Đánh giá hệ thống chấm điểmtín dụngxếp loại khách hàng của Công ty

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHẤM ĐIỂM XẾP LOẠI KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY (Trang 69)

5. Kết cấu của đề tài

2.3. Đánh giá hệ thống chấm điểmtín dụngxếp loại khách hàng của Công ty

ty Tài chính trách nhiệm hữu hạn một thành viên Công nghiệp tàu thủy

2.3.1. Những kết quả đạt được

Có thể nói, trong quá trình từ khi thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2000 đến nay, VFC đã không ngừng cải tiến, hoàn thiện qui trình phân tích tín dụng, Công ty đã tiến hành chấm điểm tín dụng xếp loại khách hàng từ năm 2008 và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.

* Các thông tin: VFC sử dụng thông tin để chấm điểm không chỉ đơn thuần là các số liệu do doanh nghiệp cung cấp mà đã mở rộng ra thông tin lưu trữ, qua phỏng vấn, tiếp xúc trực tiếp và các thông tin cần thiết khác như: tạp chí chuyên ngành công nghiệp tàu thủy, tạp chí về vận tải biển, hệ thống mạnh internet... từ đó tăng cường hiểu biết về khách hàng.

* Quy trình phân tích: Đã áp dụng đủ 7 bước đối với khách hàng doanh nghiệp (5 bước đối với khách hàng cá nhân). Mọi khách hàng, kể cả khách hàng truyền thống của Công ty hay mới đến xin vay vốn lần đầu đều phải tiến hành chấm điểm tín dụng và xếp hạng. Đối với những khoản vay theo hạn mức tín dụng, mặc dù hạn mức được duyệt cho 1 năm nhưng định kỳ 6 tháng cán bộ tín dụng sẽ chấm điểm và xếp hạng doanh nghiệp một lần. Điều này đảm bảo tính liên tục, cập nhật của kết quả đánh giá.

* Nội dung phân tích và đánh giá doanh nghiệp của phương pháp chấm điểm và xếp hạng tín dụng: VFC đã đánh giá doanh nghiệp cả về tài chính lẫn phi tài chính như năng lực và kinh nghiệm quản lý, môi trường kinh doanh, các đặc điểm hoạt động khác.. .Do đó mà phương pháp chấm điểm tín dụng xếp loại khách hàng tăng khả năng dự đoán rủi ro món vay tốt hơn. Trên cơ sở cụ thể của DN, cán bộ tín dụng dễ dàng hơn trong việc ra quyết định tín dụng căn cứ vào chính sách tín dụng áp dụng cho từng hạng đã được qui định trong Quyết định hướng về chấm điểm tín dụng xếp loại khách hàng tại VFC. Đồng thời phương pháp này còn tạo thuận lợi cho cán bộ tín dụng so sánh giữa các doanh nghiệp với nhau thông qua hạng của chúng. Nên trong trường hợp cần lựa chọn khi nguồn vốn có hạn thì VFC có thể dễ dàng lựa chọn được

DN tốt hơn để cấp tín dụng. Điều này là điểm mới, tích cực hơn so với phương pháp phân tích, thẩm định trước đây chỉ đưa ra những nhận xét về doanh nghiệp, về dự án của DN mà không có so sánh giữa các DN trong cùng một ngành, cùng một qui mô hoạt động. Công tác chấm điểm tín dụng được VFC tiến hành thường xuyên, đối với các DN là khách hàng truyền thống cũng như khách hàng mới. Do vậy thông tin về khách hàng luôn được cập nhật, và rất dễ theo dõi do thông qua sự thay đổi hạng của DN, cán bộ tín dụng thấy được ngay tình hình chuyển biến của DN. Phương pháp phân tích trước kia không có ưu điểm này.

2.3.2. Hạn chế còn tồn tại

Bên cạnh những ưu điểm ở trên, công tác chấm điểm tín dụng tại VFC còn có những hạn chế cần khắc phục:

> Nguồn thông tin chưa đầy đủ và độ tin cậy chưa cao

- Các báo cáo tài chính mà VFC yêu cầu doanh nghiệp cung cấp chủ yếu chưa được kiểm toán tại thời điểm cán bộ tín dụng tiến hành chấm điể m, nội dung báo cáo kết quả kinh doanh không đầy đủ.

- Hiện nay ở VFC, thông tin lưu trữ tại Công ty Tài chính về các khách hàng đã từng quan hệ với Công ty còn chưa đầy đủ, việc lưu trữ còn tiến hành một cách riêng lẻ, tản mạn ở các phòng ban có liên quan, chưa có một hệ thống quản lý thông tin nội bộ riêng một cách tập trung, khoa học. Vậy nên các thông tin này chưa trở thành nguồn thông tin trợ giúp đắc lực cho cán bộ tín dụng mỗi khi tiến hành chấm điểm tín dụng xếp loại khách hàng.

- Việc mỗi cán bộ tín dụng có mã tài khoản và truy cập vào hệ thống mạng nội bộ của VFC đã giúp ích rất nhiều, tuy nhiên hiện nay VFC chưa khai thác triệt để nguồn thông tin từ CIC.

- Mỗi cán bộ tín dụng thông thường phải thường xuyên đi cơ sở để nắm bắt tình hình thực tế của doanh nghiệp vay vốn tại Công ty. Tuy nhiên việc phỏng vấn, tiếp xúc trực tiếp với khách hàng chưa được tiến hành thường xuyên, vẫn còn mang tính định kỳ, do đó mà doanh nghiệp được kiểm tra có thể chủ động chuẩn bị trước, làm giảm độ khách quan của thông tin thu được.

> Trình độ đội ngũ cán bộ vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu

Công tác chấm điểm tín dụng xếp loại khách hàng chỉ mới được thực hiện ở VFC hơn 4 năm nay, cho đến nay cũng chưa có một khoá chuyên đề, tập

huấn sâu về vấn đề này cho cán bộ tín dụng trong ngân hàng. Vì vậy mà mỗi cán bộ thường chỉ tiến hành theo hướng dẫn được ghi trong “Quyết định số 45B/QĐ- VFC ngày 20/04/2008 về Ban hành hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

của Công ty Tài chính TNHH MTV Công nghiệp Tàu thủy”, chưa có kiến thức chuyên sâu, nền tảng về công tác chấm điểm tín dụng xếp loại khách hàng.

> Các tiêu chuẩn so sánh còn nhiều bất cập

Hệ thống các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính còn nhiều bất cập, thể hiện:

- Có 10 chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp, tuy nhiên các chỉ tiêu này mới chỉ đưa ra dựa trên cơ sở tập hợp các số liệu tính toán tăng, giảm qua các thời kỳ, đây chỉ là các số tuyệt đối mà không có số lượng tương đối, không phản ánh tốc độ tăng giảm của các chỉ tiêu. Có một số bảng phân tích chỉ lấy số liệu tình hình tài chính doanh nghiệp trong hai năm liên tiếp trong khi đó thông thường các số liệu để có thể so sánh với nhau thường lấy từ 3 năm trở lên.

- Phần lớn các chỉ tiêu được tính toán còn thiếu hệ thống cơ sở để đánh giá. Ví dụ một doanh nghiệp có lợi nhuận cao trong những năm gần đây, dù được đánh giá, chấm điểm tốt, vẫn có thể bị phá sản nếu không có khả năng trả các khoản nợ tức thời. Chính điều này dẫn đến những rủi ro tiềm ẩn trong quá trình cho vay.

- Trong hệ thống bảng các chỉ tiêu chấm điểm có hướng dẫn cụ thể về mức độ quan trọng của từng chỉ tiêu được cụ thể hoá thông qua trọng số của từng chỉ tiêu, tuy nhiên trọng số này chưa phản ánh chính xác và có cơ sở về khả năng tác động của các yếu tố này tới khả năng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp.

này được sử dụng vào việc theo dõi tình hình của doanh nghiệp đó, đồng thời để lập báo cáo xem xét tình hình tín dụng trong năm, ngoài ra nó còn áp dụng cho các nhu cầu về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đối với một số khách hàng vay vốn từ nguồn hạn mức của VFC.

>Kết quả xếp hạng chưa được khai thác hết

Sau khi cán bộ tín dụng chấm điểm và xếp hạng khách hàng, kết quả này ở VFC chủ yếu được sử dụng để theo dõi tình hình doanh nghiệp đó, đồng thời để lập báo cáo để tổng kết tình hình tín dụng trong năm của VFC. Do đó mà các kết quả chấm điểm này chỉ mang tính chất hình thức, dùng để lập các báo cáo. Trong khi đó nếu biết sử dụng các số liệu hợp lý nó sẽ phục vụ rất nhiều trong việc có cách chính sách tín dụng linh hoạt hơn phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Bản thân Công ty nếu tập hợp được một số lượng lớn thứ hạng của nhiều doanh nghiệp trong nhiều ngành đóng tàu và công nghiệp phụ trợ sẽ tạo được một hệ thống các tiêu chuẩn định mức cho mỗi nhóm chỉ tiêu, ứng với từng doanh nghiệp, từng ngành nghề riêng, hệ thống tiêu chuẩn định mức này sẽ có tính cập nhật cao hơn so với các tiêu chuẩn định mức quy định trong quy trình cho vay và thu nợ mà Công ty Tài chính đang áp dụng vì nó phản ánh được cả tình hình biến động chung của nền kinh tế trong và ngoài nước thông qua tốc độ phát triển của mỗi doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong từng năm.

> Phương pháp tổ chức xếp hạng còn chưa chính xác, khoa học

Phương pháp chấm điểm tín dụng xếp hạng hiện nay ở VFC vẫn còn mang nặng tính hình thức là chủ yếu. Việc chấm điểm tín dụng xếp loại khách hàng là do cán bộ tín dụng phụ trách doanh nghiệp đó tự tiến hành, do hoạt động tín dụng tại Công ty tài chính trong những năm vừa qua chủ yếu là cho vay các khách hàng thuộc Vinashin, nên khi chấm điểm các yếu tố định tính của Doanh nghiệp thường chủ quan không phản ánh đúng hết các yếu tố định tính khi tiến hành chấm điểm, ngoài ra kết quả chấm điểm vẫn chưa ứng dụng triệt để nên tâm lý làm cho xong việc của cán bộ tín dụng sẽ dẫn tới tình trạng kết quả chấm điểm xếp loại khách hàng chưa chính xác, khoa học.

2.3.3. Nguyên nhân

Tồn tại những hạn chế trên là do có một số nguyên nhân, trong đó có cả những nguyên nhân khách quan và chủ quan. Dưới đây là một vài nguyên nhân chủ yếu:

>Nguyên nhân khách quan

Những nguyên nhân khách quan là những nguyên nhân xuất phát từ bên ngoài Công ty, cũng chính vì thế muốn giải quyết các nguyên nhân này, bản thân Công ty Tài chính phải kết hợp đồng thời với cả bên ngoài để giải quyết nó, chứ không riêng gì VFC.

- Mặc dù thời gian qua nhiều chuẩn mực kế toán Việt Nam đã được ban hành như Quyết định số 167/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 về các tiêu chuẩn của báo cáo tài chính, thông tư 20/2005 ngày 20/03/2006 về 6 chuẩn mực kế toán, Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 23/06/2006 về các tiêu chuẩn của báo cáo tài chính,..Tuy nhiên việc tuân thủ chế độ kế toán theo quy định pháp luật vẫn chưa được các doanh nghiệp thực hiện đầy đủ nên độ tin cậy của các báo cáo tài chính vẫn chưa cao. Điều này đã tạo không ít khó khăn cho Ngân hàng trong việc phân tích xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp.

- Do công tác chấm điểm tín dụng xếp hạng doanh nghiệp vay vốn là khá mới mẻ ở Việt Nam cũng như ở các Ngân hàng thương mại, chính vì vậy mà công tác này còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiến hành thực hiện. Hầu hết hệ thống chấm điểm mà ta đang áp dụng hiện nay đều áp dụng khuôn mẫu hệ thống chấm điểm của CIC, vì thế mà trong nhiều trường hợp không phù hợp với thông lệ quốc tế, nên kết quả chấm điểm và xếp loại không có tính giá trị cao trên thị trường quốc tế.

- Do thông tin mà các doanh nghiệp khi vay vốn cung cấp cho ngân hàng, trong đó cơ bản là các báo cáo tài chính chưa được kiểm toán, hoặc mức độ tin cậy không cao. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thông tin không đầy đủ và có độ tin cậy không cao, ảnh hưởng đến công tác chấm điểm tín dụng xếp loại khách hàng là do khi lập hồ sơ vay vốn thì các doanh nghiệp

thường lập báo cáo tài chính có lãi, các chỉ tiêu tài chính đủ để thuyết phục người cho vay nên dẫn tới tình trạng số liệu không chính xác, ảnh hưởng rất lớn đến kết quả chấm điểm.

- Do một số hạn chế của trung tâm thông tin tín dụng (CIC)

S Theo quy định được ghi rõ tại Quyết định số 57/2002/QĐ - NHNN, cho

phép Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) triển khai thí điểm đề án phân tích, xếp

loại tín dụng doanh nghiệp, thời gian kể từ 2 năm sau ngày quyết định có hiệu lực.

Trong thời gian đó CIC chỉ được cung cấp sự đánh giá thông tin, phân loại tín dụng doanh nghiệp cho các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng. Đến nay, việc chấm điểm tín dụng và xếp hạng các doanh nghiệp vay vốn

đã được áp dụng phần lớn ở các ngân hàng thương mại. Và CIC có vai trò cung

cấp nguồn thông tin, dữ liệu cho các đơn vị thành viên cùng khai thác. Tuy nhiên,

trên thực tế hiện nay công việc này rất hạn chế. Hầu như cán bộ tín dụng tại Công

ty Tài chính chưa được tiếp cận với nguồn thông tin này. Bởi lẽ, cơ chế phân bổ,

công bố thông tin ở CIC chưa được thống nhất. Nhiều ngân hàng khi cung cấp thông tin cho CIC đã không dám cung cấp hết hoặc đôi khi cung cấp thông tin không chính xác về doanh nghiệp, bởi sợ mất độc quyền nắm giữ thông tin về khách hàng, sợ bị cạnh tranh với các ngân hàng khác. Chính tâm lý thận trọng đó

đã làm cho thông tin mà CIC cung cấp ngày càng hạn chế, thiếu sự đa dạng, chính

xác, không thực hiện được nhiệm vụ ban đầu đề ra, gây khó khăn khi muốn tìm

nghiệp cho 01 năm tài chính là 250.000 đồng/lần, cho 02 năm tài chín h là 350.000 đồng/lần, cho 03 năm tài chính là 450.000 đồng/lần, thông tin kinh tế thị trường là 50.000 đồng/lần (theo Quyết định 14/QĐ-TTTD5 ngày 29/01/2008 của Giám đốc Trung tâm thông tin tín dụng V/v Quyết định mức thu phí cung cấp thông tin tín dụng). Do mức phí quá cao như thế nên hiện nay cán bộ ở VFC rất hạn chế trong việc khai thác thông tin tại đây - một nguồn thông tin rất quý giá.

- Do việc hạn chế từ các nguồn thông tin khác:

S Các nguồn thông tin khác mà cán bộ tín dụng có thể khai thác như trên các tạp chí, các ấn phẩm chuyên ngành, truyền thanh truyền hình, trên mạng... còn rất nhiều hạn chế, không nhiều về số lượng, cũng như chất lượng thông tin thường rất kém, ít cung cấp thông tin về chuyên ngành mà chủ yếu chỉ mang tính chất tin tức, sự kiện.

S Mặt khác, hiện nay ở VFC, mỗi cán bộ tín dụng chưa có điều kiện tiếp xúc thường xuyên với máy tính nối mạng internet. Thông thường ở mỗi phòng ban chỉ có một máy có thể nối kết được với internet, chính điều này lại càng hạn chế cán bộ tín dụng tiếp xúc với một nguồn thông tin vô cùng phong phú, đa dạng, mà nếu biết sử dụng, khai thác thì gần như đó là một nguồn cung cấp thông tin vô tận.

- Do hệ thống pháp lý của Nhà nước chưa đồng bộ và hoàn thiện: Hiện nay chưa có văn bản pháp lý nào từ phía Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn cụ thể về việc thực hiện chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp vay vốn, đồng thời cũng chưa có định chế nào quy định các tiêu chuẩn cần thiết phải đạt được về chất lượng thông tin chấm điểm của các ngân hàng.

>Nguyên nhân chủ quan

- Do trình độ của cán bộ tín dụng còn có phần hạn chế: Hiện nay ở VFC cũng như phần lớn các ngân hàng, cán bộ tín dụng thường phụ trách doanh nghiệp nào thì tiến hành chấm điểm luôn doanh nghiệp đó. Để chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp một cách chính xác, đòi hỏi cán bộ tín dụng không chỉ nắm vững nghiệp vụ mà còn phải am hiểu về nhiều lĩnh

vực kinh tế xã hội khác như: môi trường kinh doanh, thị trường đầu vào, ra, tiềm năng phát triển của ngành... Để tích luỹ được khối lượng kiến thức sâu rộng như vậy không thể trong một sớm một chiều mà cần phải có thời gian lâu dài.

- Chưa có sự chuyên môn hoá việc chấm điểm theo từng nhóm ngành nghề, nhóm doanh nghiệp. Cũng chưa có một khoá học chính thức nào đào tạo chuyên sâu về chấm điểm và xếp hạng tín dụng. Bởi vậy mà cán bộ tín dụng tại VFC mới chỉ có thể tiến hành chấm điểm theo đúng khuôn mẫu hướng dẫn trong các Quy định hướng dẫn về việc chẩm điểm tín dụng xếp loại khách hàng, chưa có sự vận dụng linh hoạt hoạt động này trong từng

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHẤM ĐIỂM XẾP LOẠI KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY (Trang 69)