vốn, mạnh dạn đầu tư thiết bị, con người, ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất kinh doanh, đưa công ty trở thành một doanh nghiệp phát triển mạnh toàn diện trong ngành xây dựng .
Thời gian tới, Công ty đã đề ra những mục tiêu cụ thể: Tăng trưởng doanh thu bình quân đạt 25%/năm; Tăng trưởng lợi nhuận đạt 30%/năm; Thu nhập bình quân 6trđ/người/tháng.
Với những giải pháp chung cho toàn Công ty, những biện pháp khá chi tiết cho việc cải thiện chất lượng của vốn cho lĩnh vực xây dựng, cùng với một số kiến nghị, đề xuất đưa ra, tác giả mong muốn công ty sẽ có những bước phát triển hơn nữa, củng cố và khẳng định sức mạnh cạnh tranh doanh nghiệp với các đối thủ cùng lĩnh vực.
KẾT LUẬN
Với tốc độ tăng trưởng rất lớn của lĩnh vực xây dựng , Công ty TNHH Khai thác công trình thủy lợi Nam Thái Bình đang từng bước trưởng thành, phát triển không ngừng, khẳng định uy tín, vị thế của mình với quy mô và chất lượng các công trình đã và đang thi công.
Để Công ty nâng cao chất lượng hoạt động của toàn bộ doanh nghiệp,yêu cầu đặt ra đó là phải nâng cao hiệu quả vốn. Vốnlà nguồn tài chính tài trợ cho mọi hoạt động của doanh nghiệp và bao gồm hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vậy, nếu thiếu đi nguồn vốn đưa vào đầu tư thì hoạt động của doanh nghiệp đó sẽ bị đóng băng vằ vô vàn những khó khăn khác có quyết định tới sự tồn vong của công ty.
Bài toán đặt ra cho việc doanh nghiệp đi tới phá sản, giải thể hay ngày càng lớn mạnh chính là chiến lược với vốn không chỉ là thu hút đủ nguồn mà còn là chất lượng quá trình đưa nguồn vốn này vào kinh doanh. Xét trên góc độ khác thì thành phần các nguồn vốn trên tổng nguồn vốn phải thật sự phù hợp với mục tiệu cũng như tình hình doanh nghiệp trong từng giai đoạn phát triển cụ thể . Từ đây, một điều có thể dễ dàng nhận thấy đó là quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả luôn luôn là cần thiết với bất kỳ một doanh nghiệp nào.
Cải thiện một cách tối đa chất lượng nguồn vốn là một đề tài rất cấp thiết khi xét về thực tiễn và lý luận. Trên cơ sở khoa học và vận dụng vào tình hình thực tế ở Công ty TNHH Khai thác công trình thủy lợi Nam Thái Bình, đề tài mong góp phần tìm ra những nguyên nhân và biện pháp về quản lý nguồn vốn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, phục vụ cho mục tiêu cuối cùng của Công ty.
Thấy được một cách rõ ràng tính cấp thiết của nội dung nghiên cứuvà sự học tập trải nghiệm tạiCông ty TNHH Khai thác công trình thủy lợi Nam Thái Bình, Luận văn có được một số những thành quả:
Đưa ra được cơ sở lý luận một cách khái quá về vốn cũng như là chất lượng của việc sử dụng vốn.
Phân tích tình hình việc đầu tư sử dụng vốn tại Công ty TNHH Khai thác công trình thủy lợi Nam Thái Bình.
Đưa ra được một số biện pháp được nhìn nhận từ thực trạng sử dụng vốn của công ty.
Với sự nghiên cứu học hỏi của bản thân và sự giúp đỡ tận tình của TS. Lê Anh Xuân và những anh, chị trong phòng tài chính kế toán của Công ty TNHH Khai thác công trình thủy lợi Nam Thái Bình, tác giả mới có thể hoàn thiện được đề tài này. Do thời gian nghiên cứu có hạn cũng như sự hiểu biết của tác giả còn rất nhiều những thiếu sót nên những lỗi trong luận văn là khó tránh được. Do vậy, tác giả mong có được sự nhận xét, góp ý của thầy cô để đề tài hoàn thiện hơn nữa.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Trọng Cơ và Nghiêm Thị Thà (2010), Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
2. Ngô Thế Chi và Nguyễn Trọng Cơ (2009), Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
3. Ngô Thế Chi và Trương Thị Thủy (2016), Giáo trình Kế toán tài chính,
Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
4. Nguyễn Văn Dần - Nguyễn Hồng Nhung (2017), Kinh tế học vi mô I, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
5. Nguyễn Văn Dần - Phạm Quỳnh Mai (2017), Kinh tế học vi mô II, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
6. Trần Thế Dũng (2006), Giáo trình Phân tích kinh tế doanh nghiệp thương mại, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
7. Nguyễn Thành Độ - Nguyễn Ngọc Huyền (2007), Quản trị kinh doanh Tập 1, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
8. Nguyễn Thành Độ - Nguyễn Ngọc Huyền (2007), Quản trị kinh doanh Tập 2, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
9. Hoàng Minh Đường - Nguyễn Thừa Lộc (2006), Giáo trình quản trị doanh nghiệp thương mại, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội.
10. Phạm Thị Gái (2004), Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
11. Ngô Đình Giao (1995), Kinh tế học vi mô, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
12. Lưu Thị Hương, (2005). Tài chính doanh nghiệp, NXB Thống kê, Hà Nội. 13. Đàm Văn Huệ (2006), Hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp vừa và nhỏ, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.