Đối vớiNgân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHẤM ĐIỂM XẾP LOẠI KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY (Trang 98 - 99)

5. Kết cấu của đề tài

3.3. Kiến nghị

3.3.2. Đối vớiNgân hàng Nhà nước

NHNN là cơ quan chủ quản, trực tiếp hướng dẫn hoạt động cũng như kiểm soát hoạt động của các NHTM. Do vậy, để nâng cao chất lượng công tác chấm điểm tín dụng xếp loại khách hàng tại các NHTM nói chung và VFC nói riêng, NHNN cần quan tâm nâng cao chất lượng và vai trò cung cấp thông tin của CIC nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin cập nhật và và chính xác về khách hàng. Sau đây là một số biện pháp đề xuất nhằm thúc đẩy hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng trong thời gian tới:

+ Củng cố và phát triển hệ thống Thông tin tín dụng của ngân hàng đảm bảo cơ cấu có đủ tầm gánh vác nhiệm vụ được giao bao gồm: Trung tâm thông tin tín dụng; bộ phận thông tin tại các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước; các Trung tâm thông tin tín dụng, các bộ phận thông tin khách hàng tại các TCTD.

+ Cần có những biện pháp tuyên truyền thích hợp để các TCTD nhận thấy rõ quyền lợi và nghĩa vụ trong việc báo cáo và khai thác thông tin tín dụng từ Trung tâm thông tin tín dụng nhằm góp phần ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng.

+ Trung tâm thông tin tín dụng nhanh chóng củng cố đội ngũ cán bộ, áp dụng công nghệ mới, hiện đại hoá và tự động hoá tất cả các công đoạn xử lý nghiệp vụ để tạo ra nhiều sản phẩm thông tin tín dụng; đẩy mạnh việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin nhằm hỗ trợ có hiệu quả cho hoạt động của

các TCTD và phục vụ cho hoạt động giám sát của Ngân hàng Nhà nước. Đồng thời đi sâu phân tích đánh giá xếp loại tín dụng doanh nghiệp, kịp thời dự báo, cảnh báo nhằm hạn chế rủi ro tín dụng.

+ Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Trung tâm thông tin tín dụng phối hợp đôn đốc, kiểm tra việc báo cáo, khai thác thông tin của các TCTD, đồng thời có biện pháp xử lý kiên quyết, kịp thời đối với những đơn vị vi phạm chế độ báo cáo thông tin tín dụng.

- Xây dựng các giải pháp hoàn thiện phương pháp kiểm soát và kiểm toán nội bộ trong các TCTD và tiến tới theo chuẩn mực quốc tế.

- Theo quy định hiện nay việc trích lập dự phòng rủi ro trên cơ sở nợ quá hạn chứ không phải trên mức rủi ro tín dụng thực tế. Điều này chưa phù hợp với thực tế vì có những khoản vay mặc dù chưa tới hạn nhưng đã tiềm ẩn khả năng mất vốn rất cao, cần được dự phòng rủi ro song lại không được trích lập. Ngân hàng Nhà nước cần có những xem xét cụ thể về vấn đề này nhằm đưa ra những chính sách phù hợp hơn với thực tế, mới có thể hỗ trợ tốt nhất cho các TCTD trong hoạt động của mình.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHẤM ĐIỂM XẾP LOẠI KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY (Trang 98 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(142 trang)
w