Hoàn thiện nội dung hệ thống chấm điểmtín dụngxếp loại khách hàng

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHẤM ĐIỂM XẾP LOẠI KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY (Trang 89 - 92)

5. Kết cấu của đề tài

3.2. Giải pháp hoàn thiện hệ thống chấm điểm xếp loại khách hàng tại Công ty

3.2.5. Hoàn thiện nội dung hệ thống chấm điểmtín dụngxếp loại khách hàng

Nội dung chấm điểm xếp hạng tín dụng của VFC vẫn chưa phản ánh hết tình hình thực tiễn của khách hàng về năng lực tài chính, khả năng trả nợ và uy tín đạo đức tín dụng của khách hàng. Do vậy, VFC cần bổ sung thêm các nội dung cần thiết vào quy trình chấm điểm. Nội dung chấm điểm nên theo xu hướng mở để tránh tình trạng các số liệu và xu hướng chỉ là trong quá khứ. Xu hướng mở tức là có thể đưa thêm một số các chỉ tiêu mới vào quy trình chấm điểm khi có những biến cố xảy ra tác động đến khác hàng mà chưa được tính đến trong mô hình. Các nội dung hoàn thiện hệ thống chấm điểm tín dụng xếp loại khách hàng như sau:

Thứ nhất, về phương pháp phân tích:

Hiện nay phương pháp dùng trong phân tích chấm điểm tín dụng xếp hạng khách hàng mà VFC đang áp dụng chủ yếu là phương pháp so sánh. Với mỗi khách hàng sau khi xác định về ngành nghề, quy mô và loại hình sở hữu sẽ tiến hành phân tích và chấm điểm các chỉ số tài chính và chỉ tiêu phi tài chính bằng phương pháp so sánh với hệ thống chấm điểm mà VFC đã xây dựng từ trước. Các chỉ tiêu để đối chiếu so sánh này thường cố định, không được cập nhật thường xuyên theo sự biến động của tình hình kinh tế thị trường. Vì vậy, VFC ngoài việc sử dụng phương pháp so sánh cần kết hợp phương pháp thống kê và phương pháp chuyên gia. Việc này sẽ làm ảnh hưởng đến các khâu trong quá trình phân tích cũng như tính chính xác của kết quả xếp loại. Đối với việc xây dựng khung bảng số các chỉ tiêu tài chính thuộc các ngành kinh tế thì VFC nên sử dụng phương pháp chủ yếu là phương pháp thống kê và phương pháp chuyên gia. Để làm được việc này, hàng năm VFC phải nghiên cứu hoạt động thực tế của từng ngành kinh tế, nắm rõ những

biến động, thuận lợi và khó khăn trên cơ sở đó kết hợp với các yếu tố cần thiết khác để xây dựng khung bảng điểm chuẩn cho từng ngành kinh tế. Đối với việc xác định tỷ trọng cho chỉ tiêu đánh giá, VFC phải tiến hành khảo sát thống kê thực tế để xác định mức độ quan trọng của từng chỉ tiêu trong tổng thể cả nhóm chỉ tiêu đánh giá từ đó mới đưa ra mức tỷ trọng cho phù hợp.

Thứ hai, về các chi tiêu phân tích:

❖ Đối với các chỉ tiêu tài chính:

Thực tế cho thấy, gánh nặng tài chính mà doanh nghiệp phải đương đầu do việc sử dụng nợ để tài trợ cho hoạt động kinh doanh hoàn toàn không phụ thuộc vào tỷ lệ giữa số nợ so với tài sản hay nợ so với vốn chủ sở hữu mà phụ thuộc vào khả năng của doanh nghiệp trong việc tạo ra dòng tiền mặt để trả nợ theo yêu cầu hàng năm. Do đó, doanh nghiệp đã bội tín và các chủ nợ có thể buộc công ty phải thực hiện các thủ tục phá sản. Vậy để có thể dự báo khả năng phá sản của doanh nghiệp, nên bổ sung chỉ số Z vào phần chấm điểm các chỉ tiêu dự báo nguy cơ khó khăn tài chính của doanh nghiệp và dự báo nguy cơ vỡ nợ của doanh nghiệp: Chỉ số Z được xây dựng bởi Edward I. Altman (1968), Đại Học New York, dựa vào việc nghiên cứu khá công phu trên số lượng lớn các công ty khác nhau tại Mỹ. Chỉ số Z là công cụ được cả hai giới học thuật và thực hành, công nhận và sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Mặc dù chỉ số Z được phát minh tại Mỹ, nhưng hầu hết các nước vẫn có thể sử dụng với độ tin cậy khá cao như Mexico, Indian... Chỉ số này dựa trên phương pháp thống kê với công cụ phân tích biệt số đa yếu tố (MDA). Do vậy tác giả xin mạnh dạn đề xuất chỉ tiêu này vào hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp loại khách hàng để xác định nguy cơ khó khăn và dự báo nguy cơ vỡ nợ của doanh nghiệp, như đã trình bày trong Chương 1 về ứng dụng chỉ số Z. Cách tính chỉ số Z-score được trình bày chi tiết tại (Mục 1.3.1 Chương 1 của đề tài này), nếu doanh nghiệp đã cổ phần hóa thuộc ngành sản xuất thì sử dụng chỉ số Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 + 0,999X5, nếu doanh nghiệp chưa cổ

phần hóa thuộc ngành sản xuất thì sử dụng chỉ số Z’ = 0,717X1 + 0,847X2 + 3,107X3 + 0,42X4 + 0,998X5. Nếu doanh nghiệp không thuộc ngành sản xuất thì sử dụng chỉ số Z” = 6,56X1 + 3,26X2 + 6,72X3 + 1,05X.4

❖ Đối với các chỉ tiêu phi tài chính

Việc sử dụng trọng số cho từng chỉ tiêu như VFC đã áp dụng đối với chỉ tiêu phi tài chính là cần thiết vì mức độ tác động của các nhân tố phi tài chính lên điểm số tín dụng của DN là không giống nhau. Tuy nhiên, các trọng số này cần phải được thiết lập một cách khoa học trên cơ sở ứng dụng các mô hình kinh tế lượng trong đó biến kết quả là hạng tín dụng của DN và các biến giải thích là các chỉ tiêu được xem xét. Điều này sẽ làm giảm mức độ sai số của kết quả thu được và tránh được những đánh giá sai lệch về hạng của DN.

Đối với chỉ tiêu triển vọng ngành để đánh giá xu hướng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp cũng như vị thế của doanh nghiệp trong ngành, VFC cần xây dựng văn bản hướng dẫn cụ thể các tiêu chí đánh giá triển vọng của doanh nghiệp. Việc đánh giá triển vọng ngành, vị thế thị trường và khả năng cạnh tranh mà VFC áp dụng như hiện nay còn rất trừu tượng, mang nặng tính chủ quan gây khó khăn cho cán bộ tín dụng. Vì vậy, VFC cần có các qui định chi tiết cùng với các nghiên cứu về từng ngành, từng lĩnh vực làm cơ sở để so sánh và chấm điểm một cách chính xác hơn.

Đối với chỉ tiêu thương hiệu, VFC cần có những nghiên cứu cụ thể để lượng hoá chỉ tiêu này. Thương hiệu chính là tài sản vô hình của doanh nghiệp. Vì vậy, có thể lượng hoá thương hiệu thông qua định giá giá trị của thương hiệu. Một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả hay không, lợi nhuận thu được có cao hay không được thể hiện ngày càng rõ thông qua mức độ uy tín của doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, liệu các doanh nghiệp nhỏ thường bị cho điểm thương hiệu thấp có thật sự hợp lý, hay một doanh nghiệp sở hữu nhiều thương hiệu thì sẽ tiến hành lượng hoá như thế nào? Hiện nay, việc định giá thương hiệu đối với các doanh nghiệp Việt Nam còn chưa phát

triển, do chưa có nhiều các chuyên gia có đủ khả năng để thực hiện công việc này. Vì vậy, VFC cần tăng cường nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm của các nước đang phát triển hoặc của các tổ chức xếp hạng chuyên nghiệp trên thế giới về vấn đề định giá thương hiệu.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHẤM ĐIỂM XẾP LOẠI KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(142 trang)
w