Định hướng phát triển của Công ty Tài chính trách nhiệm hữu hạn một

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHẤM ĐIỂM XẾP LOẠI KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY (Trang 78 - 83)

5. Kết cấu của đề tài

3.1. Định hướng phát triển của Công ty Tài chính trách nhiệm hữu hạn một

một thành viên Công nghiệp tàu thuỷ giai đoạn 2011 - 2015

3.1.1. Định hướng phát triển chung

3.1.1.1 Bối cảnh chung của Vinashin trong giai đoạn hiện nay

Từ năm 2008 đến nay, trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái đã tác động nặng nề tới nền kinh tế nước ta, xuất phát từ các nguyên nhân khách quan và chủ quan Vinashin đã lâm vào tình trạng hết sức khó khăn. Thực trạng của Vinashin được phản ánh tại “Thông báo ngày 04/08/2010 về tình hình hoạt động và chủ trương, giải pháp để ổn định, phát triển của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam” của Văn phòng Chính phủ. Theo đó: Bên cạnh những kết quả đạt được như “Bước đầu, đã hình thành được cơ sở vật chất kỹ thuật quan trọng và khá đồng bộ của ngành công nghiệp đóng tàu biển với 28 nhà máy đóng tàu đang hoạt động có trình độ công nghệ tiên tiến, sản phẩm tàu biển được thế giới công nhận về chất lượng, có thương hiệu, uy tín trong ngành đóng tàu thế giới” thì Vinashin đang lâm vào tình trạng hết sức khó khăn và “chịu tác động hết sức nặng nề, đặc biệt về thị trường và nguồn vốn”. Nguyên nhân là do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới từ năm 2008 và công tác dự báo còn nhiều bất cập nên việc lập kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư không chính xác. “Việc sử dụng vốn không hiệu quả nêu trên đã gây hậu quả nặng nề về tài chính đối với Tập đoàn Vinashin. Kết quả là từ năm 2009 Tập đoàn Vinashin kinh doanh thua lỗ. Đến tháng 6 năm 2010, tổng tài sản của Tập đoàn Vinashin khoảng 104.000 tỷ đồng nhưng tổng số nợ là 86.000 tỷ đồng, vốn điều lệ thấp lại sử dụng vốn dàn trải nên tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu gần 11 lần, rơi vào tình

trạng mất cân đối tài chính nghiêm trọng, đứng trước nguy cơ phá sản, sản xuất đình đốn, công nhân chuyển việc, bỏ việc gần 17.000 người, mất việc gần 5.000 người.”

Ngày 18/11/2010, Thủ tướng chính phủ đã ra quyết định số 2108/QĐ- Ttg về việc phê duyệt đề án tái cơ cấu Tập đoàn CNTT Việt Nam, với mục tiêu sớm ổn định sản xuất kinh doanh của Tập đoàn, từng bước củng cố uy tín, thương hiệu, giảm lỗ, có lãi, trả được nợ, tích lũy và phát triển.

Theo đó Vinashin sẽ tập trung vào 03 lĩnh vực chính: công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển với quy mô phù hợp; công nghiệp phụ trợ phục vụ cho việc đóng và sửa chữa tàu biển; đào tạo nâng cao tay nghề cho đội ngũ cán bộ công nhân công nghiệp tàu biển. Chủ trương của Chính phủ là xây dựng Tập đoàn làm nòng cốt của ngành công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển là ngành mũi nhọn để phát triển kinh tế hàng hải và thực hiện chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 và những năm tiếp theo.

Theo quyết định của Thủ tướng, việc tái cơ cấu Vinashin được thực hiện trên cơ sở không để ảnh hưởng lớn đến ổn định kinh tế vĩ mô và môi trường đầu tư chung của nền kinh tế; Duy trì đội ngũ lao động, đặc biệt là cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính. Bảo đảm quyền lợi, nghĩa vụ hợp pháp của nhà đầu tư, người lao động trong các doanh nghiệp thực hiện sắp xếp. Đồng thời đảm bảo khai thác, sử dụng có hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại những tài sản đã và đang đầu tư; thu hồi tối đa các khoản đã đầu tư vào các lĩnh vực không liên quan đến lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính để tập trung cho phát triển công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển.

Thời gian tái cơ cấu bắt đầu từ năm 2011 đến hết năm 2013. Theo đó, mô hình tập đoàn Vinashin sau khi tái cơ cấu sẽ là tổ hợp các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đóng và sửa chữa tàu biển, công nghiệp phụ trợ, đào tạo, phục vụ đóng và sửa chữa tàu biển, gắn bó chặt chẽ và lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường. Mô hình tập đoàn sẽ gồm công ty

mẹ, công ty con, công ty liên kết, đơn vị sự nghiệp hoạt động theo quy định của pháp luật và Điều lệ tổ chức và hoạt động.

Trong đó, công ty mẹ là hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Còn lại là 21 công ty con và đơn vị tổ chức thuộc Vinashin, trong đó có Công ty Tài chính TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy.

Cũng theo đề án, việc sắp xếp các doanh nghiệp còn lại trong tổ hợp Vinashin hiện nay theo các hình thức: cổ phần hóa, bán doanh nghiệp, bán nợ, chuyển nợ thành vốn góp, chuyển nhượng phần vốn góp, giải thể, phá sản... Hội đồng thành viên Tập đoàn chủ động thực hiện sắp xếp các doanh nghiệp này một cách linh hoạt về hình thức và thời gian, theo đúng quy định của pháp luật và bảo đảm các yêu cầu đã nêu trên. Trong quá trình thực hiện tái cơ cấu, sắp xếp các doanh nghiệp, Vinashin áp dụng cơ chế, chính sách liên quan trong lĩnh vực đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp nhà nước.

Đề án được hiện thực hóa bước đầu bằng việc chuyển bớt một số doanh nghiệp và dự án sang cho Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam và Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam, bán, cổ phần hóa, giải thể nhiều Công ty con - cháu không thuộc các lĩnh vực chính đang làm ăn kém hiệu quả. Sau khi được cấp bổ sung vốn điều lệ, Vinashin tập trung vào hoàn thiện và bàn giao một số tàu đang đóng dở dang trong năm 2010 để cắt lỗ. Tại cuộc họp Ban chỉ đạo tái cơ cấu Vinashin ngày 27/1/2011 đã tổng kết một số kết quả đã đạt được trong thời gian đầu thực hiện tái cơ cấu như sau: Tổng sản lượng năm 2010 đạt 11.489 tỷ đồng, doanh thu đạt 10.314 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu đạt 278 triệu USD. Năm 2010 Vinashin bàn giao được 64 tàu, tổng giá trị Hợp đồng 577 triệu USD.

Vinashin hiện đang tiến hành đổi mới phương thức quản lý tại công ty mẹ và xây dựng lại phương án tái cấu trúc của các đơn vị cần giữ lại. Đồng thời Vinashin cũng đang xây dựng quy trình chuyển nhượng vốn, thoái vốn

tại các đơn vị không cần nắm giữ. Hiện Tập đoàn đang làm việc với Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (Bộ Tài chính), các đối tác nước ngoài, Ngân hàng Ocean Bank... để tái cơ cấu và chuyển nhượng một số dự án và doanh nghiệp. Tính đến thời điểm này, Tập đoàn đã hoàn thành việc rút vốn tại Công ty CP công nghiệp hàng không; giải thể Công ty TNHH một thành viên xây dựng và khai thác cảng Hải Hà, trường Trung cấp nghề Công nghiệp tàu thủy Nha Trang; sáp nhập trường Trung cấp nghề Công nghiệp tàu thủy Thái Bình.

Dự kiến quý 1/2011 sẽ hoàn thành tái cơ cấu 25 đơn vị, quý 2/2011 là 30 đơn vị, quý 3 là 37 đơn vị, quý 4 là 25 đơn vị.

Việc ban hành Quy chế quản lý tài chính của công ty mẹ - Tập đoàn Vinashin, thực hiện cơ cấu nợ, vay mới tại các NH thương mại. là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong tái cơ cấu Vinashin thời gian tới.

3.1.1.2 Định hướng phát triển của Công ty Tài chính trách nhiệm hữu hạn một thành viên Công nghiệp tàu thuỷ giai đoạn 2011-2015

Nếu như năm 2009 những khó khăn mới bắt đầu bộc lộ thì năm 2010 là năm khủng hoảng toàn diện và sâu sắc đối với VFC. Các chỉ tiêu doanh thu, chi phí chỉ đạt dưới 50% so với kế hoạch, kết quả kinh doanh lỗ. Năm 2011 VFC bắt đầu thực hiện tái cơ cấu theo chủ trương tái cơ cấu toàn diện Vinashin của Chính phủ và được xác định là năm tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm để làm bàn đạp vượt qua giai đoạn đầy thử thách trước mắt. Định hướng hoạt động chung của VFC từ năm 2011 đến 2015 như sau:

- Tạm thời khoanh các vướng mắc tồn tại từ những năm trước, năm 2011 tập trung hoàn thành nhiệm vụ tái cơ cấu toàn diện Công ty phù hợp với quá trình Tái cơ cấu Tập đoàn, tiếp tục triển khai, duy trì các hoạt động kinh doanh hướng tới mục tiêu đảm bảo doanh thu đủ bù đắp chi phí, ổn định cơ cấu tổ chức và hoàn thiện hệ thống các quy định nội bộ phục vụ hoạt động kinh doanh, hỗ trợ và quản lý.

- Tham gia cùng Tập đoàn trong công tác tái cơ cấu nợ với các đơn vị thành viên của Tập đoàn phù hợp với phương án được Chính phủ phê duyệt.

- Tập trung công tác xử lý nợ của các khách hàng trong Vinashin (thu nợ gốc, lãi, xử lý tài sản thế chấp).

- Tiếp tục duy trì hoạt động thu xếp vốn, huy động vốn, tín dụng mới đảm bảo doanh thu đủ bù đắp chi phí.

- Tiếp tục cơ cấu lại nợ với các TCTD, đồng thời tăng cường thu nợ để đảm bảo duy trì nguồn vốn.

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống các quy định nội bộ, quy chế, quy trình liên quan đến hoạt động của Công ty.

- Đầu tư cơ sở vật chất, công nghệ thông tin, đảm bảo mục tiêu quản trị doanh nghiệp.

- Thực hiện tốt vai trò là một định chế tài chính trực thuộc Tập đoàn.

3.1.2. Định hướng trong hoạt động tín dụng

- Nhanh chóng hoàn thiện các thủ tục thế chấp tài sản đảm bảo, đăng ký

giao dịch bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật nhằm đảm bảo khả năng thu hồi nợ cho VFC.

- Rà soát, đối chiếu công nợ đối với các đơn vị trong Tập đoàn để xử lý dứt điểm công nợ lòng vòng giữa các đơn vị. Đồng thời thực hiện bù trừ công nợ giữa Tập đoàn và các đơn vị thành viên, Tập đoàn và VFC.

- Phối hợp với các ngân hàng đồng tài trợ vốn để thực hiện quản lý dòng tiền, quản lý nguồn thu của khách hàng nhằm tăng cường công tác thu hồi nợ.

- Thực hiện cơ cấu nợ đối với các khoản vay của các khách hàng trong Tập đoàn.

- Phát triển hoạt động tín dụng mới với định hướng thị trường khách hàng gồm cả các doanh nghiệp ngoài Tập đoàn Vinashin, các doanh nghiệp trong Tập đoàn có dự án, phương án kinh doanh tốt và khách hàng cá nhân.

- Hoàn thiện hệ thống chấm điểm tín dụng xếp loại khách hàng nhằm hạn chế rủi ro tín dụng.

3.1.3. Định hướng phát triển hệ thống chấm điểm xếp loại khách hàng

Công tác chấm điểm tín dụng xếp loại khách hàng vay vốn tại VFC có vai trò lớn trong việc giảm thiểu rủi ro tín dụng. Trong thời gian tới, VFC sẽ tiếp tục tiến hành công tác chấm điểm tín dụng thường xuyên hơn, cụ thể:

- Đối với các khách hàng lần đầu tiên vay vốn ở VFC: cán bộ tín dụng tiến hành chấm điểm tín dụng nhằm đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ đó dự đoán khả năng trả nợ của doanh nghiệp bao gồm cả gốc và lãi, từ đó ra quyết định tín dụng phù hợp với kết quả chấm điểm: cho vay bao nhiêu, theo cách thức như thế nào, thời hạn bao lâu...

- Đối với các khách hàng đã vay vốn ở VFC: cán bộ tín dụng tiếp tục theo dõi và chấm điểm định kỳ, theo dõi sự thay đổi của doanh nghiệp để đưa ra chính sách tín dụng phù hợp hơn nữa.

Công ty Tài chính TNHH MTV Công nghiệp Tàu thủy chủ trương ngày càng chuyên môn hoá trong công tác chấm điểm tín dụng xếp loại khách hàng. Tiếp tục nâng cao độ chính xác các kết quả chấm điểm, sử dụng làm thông tin ra quyết định tín dụng, đánh giá kết quả hoạt động tín dụng trong từng giai đoạn của Công ty.

Để đảm bảo những định hướng phát triển trên thì công các chấm điểm tín dụng xếp loại khách hàng cần được đổi mới hoàn thiện để phù hợp với biến động của thị trường và thay đổi trong ngành công nghiệp mũi nhọn trong từng thời kỳ, đồng thời phải phù hợp với thông lệ quốc tế.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHẤM ĐIỂM XẾP LOẠI KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY (Trang 78 - 83)