Quan niệm về nâng cao năng lực tài chính doanh nghiệp

Một phần của tài liệu 0457 giải pháp nâng cao năng lực tài chính tại CTY CP chế tạo điện cơ hà nội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 32 - 33)

1.3. Nâng cao năng lực tài chính doanh nghiệp

1.3.1. Quan niệm về nâng cao năng lực tài chính doanh nghiệp

Qua những khái niệm và tiêu chí về năng lực tài chính doanh nghiệp, ta có thể hình thành quan niệm về nâng cao năng lực tài chính doanh nghiệp của doanh nghiệp như sau:

Nâng cao khả năng huy động nguồn lực tài chính cho doanh nghiệp. Trên thị trường có rất nhiều kênh huy động vốn cho doanh nghiệp như phát hành cổ phiếu, trái phiếu để kêu gọi các nhà đầu tư tham gia, vay các tổ chức tín dụng, chiếm dụng vốn của đối tác... Tất cả các kênh huy động này đều đỏi hỏi doanh

nghiệp có một tình hình tài chính minh bạch, các chỉ số tài chính như cơ cấu vốn, năng lực hoạt động của tài sản, khả năng thanh toán, khả năng sinh lời tốt. Các chỉ tiêu này được phân tích đánh giá nhiều chiều, so sánh với các doanh nghiệp trong ngành để phản ánh tình hính tài chính thực sự của doanh nghiệp từ đó thu hút các nguồn vốn cho doanh nghiệp. Ngoài ra, các yếu tố về con người, khả năng quản lý, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh cũng là điều kiện phản ảnh khả năng huy động vốn của doanh nghiệp.

Nâng cao khả năng phân phối và sử dụng vốn. Doanh nghiệp dù có khả năng tạo lập và huy động vốn tốt nhưng không đảm bảo nguồn lực ấy được phân phối, sử dụng có hiệu quả thì năng lực tài chính của doanh nghiệp cũng không thể nâng cao. Điều này thể hiện qua các chiến lược đầu tư của doanh nghiệp. Hiện nay có rất nhiều kênh đầu tư khác nhau đi kèm với rủi ro khác nhau như đầu tư nâng cấp hệ thống máy móc sản xuất kinh doanh, nhà xưởng, đội ngũ nhân viên; đầu tư mở rộng quy mô doanh nghiệp; đầu tư vào các công ty khác; đầu tư vào các dự án...Mỗi một quyết định đầu tư của chủ doanh nghiệp cần có sự phân tích kỹ lưỡng, nhìn nhận đánh giá đúng tình hình thực tế, bối cảnh kinh tế vĩ mô và tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Khi các nguồn lực này được sử dụng linh hoạt, hiệu quả thì năng lực tài chính của doanh nghiệp cùng đó mà tăng lên.

Nâng cao khả năng đảm bảo an toàn tài chính doanh nghiệp. Việc quản trị rủi ro của doanh nghiệp cần được chú trọng tới. Mỗi quyết định từ chiến lược sả n xuất kinh doanh, chiến lược phân phối sản phẩm maketing, chiến lược đầu tư...đều cần cân nhắc đến góc độ rủi ro. Điều này phụ thuộc vào cả yếu tố khách quan của tình hình kinh tế và khẩu vị rủi ro của doanh nghiệp. Cân đối giữa hai yếu tố này đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, năng lực tài chính được nâng cao.

Một phần của tài liệu 0457 giải pháp nâng cao năng lực tài chính tại CTY CP chế tạo điện cơ hà nội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(139 trang)
w