5. Kết cấu của đề tài
3.3. Kiến nghị
3.3.1. Đối với Chính phủ
- Nhanh chóng nghiên cứu và triển khai thực hiện các chính sách, biện pháp xử lý để sớm ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh của Vinashin: Ngày 13/08/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1470/QĐ-TTg thành lập Ban chỉ đạo tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin). Các thành viên khác của Ban chỉ đạo là lãnh đạo các bộ, ngành liên quan. Ban chỉ đạo có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất, tổ chức, triển khai thực hiện các chính sách, biện pháp xử lý để sớm ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh của Vinashin. Đồng thời chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng thực hiện việc thông tin, tuyên truyền khách quan, chính xác, kịp thời về tình hình và các chủ trương, biện pháp xử lý đối với Tập đoàn.
- Hoàn thiện thể chế, cơ chế để tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và thực hiện tốt chức năng của chủ sở hữu đối với TĐKT Nhà nước. Khẩn trương hoàn thiện thể chế để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với DNNN trong đó có TĐKT, trước hết là về huy động và sử dụng vốn, về đầu tư, về ngành nghề kinh doanh, thành lập mới doanh nghiệp và quản lý, sử dụng cán bộ. Rà soát để quy định rõ hơn trách nhiệm của các cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với DNNN trong việc thẩm định kế hoạch, kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh và xây dựng chế tài xử lý đối với đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại doanh nghiệp.
- Xây dựng một hệ thống pháp lý đủ mạnh, cho phép cưỡng chế thực hiện hợp đồng cho vay, thu hồi vốn vay và phát mại tài sản thế chấp. Bên cạnh đó, cũng cần phải xây dựng một bộ máy hành chính đủ năng lực cưỡng chế, thi hành luật. Để làm được điều đó, khuôn khổ pháp lý phải bao gồm các luật phù hợp về doanh nghiệp, phá sản, hợp đồng, sở hữu; hệ thống toà án phải công bằng và hiểu biết về các giao dịch tài chính để có thể cưỡng chế thực hiện quyền và nghĩa vụ kinh tế một cách công bằng và nhanh chóng.
- Tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh nói chung, hoạt động của các TCTD và hoạt động tín dụng nói riêng thông qua việc xây dựng và hoàn thiện các chính sách phát triển kinh tế, xã hội. Trong quá trình xây dựng cơ chế, chính sách cần tham khảo ý kiến của các Bộ, ngành có liên quan và cộng đồng doanh nghiệp; có những bước đệm, lộ trình thực hiện hoặc những biện pháp tháo gỡ khó khăn xuất hiện do thay đổi trong cơ chế, chính sách, tránh làm xáo trộn hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và sử dụng vốn vay đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.