Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHẤM ĐIỂM XẾP LOẠI KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY (Trang 93 - 97)

5. Kết cấu của đề tài

3.2. Giải pháp hoàn thiện hệ thống chấm điểm xếp loại khách hàng tại Công ty

3.2.7. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Hiện nay, với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế và sự lớn mạnh của ngành tài chính NH, việc cạnh tranh gay gắt giữa các TCTD là điều không thể tránh khỏi. Hơn nữa, trong xu thế toàn cầu hóa như hiện nay Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại Thế giới WTO.. .thì không chỉ có cạnh tranh trong nước mà các TCTD Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt với các NH nước ngoài. Trong điều kiện đó, muốn tồn tại và đứng vững trên thương trường, thì VFC nói phải xác định con người là nhân tố quan trọng nhất trong việc thực hiện mục tiêu phát triển hoạt động.

Thực tế trong thời gian qua, hiệu quả công tác đào tạo cũng như tuyển dụng tại VFC còn thấp, đào tạo mang tính đại trà, chưa tập trung vào đúng đối tượng, chất lượng đào tạo, tuyển dụng chưa cao.Do đó, để đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển của VFC nói chung và của hoạt động tín dụng, VFC cần phải

thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn cho đội

ngũ cán bộ tín dụng. Dưới đây là một số biện pháp mà VFC có thể thực hiện để

nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ:

- VFC cần thực hiện tốt công tác tuyển dụng cán bộ nói chung và cán bộ nghiệp vụ nói riêng, xây dựng một chính sách tuyển dụng hợp lý, phải đặt ra các điều kiện và yêu cầu tối thiểu về trình độ và kinh nghiệm nhằm tuyển dụng được những ứng của viên có đủ trình độ, phẩm chất đạo đức để đảm nhiệm tố công việc được giao.

- Công tác đào tạo cán bộ phải được tổ chức thường xuyên với chương trình bao gồm kiến thức pháp luật và tài chính ngân hàng, kiểm toán nội bộ thông qua việc mời các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng về giảng dạy cho cán bộ...Công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ, đặc biệt là cán bộ tín dụng, cán bộ kiểm toán nội bộ, giám sát tín dụng... cũng phải thường xuyên được thực hiện nhằm phòng tránh sự cấu kết giữa cán bộ tín dụng và khách hàng, gây hậu quả thiệt hại cho TCTD. Bên cạnh đó, VFC phải có chế độ lương bổng, khen thưởng, trợ cấp hợp lý dành cho những cán bộ hoàn thành tốt công việc. Để thực hiện tốt công việc chấm điểm xếp loại khách hàng, CBTD phải thường xuyên gặp gỡ tiếp xúc trực tiếp với khách hàng vay, đi kiểm tra thực tế tại cơ sở của khách hàng, đi thu thập tìm hiểu thông tin nên phát sinh các chi phí đi lại hay quan hệ.Do vậy, VFC cần có chế độ trợ cấp riêng đối với các khoản chi phí phát sinh này nhằm giảm bớt khó khăn cho CBTD, khuyến khích tinh thần trách nhiệm cũng như lòng hăng say làm việc của họ.

- Chú ý nâng cao bồi dưỡng nghiệp vụ cho các CBTD, nhất là trong công tác thẩm định, công tác phân tích tài chính, công tác chấm điểm tín dụng xếp hạng khách hàng và các kiến thức chuyên môn về ngành đóng tàu cũng như xây dựng cơ bản. Ngoài việc tuyển dụng các sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học khối Kinh tế, VFC có thể tuyển dụng các sinh viên từ các trường kĩ thuật như Xây dựng, Bách khoa... có nghiệp vụ chuyên môn về xây dựng, quản lý dự án vì phần lớn nguồn cho vay ủy thác của VFC là cho vay

đối với các dự án.

- VFC cần tổ chức các khoá tập huấn về công tác chấm điểm tín dụng xếp hạng khách hàng: Đây là hoạt động rất thiết thực hiện nay. Bởi phần lớn cán bộ tín dụng chưa được tham gia một khoá huấn luyện chính thức nào về bản chất, nghiệp vụ của công tác này, chưa có kiến thức cơ bản cũng như tường tận về các tiêu chí chấm điểm. Việc chấm điểm và xếp hạng doanh nghiệp hiện nay mới chỉ dừng lại ở việc thực hiện một cách máy móc theo hướng dẫn của Phòng Quản trị Rủi ro trong Đề án chấm điểm tín dụng. Do đó các khoá học này sẽ đào tạo chuyên sâu, bồi dưỡng cho các cán bộ có trình độ chuyên môn và hiểu biết sâu sắc về từng nghiệp vụ cụ thể, với từng khách hàng là doanh nghiệp lớn, các ngành kinh tế - kĩ thuật; chuyên cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ... Có như vậy nhân viên mới có điều kiện nâng cao kỹ năng, kinh nghiệm, từ đó nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc. Đồng thời, cũng thông qua các khoá huấn luyện này, Công ty đào tạo cho mỗi cán bộ phù hợp với từng đối tượng nhóm khách hàng cụ thể, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh đặc thù (vận tải, sản xuất trực tiếp, thương mại - dịch vụ, xây dựng, đóng tàu, công nghiệp phụ trợ). Có thể hạn chế kinh phí đào tạo thông qua việc đào tạo trọng tâm cho các cán bộ tín dụng chủ chốt, các trưởng, phó phòng tín dụng, sau đó mỗi cán bộ này sẽ là cán bộ chủ chốt để đào tạo lại cho các cán bộ tín dụng khác cùng học tập.

- Xây dựng văn hóa VFC, tăng cường nhiều hoạt động tập thể, ngoại khóa nhằm tăng cường tinh thần đoàn kết, gắn bó giữa các đồng nghiệp trong công ty.

- Tiếp tục duy trì bầu chọn danh hiệu “Nhân vật của năm”. Theo đó, có tiêu chí rõ ràng cho việc bình chọn nhân vật của năm hàng năm để các cá nhân phấn đấu làm việc và phát huy khả năng của mình. Đồng thời, duy trì việc theo dõi, hỗ trợ và định hướng phát triển cho người đạt danh hiệu trong các năm tiếp theo.

Hiện tại, sự bất ổn của Tập đoàn làm ảnh hưởng đến tâm lý và hiệu quả làm việc của cán bộ công nhân viên. Dan đến hiện tượng ra đi hàng loạt gây ra khủng hoảng nhân sự tại VFC. Trước tình hình trên, Ban Lãnh đạo VFC cần khẩn trương kêu gọi tinh thần đoàn kết của cán bộ nhân viên cùng nhau vượt qua khó khăn, đồng thời đảm bảo thanh toán đủ lương và thưởng cũng như công khai các thông tin về các giải pháp tái cơ cấu Vinashin nhằm ổn định tinh thần cán bộ công nhân viên.

Trên đây là một số giải pháp rất cần thiết VFC cần nghiên cứu triển khai để hoàn thiện hệ thống chấm điểm tín dụng xếp loại khách hàng tại VFC. Đồng thời, để việc thực hiện các giải pháp này đạt được hiệu quả cao nhất trong việc hoàn thiện hệ thống chấm điểm xếp loại khách hàng đòi hỏi VFC cần phối kết hợp đồng bộ tất cả các giải pháp nêu trên.

Tuy nhiên, trong bối cảnh VINASHIN đang gặp khó khăn như hiện nay, cụ thể: tình hình sản xuất kinh doanh khó khăn, tài chính yếu kém, chất lượng tín dụng thấp, về nhân sự có hiện tượng chảy máu chất xám... Giải pháp trọng tâm trước mắt VFC cần ưu tiên thực hiện là Kiện toàn tổ chức và xây dựng quy chế tổ chức và hoạt động theo mô hình mới Công ty TNHH; Phối hợp chặt chẽ với Ban chỉ đạo tái cơ cấu Vinashin; Ổn định tâm lý cho cán bộ công nhân viên nhằm ổn định cơ cấu tổ chức và hoạt động kinh doanh, hoàn thiện nhiệm vụ tái cơ cấu Tập đoàn Vinashin giai đoạn 2011-2013 theo chỉ đạo của Chính phủ, đưa ngành công nghiệp đóng tàu trở thành một trong hai trụ cột quan trọng nhất của ngành kinh tế hàng hải, lĩnh vực được kỳ vọng sẽ đứng thứ hai về đóng góp cho ngân sách nhà nước, sau dầu khí và vươn lên đứng thứ nhất sau năm 2020 của Việt Nam.

Ngoài ra, để hoàn thiện hệ thống chấm điểm xếp loại khách hàng tại VFC,

tác giả luận văn cũng đề xuất sự hỗ trợ của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHẤM ĐIỂM XẾP LOẠI KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY (Trang 93 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(142 trang)
w