Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Tài chính trách nhiệm

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHẤM ĐIỂM XẾP LOẠI KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY (Trang 34 - 36)

5. Kết cấu của đề tài

2.1. Quá trình hình thành và phát triển hệ thống chấm điểm xếp loại khách

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Tài chính trách nhiệm

nhiệm hữu hạn một thành viên Công nghiệp tàu thủy

Công ty Tài chính TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy (VFC) là Công ty Tài chính Nhà nước thuộc Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam nay là Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam (VINASHIN) - Công ty mẹ, hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng, Luật Doanh nghiệp và các Luật khác có liên quan. VFC được thành lập ngày 19/12/1998 theo Quyết định số 3456/QĐ-BGTVT của Bộ Giao Thông Vận tải, VFC chính thức đi vào hoạt động từ ngày 09/05/2000. Giấy phép của Công ty có giá trị trong 30 năm kể từ ngày ghi trên giấy phép.

Chức năng chủ yếu của VFC là thu xếp vốn cho các dự án đầu tư, thực hiện các đề án phát hành trái phiếu trong nước và quốc tế, nhận ủy thác quản lý vốn và các dịch vụ tài chính cho Tập đoàn và các đơn vị thành viên Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam. Ngay từ những ngày đầu đi vào hoạt động, VFC đã gặp rất nhiều khó khăn tác động đến quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao như: bộ máy tổ chức còn rất non trẻ; phần lớn khách hàng ở xa và phân bố ở khắp các tỉnh thành phố trong cả nước; cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn; phải đối đầu với sự cạnh tranh quyết liệt của cơ chế thị trường, với các tổ chức tín dụng hoạt động trên địa bàn thủ đô.

Trải qua hơn 11 năm xây dựng và trưởng thành, tính đến cuối năm 2011, VFC đã xây dựng được cơ sở vật chất khang trang, có quan hệ với hơn 280 khách hàng là các cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài Vinashin, thiết lập quan hệ chặt chẽ với hơn 80 tổ chức tín dụng, quỹ đầu tư lớn trong nước và quốc tế.

cấu tổ chức của Công ty gồm có: Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc gồm có các phó Tổng giám đốc và 19 phòng nghiệp vụ.

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của VFC

HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN

BAN KIỂM SOÁT

Ngoài 03 chi nhánh và 03 Công ty con, hội sở của VFC có 19 phòng nghiệp vụ. Trong đó, hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng được thực

Stt Các chỉ tiêu huy động vốn Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 1 Vốn huy động của các TCTD 2.454.295 4.447.626 1.734.14 0 2 Vốn huy động của các TCKT, cá nhân 706.737 427.181 149.18 1

hiện trực tiếp bởi phòng Tín dụng (1, 2, 3) và Phòng Quản trị rủi ro:

❖Phòng Tín dụng (Phòng Tín dụng 1, 2, 3) * Chức năng:

Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài Tập đoàn Vinashin để thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHNN;

* Nhiệm vụ:

+ Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng: nhận hồ sơ vay vốn; thẩm định nhu cầu vay vốn, bảo lãnh và các hình thức cấp tín dụng khác theo quy chế cấp tín dụng của VFC; đưa ra đề xuất chấp thuận hoặc từ chối đề nghị cấp tín dụng; kiểm tra, giám sát chặt chẽ khoản vay; phối hợp với các phòng ban thu hồi nợ gốc, lãi và phí đầy đủ, đúng hạn; cơ cấu thời hạn trả nợ cho khách hàng trên cơ sở hồ sơ và kết quả thẩm định; quản lý tài sản đảm bảo cho khoản vay.

+ Cung cấp hồ sơ, tài liệu, thông tin của khách hàng cho phòng quản lý rủi ro để thẩm định độc lập và tái thẩm định theo quy chế cho vay của VFC.

+ Thực hiện công tác chấm điểm tín dụng xếp loại khách hàng có nhu cầu quan hệ tín dụng và đang có quan hệ tín dụng với VFC.

+ Lưu trữ hồ sơ, số liệu, làm báo cáo theo quy định hiện hành.

❖Phòng Quản trị rủi ro * Chức năng:

Phòng quản lý rủi ro giám sát thực hiện danh mục cho vay, đầu tư đảm bảo

tuân thủ các quy định của pháp luật. Quản lý và xử lý các khoản nợ có vấn đề; quản lý và xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của Nhà nước nhằm thu hồi nợ gốc

và lãi tiền vay. Tham mưu cho Ban lãnh đạo về công tác quản lý rủi ro, thẩm định

và tái thẩm định đề nghị cấp tín dụng của khách hàng. Thực hiện chức năng nước, của ngành và Tập đoàn có liên quan đến hoạt động ngân hàng và kế hoạch phát triển theo vùng kinh tế, ngành kinh tế tại địa phương,... chiến lược kinh doanh và thực trạng tín dụng tại VFC trong từng thời kỳ để:

- Theo dõi, quản lý các khoản nợ có vấn đề, các khoản nợ đã được xử lý rủi ro. Thực hiện các biện pháp, chế tài tín dụng và tiến hành xử lý tài sản bảo đảm để nhanh chóng thu hồi nợ.

- Đề xuất các giải pháp xử lý đối với các loại tài sản bảo đảm nợ vay có

vấn đề phù hợp với quy định của pháp luật.

+ Thực hiện thẩm định độc lập hoặc tái thẩm định đối các khoản vay theo yêu cầu của Tổng Giám đốc.

+ Thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định hiện hành. Phân tích thực trạng chất lượng dư nợ theo định kỳ hoặc theo yêu cầu đột xuất của Ban lãnh đạo VFC.

+ Thực hiện rà soát việc chấm điểm tín dụng xếp loại khách hàng của Phòng

Tín dụng đối với khách hàng phải thẩm định rủi ro, đề xuất điều chỉnh (nếu có).

+ Nghiên cứu các danh mục tài sản bảo đảm tiền vay, cảnh báo rủi ro trong việc nhận tài sản bảo đảm.

+ Tổng hợp, thống kê, lưu trữ tài liệu, số liệu liên quan đến các khoản nợ có vấn đề và các tài sản bảo đảm.

2.1.2. Thực trạng hoạt động tín dụng tại Công ty Tài chính trách nhiệmhữu hạn một thành viên Công nghiệp tàu thủy ĐVT: triệu đồng

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHẤM ĐIỂM XẾP LOẠI KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY (Trang 34 - 36)