3.2.2.1. Duy trì cơ cấu nguồn vốn lưu động một cách hợp lý.
Nhóm các giải pháp với việc cải thiện chất lượng của vốn cần có một cơ sở rõ ràng từ hiện thực hoạt động và nguyên nhân của những tồn tại như đã
phân tích ở Chương 2.
Nhìn vào phân tích, chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận VLĐ trong giai đoạn 2017 - 2018 nhìn chung tăng trưởng đều nhưng để duy trì phát triển, trong thời gian tới đòi hỏi mức tăng tỷ suất lợi nhuận VLĐ cần được nâng cao hơn nữa. Với mục tiêu thực hiện được cần tiến hành các biện pháp với mục đích đó là gia tăng LNST cho đơn vị như chú ý tiết kiệm các chi phí sản xuất, và một số những chi phí hợp lý có liên quan khác.
Để tăng cường chất lượng của số VLĐ bỏ ra, điều quan trọng đối với công ty là phải lên kế hoạch thu hút và đưa vào lưu thông nguồn vốn ngắn hạn này. Thực hiện công tác này, trước tiên đòi hỏi DN cần phải hoạch định được khối lượngv ốn ngắn hạn với mức độ vừa để phục vụ cho việc vận hành hoạt động của doanh nghiệp một cách tốt nhất, chủ động nhất và không gây lãng phí. Để có được sự chắc chắn trong việc thu hút nguồn vốn có hiệu quả công ty cần quan tâm đến những vấn đề sau:
Nhu cầu về VLĐ là trong ngắn hạn nên đơn vị rất dễ dàng trong việc xác định trước cơ cấu nguồn vốn lưu động hợp lý là bao nhiêu. Khi mà nguồn vốn sẵn có không thể đáp ứng hết được nhu cầu về thanh toán trong ngắn hạn thì có thể tìm nhưng những nguồn khác như đi vay nợ để bù đắp. Đi cùng với đó khi đã thu hút được nguồn vốn cần thiết thì yêu cầu đặt ra đó là phải sử dụng nguồn vốn đó sao cho lợi nhuận thu về là cao nhất hay giá trị kinh tế hay hoạt động của doanh nghiệp luôn ở mức hiệu quả tốt nhất.
Tăng cường khoản tiền chậm trả, chậm thanh toán của đơn vị, cuối năm 2018 khoản NPTNN của doanh nghiệp quy mô bé hơn nhiều so với CKNPT, cho biết rằng khoản vốn bị đối tác chiến dụng của công ty lớn hơn. Trong những năm tiếp theo DN phải tăng khoản chiếm dụng, tuy nhiên vẫn phải khống chế nợ phải trả trong khả năng thanh toán được.
phục vụ cho nhu cầu thanh toán trong ngắn hạn. Do vậy, DN phải lên cho mình một chiến lược sử dụng vốn một cách đúng đắn, cũng như thu hút đủ số vốn cần thiết. Từ đây, việc trả nợ cũng phải được tính toán một cách kỹ lưỡng nhằm đạt được sự hiệu quả đúng như mục đích của nguồn vốn này.
Với các khoản nợ chưa thanh toán cho nhà cung cấp: nguồn vốn này có chi phí sử dụng khá thấp do DN chiếm dụng của chủ thể cung cấp nên không bị tính phí hay phải trả bất kỳ một khoản chi phí nào cho việc sử dụng nhuồn vốn này. Từ đây, nhu cầu về một nguồn vốn có tính ổn định cao và chi phí thấp sẽ khiến cho đơn vị tăng thêm nguồn vốn chậm trả từ các nhà cung cấp vật liệu cho doanh nghiệp. Ngược lại, sự mâu thuẫn trong lợi ích giữa hai chủ thể trong việc sử dụng nguồn này khiến cho đơn vị phải cân nhắc kỹ tránh gây nên hình ảnh xấu trong mắt đối tác.
3.2.2.2. Chính sách khả năng thanh toán hợp lý.
Thực hiện tốt việc cải thiện khả năng thanh toán là yêu cầu bắt buộc đối với một doanh nghiệp. Muốn thực hiện tốt điều này, đòi hỏi Công ty cần thực hiện một loạt các biện pháp như :
Cắt giảm chi phí một cách hợp lý: Trước hết, công ty cần đánh giá các chi phí chung để xem xét cần giảm những chỉ tiêu cần thiết và hợp lý với tình hình thực tế. Từ phân tích ở Chương 2, thời điểm cuối năm 2018 một số chi phí vẫn còn cao nên có kế hoạch cắt giảm, ví dụ chi phí quản lý doanh nghiệp là 15.811.486.416 đồng. Việc giảm các khoản phí hợp lý sẽ có tác động trực tiếp tới con số lợi nhuận .
Xây dựng kế hoạch quản lý nợ phải trả thích hợp: Cùng với việc đôn đốc khách hàng trả nợ, đơn vị cũng phải có giải pháp hợp lý để thanh toán các khoản phải trả, những khoản tiền hàng hóa chậm thanh toán. Thực tế, nợ phải trả đơn vị ở giai đoạn cuối của năm 2018 là 14.830.652.731 đồng. DN cần có chiến lược phù hợp với tình hình thực tế để tránh khỏi rủi ro tài chính. Với
những khoản chậm trả chuẩn bị hết hạn hay đã hết hạn, phải chủ động có nguồn tài chính thanh toán phù hợp. Thực hiện biện pháp này phải kết hợp chặt chẽ với việc thu hồi nợ nhằm thanh toán đúng hạn, từ đó không gây ra biến động hoạt động chung của đơn vị mà vẫnđảm bảo uy tín với bạn hàng.
3.2.2.3. Thực hiện tốt việc thu hồi công nợ
Tại thời điểm ngày 31-12-2018, các khoản nợ mà doanh nghiệp chưa thu hồi được là 8.605.638.029 đồng. Song song với việc cho các doanh nghiệp khác nợ thì chính đơn vị cũng chậm thanh toán cho những đối tác khác. Khoản mà đơn vị bị chiếm dụng có xu hướng cao hơn so với khoản chiếm dụng được. DN cần tăng các khoản chiếm dụng, tuy nhiên vẫn phải khống chế nợ phải trả trong khả năng thanh toán được.
Việc đôn đốc, thúc giục các khách hàng thanh toán những khoản nợ cần phải thật sự hợp lý. Cụ thể, doanh nghiệp cần:
Có sự thống nhất rõ ràng giữa hai bên về khoản phải thanh toán ngay (ví dụ yêu cầu khách hàng trả trước bao nhiêu % giá trị hàng hóa), thanh toán trong khoảng thời gian bao lâu, bằng tiền mặt hay chuyển khoản, những chế tài nếu như khách hàng thực hiện sai so với cam kết... rõ ràng ngay từ ban đầu. Khi có bất kỳ một sự việc nào không đúng như thỏa thuận xảy ra thì căn cứ vào đây và thực hiện đúng như những điều về xử phạt đã thống nhất.
Tiến hành chiết khấu thanh toán cho những khách hàng trả nhanh (ví dụ chiết khấu thêm cho khách hàng thêm 5% giá trị hàng hóa trong trường hợp đối tác trả trước khoản nợ đó). Giảm giá bán đối với hợp đồng có giá trị lớn, khách hàng thường xuyên và khách hàng thanh toán sớm, việc này sẽ giúp kích thích khách hàng thanh toán sớm, giảm bớt thời gian bị chiếm dụng vốn, tăng nhanh vòng quay của VLĐ cũng như tổng vốn.
Xây dựng các tiêu chuẩn và điều khoản khi cho khách hàng thanh toán chậm các khoản tiền. Tuy nhiên, khi khách hàng tiến hành thanh toán sớm cần
có chính sách chiết khấu cho họ vì như vậy DN mới có thể thu hồi được nợ trước hạn và tiến hành đưa nguồn vốn này vào tái đầu tư kinh doanh. Khi cho phép khách hàng nợ thì phải xem xét kỹ khả năng tài chính của khách hàng như: kiểm tra số dư tài khoản ở ngân hàng, bắt buộc có một khoản thanh toán ngay trên giá trị của đơn đặt hàng.
Lập danh sách, theo dõi, kiểm soát tốt đới với CKPT và lập kế hoạch cụ thể để tiến hành đôn đốc khách hàng trả các khoản nợ này. Thực hiện chính sách thu tiền linh hoạt, mềm dẻo nhằm mục đích vừa không làm mất thị trường vừa thu hồi được các khoản nợ dây dưa khó đòi.
3.2.2.4. Nâng cao chất lượng việc quản lý HTK
Thời gian năm 2018, HTK đã có một sự sụt giảm về cả quy mô và tỷ trọng trong VLĐ. Những năm qua, đơn vị thực hiện khá tốt tiến độ của hợp đồng đã ký nên chỉ tiêu này đã được thu hẹp lại.
Khi muốn việc quản lý HTK đạt được chất lượng cao nhất thì đơn vị phải có một chiến lược rõ ràng ngay từ ban đầu và đẩy mạnh việc thực hiện chúng. Ngoài ra, việc thực hiện nhanh chóng những dự án có những điều kiện thuận lợi trước nhất sẽ giúp nhu cầu cần quản lý HTK cũng giảm từ đó chi phí cho công tác cũng được giảm bớt.