Thực trạng hoạt động tín dụng tại Công ty Tài chính trách nhiệm hữu

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHẤM ĐIỂM XẾP LOẠI KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY (Trang 36 - 44)

5. Kết cấu của đề tài

2.1. Quá trình hình thành và phát triển hệ thống chấm điểm xếp loại khách

2.1.2. Thực trạng hoạt động tín dụng tại Công ty Tài chính trách nhiệm hữu

3 Nguồn vốn nhận ủy thác chovay của các TCTD khác______ 3.843.163 2.981.560 0 229.00 - Trong đó, cho vay trong Tập

đoàn

3.564.740 2.687.328 29.000

Tổng cộng 7.004.195 7.856.367 2.112.32

Chỉ tiêu Năm2009 Năm2010 2010/2009 Năm 2011 2011/2010 Tăng/

giảm % Tăng/giảm %

Nếu như năm 2001, năm đầu tiên đi vào hoạt động, tổng vốn của VFC chỉ là 303 tỷ đồng thì đến năm 2010, vốn huy động của VFC đã lên tới 7.856 tỷ đồng, tăng 2.49% so với năm 2001 và tăng 12% so với năm 2009, tập trung chủ yếu vào nguồn vay của các TCTD; đến năm 2011 chỉ tiêu này chỉ đạt 2.112 tỷ đồng, giảm 73% so với năm 2010.

Nguyên nhân sụt giảm nguồn vốn huy động trong năm 2011 là do tác động của cuộc khủng hoảng trên thị trường tài chính quốc tế dẫn đến kế hoạch phát hành 3 tỷ đô la trái phiếu ra thị trường thế giới của Vinashin giai đoạn 2009 - 2011 nhằm tiếp tục hoàn thiện các dự án đầu tư xây dựng và các dự án đóng mới tàu xuất khẩu đã không thực hiện được. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến VINASHIN thiếu vốn để hoàn thiện các dự án đầu tư xây dựng dở dang và các dự án đóng mới tàu xuất khẩu đã ký với chủ tàu nước ngoài dẫn đến cuộc khủng hoảng nghiêm trọng của VINASHIN hiện nay.

Hoạt động cho vay

Trong giai đoạn từ năm 2005 đến nửa đầu năm 2008, hoạt động cho vay của VFC liên tục tăng trưởng cả về doanh số cho vay và dư nợ cho vay. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 đã ảnh hưởng tới hoạt động của toàn bộ các TCTD cũng như các hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty tại Việt Nam, trong đó có ngành đóng tàu.

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay đã đánh dấu chấm hết cho kỷ nguyên tín dụng dễ dãi. Vì cuộc khủng hoảng này, nhiều hợp đồng đóng tàu đã

bị hủy vì khách hàng không thể huy động được nguồn tài chính như đã tính toán từ trước. Thứ hai là tình trạng suy thoái kinh tế toàn thế giới khiến các kỳ vọng về

nhu cầu vận tải trong tương lai bị đảo lộn. Với nhu cầu vận tải giảm sút, người ta không cần đến nhiều tàu biển như đã dự tính. Thứ ba là giá dầu thô trên thế giới đảo chiều, trở về với mức giá rẻ mạt khoảng 40 đô la một thùng. Với mức giá thấp

như vậy, nhu cầu đối với các loại khí hóa lỏng sẽ giảm, cũng như các dự án khai các phương tiện khai thác dầu nổi trên đại dương sụt giảm. Kết cục là các hợp đồng đóng tàu mới sẽ không nhiều như trước. Những nguyên nhân này đã dẫn đến

thị trường của các đơn vị đóng tàu bị thu hẹp và do đó nhu cầu vay vốn để bổ sung

vốn lưu động sản xuất kinh doanh hoặc đầu tư nâng cấp giảm mạnh.

Doanh số cho vay của VFC năm 2010 chỉ đạt 2.717 tỷ đồng giảm 25% so năm 2009, trong khi dư nợ cho vay là 3.083 ngàn tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2009. Nguyên nhân là do trong năm 2010 VFC vẫn tiếp tục cho các đơn vị trong Tập đoàn vay để thực hiện các dự án đóng mới xuất tàu đã ký những năm trước đó. Bước sang năm 2011, doanh số cho vay giảm 67% so với năm 2010, chỉ còn 899 tỷ đồng, đồng thời dư nợ giảm 12,9%, còn là 2.686 tỷ đồng cho thấy trong năm 2011 VFC giảm cho vay, đồng thời thu được một phần nợ dẫn đến dư nợ giảm và doanh số cho vay giảm. Đây là những cố gắng của VFC trong quá trình thực hiện đề án tái cơ cấu Tập đoàn Vinashin của Thủ tướng Chính phủ: Tăng cường đôn đốc, thu hồi nợ; Cơ cấu các khoản nợ; Tập trung cho vay đối với ngành sản xuất kinh doanh chính và công nghiệp phụ trợ đóng tàu; Tập trung hoàn thiện 60 tàu đang đóng tàu dở dang trong danh mục các tàu của đề án tái cơ cấu để kịp bàn giao tàu cho các chủ tàu nhằm thuBảng 2.02: Tình hình sử dụng vốn của VFC giai đoạn 2009 - 2011

Doanh số cho vay 3.63 9 2.717 2) (92 (25,34) 899 (1.818) (66,91) Doanh số thu nợ 4.53 4 2.516 (2.018) (44,51) 51.30 (1.211) (48,13) Tỷ lệ Doanh số cho vay/Doanh số thu nợ (%) 8 0 108 69 Dư nợ 2.68 7 3.083 396 14,74 2.68 6 (397) (12,88) Tỷ lệ dư nợ cho vay đối

với ngành CNTT/Tổng dư nợ (%)

0,8

Biểu đồ 2.2: Tình hình dư nợ tín dụng tại VFC giai đoạn 2009 - 2011 Đơn vị: tỷ đồng

(Nguồn:Phòng Kiểm toán nội bộ-Công ty Tài chính TNHH MTV Công nghiệp Tàu thủy)

Do đặc thù của một CTTC trực thuộc Tập đoàn nên trong cơ cấu cho vay theo ngành của VFC, tỷ trọng dư nợ cho vay đối với các đơn vị trong Tập đoàn rất cao (chiếm trên 70% dư nợ), cho vay đối với ngành khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ, cụ thể như sau:

Biểu đồ 2.3: Dư nợ ngành công nghiệp tàu thủy tại VFC giai đoạn 2009-2011

(Ngụồn:Phòng Kiểm toán nội bộ-Công ty Tài chính TNHH MTV Công nghiệp Tàu thủy)

Với hoạt động tín dụng gắn với đặc thù ngành công nghiệp đóng tàu, đặc điểm này cho thấy hoạt động tín dụng của VFC rất rủi ro, phụ thuộc rất lớn vào tình hình thị trường ngành đóng tàu, vận tải biển trong nước và thế giới, giá cước vận tải, giá dầu thế giới... Chính vì vậy, trong những năm gần

đây VFC rất quan tâm đến việc nâng cao chất lượng tín dụng, không ngừng xây dựng và ứng dụng các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng.

Trên cơ sở các quy định và văn bản hướng dẫn về công tác chấm điểm tín dụng xếp loại khách hàng, nâng cao chất lượng tín dụng của NHNN. Sau quá trình nghiên cứu xây dựng, tháng 4/2008 VFC đã chính thức ứng dụng hệ thống chấm điểm tín dụng xếp loại khách hàng vào công tác quản trị rủi ro tín dụng theo quyết định số 45B/QĐ-VFC ngày 20/04/2008 của Hội Đồng quản trị Công ty Tài chính CNTT và các quyết định và chỉ thị của NHNN. Đến tháng 12/2009, VFC đã thực hiện chấm điểm xếp loại của 116 khách hàng trong và ngoài VINASHIN, đến tháng 12/2010 là 181 khách hàng và đến tháng 12/2011 là hơn 200 khách hàng, qua đó xác định được mức độ tín nhiệm của khách hàng phục vụ công tác quản trị rủi ro. Do hoạt động tín dụng gắn với ngành công nghiệp tàu thủy và vận tải biển, công tác chấm điểm tín dụng xếp loại khách hàng tại VFC cũng có những đặc điểm khác biệt về các yếu tố như: các điều kiện ứng dụng phương pháp và quy trình tiến hành chấm điểm xếp loại khách hàng.

Kết quả kinh doanh đạt được

Biểu đồ 2.4: Lợi nhuận trước thuế của VFC giai đoạn 2009 - 2011

Đơn vị: tỷ đồng

Lọi nhuận trước thuế

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

(Nguồn:Phòng Kiểm toán nội bộ-Công ty Tài chính TNHHMTVCong nghiệp Tàu thủy)

Lợi nhuận của VFC có xu hướng giảm trong giai đoạn 2009-2011. Cụ thể trong năm 2009 lợi nhuận VFC thu được là 118.587 triệu đồng, năm 2010

là 108.205 triệu đồng, sang năm 2011 chỉ tiêu này giảm mạnh, xuống (-542) triệu đồng. Sự sụt giảm này là do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu đã ảnh hưởng sâu sắc nền kinh tế Việt Nam: Chỉ số giá tiêu dùng tăng vọt, NHNN thực hiện hàng loạt các biện pháp thắt chặt tiền tệ, quy định trần lãi suất huy động để kiểm soát lạm phát, ổn định thị trường tiền tệ.. .Bên cạnh đó sự khủng hoảng của ngành vận tải biển thế giới đã tác động mạnh đến ngành đóng tàu Việt Nam như giá cước vận tải có thời điểm giảm trên 90%, nhiều các hợp đồng đóng tàu xuất khẩu bị hủy do đối tác nước ngoài bị phá sản, hoặc không còn khả năng tài chính để tiếp tục thực hiện hợp đồng dẫn đến các tàu đã hoàn thiện không bàn giao được hay chưa tìm được đối tác để bán. đã làm gia tăng chi phí tài chính và các chi phí khác làm các phương án đóng tàu bị lỗ, tình hình tài chính của các đơn vị đóng tàu trong VINASHIN vô cùng khó khăn.. .trong điều kiện khó khăn nói trên VFC đã cố gắng duy trì tổn thất ở mức thấp nhất có thể (lợi nhuận năm 2011 là -542 triệu đồng).

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHẤM ĐIỂM XẾP LOẠI KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY (Trang 36 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(142 trang)
w