Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng VLĐ

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CƠNG TY TNHH KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI NAM THÁI BÌNH (Trang 64 - 75)

2.3.3.1. Cơ cấu VLĐ

Giai đoạn 2016 - 2018, nhìn chung Quy mô vốn lưu động của doanh nghiệp giảm.

Bảng 2.5: Tình hình vốn lưu động

Xem xét cụ thể từ số liệu ở Bảng 2.5: Quy mô và cơ cấu vốn lưu động, ta có thể thấy rằng: Tổng quy mô vốn lưu động cuối năm 2017 đạt 51.756.725.954 đồng, tăng so với thời điểm đầu năm là 1.693.217.015 đồng, tương đương với tỷ lệ tăng là 3,4% và tức 68,9% trong tổng vốn. Tiếp tục xu hướng tăng vào năm 2017, thì cuối năm 2018 so với đầu năm, tổn g quy mô vốn lưu động lại tăng 10.005.100.663 đồng, với tốc độ tăng 19,3%. Cụ thể, các khoản phải thu tăng 77,2% nhưng lại giảm mạnh vào cuối năm 2018 là 15,5%, tiếp theo đó là hàng tồn kho giảm về quy mô tăng giảm như CKPT và tỷ lệ thấp trong cơ cấu tổng nguồn VLĐ. Nhằm có được sự nhận thức rõ ràng hơn về sự dịch chuyển và nguyên nhân tác động tới những biến động đó thì cần xét tời chi tiết mỗi một chỉ tiêu chủ yếu.

Hàng tồn kho: Trong cơ cấu VLĐ, khoản mục HTK chiếm phần trăm chưa cao (dưới 10%). Xét một cách chi tiết, HTK cuối năm 2017 tăng so với đầu năm là 336.133.678 đồng, với tốc độ tăng 42,1%. Khác với diễn biến năm 2017, cuối năm 2018 thì HTK tiếp tục tăng so với đầu năm là 427.628.867 đồng, với tốc độ tăng 41,6. HTK có sự biến động như vậy là do chiến lược phát triển kinh doanh vào năm 2017 của công ty không gặp khó khăn bởi ảnh hưởng của thị trường. Đến năm 2018, lượng HTK của công ty lại có xu hướng tăng. Với đặc điểm là doanh nghiệp xây dựng thì lượng hàng tồn kho không lớn chủ yếu là nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình thi công tuy nhiên sẽ phục vụ toàn bộ cho quá trình thi công công trình nên việc hàng tồn kho có xu hướng tăng trong thời gian qua cho thấy tiến độ thực hiện công trình còn khá chậm trễ dẫn tới lượng nguyên vật liệu lưu kho tăng. Điều này sẽ gia tăng chi phí cho quá trình lưu kho và hơn thế nữa cũn làm tăng chi phí cho việc thi công các công trình khiến cho lợi nhuận giảm. Từ đây, đơn vị cần chú trọng đẩy nhanh tiến độ công trình tránh trường hợp tăng hàng tồn kho ảnh hưởng đến chất lượng cũng như chi phí liên quan của nguyên vật liệu.

CKPT ngắn hạn: chỉ tiêu này cho thấy sự không ổn định của doanh nghiệp trong những năm qua. Cụ thể: CKPT ngắn hạn tăng từ 8.423.086.610 đồng vào cuối năm 2016 lên 14.923.854.848 đồng vào cuối năm 2017, sau đó giảm xuống mức 8.605.638.029 đồng vào cuối năm 2018. Với sự thay đổi trong chính sách trả chậm đối với khách hàng cũng như tình hình tài chính của các đối tác trong thời gian qua thì dù đã thắt chặt hơn trong chính sách trả chậm nhưng vẫn có thời điểm mà các khoản phải thu của đơn vị tăng khá lớn như năm 2017 tới hơn 14 tỷ đồng. Từ đây, cho thấy công ty cần có những lựa chọn chính xác hơn với những khách hàng qua việc đánh giá khả năng tài chính của họ một cách chính xác nhất. Từ giảm thiểu được rủi ro trong việc khách hàng không trả đúng thỏa thuận các khoản nợ khiến cho một khoản vốn không nhỏ của công ty bị chiếm dụng.

Qua sự biến động như vậy, có thể cho thấy chính sách bán chịu của công ty trong giai đoạn 2016 - 2018 đã được nới lỏng nhằm tìm kiếm, lôi kéo khách hàng và phát triển thị phần kinh doanh. Tiền là tài sản mà có tính thanh khoản cao nhất trong các tài sản ngắn hạn. Nhìn chung lượng tiền trong giai đoạn 2016 - 2018 như sau. Cụ thể: Cuối năm 2016 lượng tiền đạt 40.841.795.662 đồng, chiếm 81,5% trong quy mô VLĐ, cuối năm 2017 chỉ số này là 35.698.010.761 đồng, chiếm 68,9% trong quy mô vốn lưu động. Vào thời điểm cuối năm 2018, lượng tiền đạt mức là 47.548.699.376 đồng, với tỷ trọng là 77,0% so với thời điểm đầu năm đã có tác động không nhỏ tới chức năng chi trả toán tức thời của DN ở thời điểm cuối năm. Xét tới vai trò của tiền mặt khoản tài chính có mức độ thanh khoản lớn nhất trong tài sản của doanh nghiệp, việc tiền mặt được duy trì với mục đích chính là đáp ứng nhu cầu thanh toán trong ngắn hạn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc tiền mặt tại quỹ quá lớn trong khi nhu cầu thanh toán tại thời điểm đó không lớn khiến cho những khoản tiền này bị lãng phí vì thay vào đó chúng có thể đưa vào

STT Chỉ tiêu Đơn

vị Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Chênh lệch 2017/2016 Chênh lệch2018/2017 Số tuyệt đối Tỷ lệ (%) Số tuyệt đối Tỷ lệ (%) DTT Đồn g 61.683.761.445 62.370.585.000 62.044.166.818 686.823.555 1,1 326.418.182- -0,5 2 VLĐ bình quân Đồn g 40.476.812.56 6 50.910.116.88 6 56.759.275.62 3 10.433.304.32 0 25,7 7 5.849.158.73 7 11,4 9 3 Số vòng quay VLĐ(1/2) g Vòn 1,52 1,23 1,09 -0,3 -19,61 -0,13 -10,77 4 Kỳ luân chuyển VLĐ(360/3) y Ngà 236,23 293,85 329,34 57,62 924,3 35,49 8 12,0

trong đầu tư tạo ra lợi nhuận. Điều này đặt ra một yêu cầu cấp thiết đó là công ty cần thay đổi trong chính sách lưu trữ tiền mặt sao cho thật hợp lý nhằm vừa đáp ứng đầy đủ nhu cầu thanh toán cho những khoản nợ cần thiết cho giai đoạn tiếp theo mà không gây lãng phí.

Như vậy, tình hình vốn lưu động của công ty trong giai đoạn 3 năm từ năm 2016 đến năm 2018 vẫn còn biểu hiện khá nhiều những điểm chưa thực sự hợp lý như tiền mặt trong quỹ, các khoản phải thu... Điều này đặt ra yêu cầu doanh nghiệp cần có những thay đổi để cơ cấu nguồn vốn lưu động thật sự là hợp lý từ đó hiệu quả nguồn vốn cũng sẽ được gia tăng.

2.3.3.2. Phân tích hiệu quả VLĐ

Bảng 2.6: Khả năng luân chuyểnVLĐ

Xét thấy những tính toán ở Bảng 2.6: Số vòng quay VLĐ nhìn chung giảm trong thời kỳ 2016 - 2018. Cuối năm 2016, số vòng quay là 1,52 vòng. Đến cuối năm 2017 con số này là 1,23 vòng, giảm 0,2 vòng so với cùng kì năm trước, tỷ lệ giảm 19,61%. Đến cuối năm 2018, số vòng quay VLĐ đạt 1,09 vòng, giảm 0,13 vòng (với tốc độ giảm 10,77%) so với cùng kì năm trước. Những số liệu thể hiện rằng hiệu quả VLĐ của DN chưa đạt được hiệu quả, nhưng bước đầu đã được khắc phục so với năm trước. Có thể thấy rằng vốn lưu động có sự tăng trưởng khá đều trong ba năm vừa qua nên sự giảm trong chỉ tiêu số vòng quay vốn lưu động chủ yếu là do doanh thu thu thần của công ty thời gia không tăng trưởng tốt đặc biệt là năm 2018 khi mà doanh thu có dấu hiệu giảm. Tình hình kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn dẫn tới hiệu quả kinh tế theo đó cũng chưa tốt đây chính nguyên nhân chủ yếu dẫn tới xu hướng vận động chưa tốt của vòng quay vốn lưu động.

Số ngày luân chuyển VLĐ tăng lên trong giai đoạn 2016 - 2018 cho thấy công ty chưa làm tốt việc tiết kiện vốn lưu động trong luân chuyển. Cuối năm 2016, kỳ luân chuyển vốn lưu động của công ty là 236,23 ngày. Đến cuối năm 2017, con số này là 293,85 ngày, tăng 57,62 ngày (tương ứng tỷ lệ 24,39%) so với năm trước. Đến cuối năm 2018, kỳ luân chuyển vốn lưu động lên tới 329,34 ngày, tăng 34,49 ngày (tương ứng tỷ lệ tăng là 12,08%) so với năm trước. Như vậy cho thấy công ty vẫn chưa có những chính sách tốt làm cho kỳ luân chuyển vốn tăng cao. Đặc biệt năm 2018 thì tới gần 330 ngày thì vốn lưu động mới vận động được một chu kỳ tức là mất gần một năm. Thời gian luân chuyển như vậy là quá lâu với nguồn vốn lưu động với đặc điểm là thời gian ngắn. Điều này cho thấy việc sử dụng vốn lưu động của công ty còn khá nhiều yếu điểm. Trong thời gian tới, doanh nghiệp cần chú ý hơn nữa tăng số lượng vòng quay vốn lưu động từ đó số lượng ngày hao phí để vốn lưu động vận động hết một chu kỳ sẽ giảm xuống. Với số ngày luân chuyển thấp thời

gian thu hồi vốn của doanh nghiệp sẽ tăng từ đó khả năng thanh khoản vốn nguồn vốn lưu động sẽ tối ưu hơn và từ đó tăng hiệu quả sử dụng nguồn vốn lưu động.

Cuối năm 2016, hàm lượng VLĐ là 0,66. Như vậy nhằm thu về 1 đồng DTT công ty cần bỏ vào 0,66 đồng VLĐ cho sản xuất kinh doanh. Đến cuối năm 2017, chỉ tiêu này là 0,82 tăng 0,16 (với tốc độ tăng 24,39%) so với năm trước. Đến cuối năm 2018, hàm lượng vốn lưu động là 0,91. So với năm trước đã tăng lên 0,1 và tỷ lệ tăng là 12,08%. Điều này cho thấy nhằm thu được 1 đồng DTT, công ty đã sử dụng lượng VLĐ nhiều hơn trước, hiệu quả của VLĐ càng ngày chưa hiệu quả. Tuy nhiên, với việc là doanh nghiệp xây dựng thì nhu cầu về vốn cố định là khá lớn nên việc gia tăng nguồn vốn cố định cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là doanh nghiệp cần cân bằng giữa nguồn vốn lưu động và nguồn vốn cố định sao cho thật phù hợp với từng thời điểm với từng chiến lược phát triển công ty của người đứng đầu doanh nghiệp.

Tuy nhiên đó mới chỉ là xét từ phươn diện luân chuyển VLĐ để có một nhận xét đầy đủ hơn về chất lượng nguồn VLĐ đưa vào lưu thông của công ty chúng ta phải xét tới một số tiêu thức phản ánh mức lợi nhuận do VLĐ mang lại. Đó là chỉ tiêu tỷ suất LN trên VLĐ.

Xét trên cả giai đoạn 2016 - 2018, tỷ suất LN trên VLĐ của công ty được đánh giá như sau

STT Số tuyệt đối Tỷ lệ (%) Số tuyệt đối Tỷ lệ (%) 1 LNTT 10.709.733.12 1 14.273.626.00 4 5.598.586.564 3.563.892.883 33,3 -8.675.039.440 -60,8 2 Vốn lưu động bình quân 40.476.812.56 6 50.910.116.88 6 56.759.275.62 3 10.433.304.320 25,77 5.849.158.737 11,4 9 3 Tỷ suất LN trên VLĐ (1/2) 0,26 0,28 0,10 0,02 7,6 -0,18 -64,3 58 Bảng 2.7: Tỷ suất LN trên VLĐ Đơn vị: Đồng

Qua Bảng 2.7: Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động, thấy rằng: Tỷ suất LN trên

VLĐ của DN thay đổi trong cả thời kỳ. Năm 2016 một đồng VLĐ bỏ ra thu được 0,26 đồng lợi nhuận, nhưng đến năm 2017 thì lại tăng, một đồng VLĐ bỏ

ra thu được 0,28 đồng lợi nhuận (tăng 0,02 với tốc độ tăng 7,6%). Điều này do doanh thu năm 2017 tăng trưởng với tốc độ lớn hơn so với tốc độ tăng của vố lưu động dẫn tới chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động tăng. Tuy nhiên năm 2018 một đồng vốn lưu động doanh nghiệp bỏ ra chỉ thu về 0,1 đồng lợi nhuận giảm 0,18 đồng so với năm trước (tức giảm 64,3% so với năm 2017). Yếu tố giải

thích cho điều này là LN tăng nhỏ hơn tốc độ tăng VLĐ bình quân. Với thực trạng như vậy thì hiệu quả nguồn vốn lưu động đưa vào kinh doanh chưa thực sự

tốt khi mà lợi nhuận đem lại trên 1 đồng vốn lưu động giảm khá nhiều. Lý do giải thích cho điều này chính là doanh thu năm 2018 giảm trong khi chi phí tăng

dẫn tới lợi nhuận theo đó có sự suy giảm khá nhiều. Đây chính là nguyên nhân chính dẫn tới việc sử dụng vốn lưu động chưa thực sự tốt và đơn vị cần cải thiện

chỉ tiêu này trong những năm tiếp theo.

Kết quả này cho thấy hiệu quả của nguồn VLĐ của DN đã đang gặp rất nhiều vấn đề dẫn tới hiệu quả sử dụng nguồn vốn lưu động trong những năm qua diễn biến chưa tốt từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động chung của toàn doanh nghiệp. Những năm tiếp theo, ban giám đốc cần phải xem xét lại việc quản lý vốn lưu động, để mong năm tiếp theo mức tăng trưởng về lợi nhuận của DN được phục hồi và phát triển hơn nữa.

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CƠNG TY TNHH KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI NAM THÁI BÌNH (Trang 64 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w