Kinh nghiệm chấm điểm xếp hạng tín dụng của Vietcombank

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHẤM ĐIỂM XẾP LOẠI KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY (Trang 27 - 34)

5. Kết cấu của đề tài

1.4. Kinh nghiệm chấm điểm xếp hạng tín dụng của Vietcombank

XHTD tín dụng cá nhân

Việc chấm điểm XHTD cá nhân được thực hiện theo hai nhóm chỉ tiêu về nhân thân và quan hệ với ngân hàng như trình bày trong Bảng I.01 - Phụ lục I. Những khách hàng có tổng điểm <0 ở các chỉ tiêu chấm điểm về nhân thân sẽ bị loại và chấm dứt quá trình xếp hạng. Căn cứ tổng số điểm đạt được của khách hàng cá nhân để quy đổi theo mười mức ký hiệu xếp hạng tương ứng trong Bảng I.01: Chỉ tiêu chẩm điểm XHTD cá nhân của Vietcombank (Phụ lục I đính kèm luận văn).

Sau khi tiến hành chấm điểm khách hàng cá nhân, Vietcombank phân loại khách hàng theo các tiêu chí sau:

Các yếu tố phi tài chính DNNN Doanh nghiệp khác ĐTNN

Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ trọng

xếp hạng tín dụng doanh nghiệp

Mô hình chấm điểm gồm hai phần là chấm điểm định lượng theo các chỉ số tính toán trực tiếp từ báo cáo tài chính của doanh nghiệp, và chấm điểm định tính trên cơ sở đánh giá của ngân hàng về các mặt của doanh nghiệp. Thông tin dùng để chấm điểm doanh nghiệp là báo cáo tài chính năm gần nhất, thông tin phi tài chính cập nhật đến thời điểm chấm.

Tùy theo mức độ quan trọng mà giữa các chỉ tiêu và nhóm chỉ tiêu có trọng số khác nhau. Căn cứ tổng điểm đạt được sau khi đã nhân điểm ban đầu với trọng số để xếp loại doanh nghiệp theo mức độ rủi ro tăng dần từ AAA (Rủi ro thấp nhất) đến D (Rủi ro cao nhất).

Bước 1: Phân loại doanh nghiệp theo các tiêu chí về quy mô, hình thức sở hữu, ngành nghề kinh doanh chính.

Dựa theo hình thức sở hữu, các doanh nghiệp được phân loại theo ba nhóm : Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp khác. Trong đó, doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp một trăm phần trăm vốn nước ngoài hoặc liên doanh. Doanh nghiệp khác là những doanh nghiệp không thuộc hai hình thức sở hữu trên.

Bước 2 : Trên cơ sở ngành nghề và quy mô tương ứng với ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp để chấm điểm tài chính. Cách tính các chỉ tiêu tài chính được trình bày trong Phụ lục V (đính kèm luận văn này). Các chỉ tiêu tài chính được đánh giá dựa theo khung hướng dẫn của NHNN và có điều chỉnh các hệ số thống kê ngành cho phù hợp với thông tin tín dụng của Vietcombank, mỗi chỉ tiêu đánh giá có năm khoảng giá trị chuẩn tương ứng là năm mức điểm 20, 40, 60, 80, 100 (Điểm ban đầu). Điểm theo trọng số là tích số giữa điểm ban đầu và trọng số tương ứng. Nguyên tắc cho điểm từng

chỉ tiêu là chỉ số thực tế gần với trị số nào nhất thì cho điểm theo trị số đó; nếu chỉ số thực tế nằm giữa hai trị số thì lấy loại thấp hơn (Thang điểm thấp hơn). Chi tiết tại. Bảng I.02: Hướng dẫn tính toán một số chỉ tiêu phân tích tài chính trong chấm điểm XHTD doanh nghiệp của Vietcombank

(Phụ lục I đính kèm luận văn này).

Bước 3 : Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính bao gồm năm nhóm với hai mươi lăm chỉ tiêu, mỗi chỉ tiêu đánh giá có năm khoảng giá trị chuẩn tương ứng là năm mức điểm 4, 8, 12, 16, 20 (Điểm ban đầu).

Bảng 1.04. Điểm trọng số các chỉ tiêu phi tài chính chấm điểm XHTD doanh nghiệp của Vietcombank

1 Lưu chuyển tiền tệ 25% 24% 30%

2 Trình độ quản lý 27% 30% 17%

3 Quan hệ tín dụng 20% 20% 18%

4 Các yếu tố bên ngoài 13% 13% 15%

Chỉ tiêu DNNN

Doanh nghiệp

khác ĐTNN

Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ trọng

1 Chấm điểm tài chính 50% 40% 60%

T Chấm điểm phi tài chính 50% 60% 40%

3

Điểm thưởng báo cáo tài chính được kiểm toán

6 6 6

(Nguồn: Ngân hàng Vietcombank)

Bước 4 : Xác định tổng điểm cuối cùng để xếp hạng doanh nghiệp. Trong chấm điểm XHTD doanh nghiệp, mô hình chấm điểm còn xác định mức độ tin cậy của số liệu theo tiêu chí có hay không có kiểm toán báo cáo tài chính. Những doanh nghiệp nếu có báo cáo tài chính đã kiểm toán thì sẽ được cộng thêm 6 điểm vào tổng điểm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính đã nhân trọng số. Tổng điểm cuối cùng được nhân với trọng số theo trình bày như trong Bảng 1.05.

Bảng 1.05: Điểm trọng số các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính chấm điểm XHTD doanh nghiệp của Vietcombank

(Nguồn: Ngân hàng Vietcombank)

Căn cứ tổng điểm đạt được cuối cùng đã nhân với trọng số, các doanh nghiệp được XHTD theo mười loại tương ứng mức độ rủi ro tăng dần từ AAA (Có mức độ rủi ro thấp nhất) đến D (Có mức độ rủi ro cao nhất) như trình bày trong Bảng I.03: Hệ thống ký hiệu XHTD doanh nghiệp của Vietcombank

(Phụ lục I đính kèm luận văn này).

Bước 5 : Đối chiếu kết quả chấm điểm XHTD với thực trạng của doanh nghiệp để thực hiện điều chỉnh kết quả xếp hạng theo nguyên tắc :

a) Chỉ có thể hạ bậc, không được tăng bậc.

b) Đối với những khách hàng có bất kỳ một khoản nợ trong hệ thống các tổ chức tín dụng tại thời điểm chấm điểm bị quá hạn trên 90 ngày thì bắt buộc phải hạ tối thiểu 1 bậc nhưng phải đảm bảo khách hàng chỉ thuộc 1 trong 3 nhóm cuối (Từ CC trở xuống D).

c) Đối với những trường hợp cán bộ đánh giá kết quả xếp hạng chưa phù hợp với năng lực/mức độ rủi ro thực tế của doanh nghiệp (Khả năng tài chính của khách hàng yếu kém, kinh doanh thua lỗ, hệ thống quản lý kém, ngành nghề kinh doanh chính đang gặp nhiều khó khăn, gia hạn nợ nhiều lần và khả năng trả nợ thấp) nhưng không thuộc loại có nợ quá hạn trên 90 ngày thì có thể hạ tối thiểu 1 bậc, nhưng phải nêu rõ lý do hạ bậc.

Tóm lại Chương 1 đã trình bày tổng quan về chấm điểm tín dụng xếp loại khách hàng với một số nội dung lớn sau:

- Khái niệm, vai trò, phương pháp, mục đích, nguyên tắc và mô hình xếp hạng tín dụng.

- Quy trình chấm điểm tín dụng xếp loại khách hàng.

- Một số phương pháp xếp hạng tín dụng doanh nghiệp điển hình trên thế giới.

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HỆ THỐNG CHẤM ĐIỂM XẾP LOẠI

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHẤM ĐIỂM XẾP LOẠI KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY (Trang 27 - 34)