Kinh nghiệm về nâng cao năng lục tài chính của EVN

Một phần của tài liệu 0457 giải pháp nâng cao năng lực tài chính tại CTY CP chế tạo điện cơ hà nội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 39 - 46)

1.4. Kinh nghiệm năng cao năng lực tài chính doanh nghiệp và bài học cho

1.4.1. Kinh nghiệm về nâng cao năng lục tài chính của EVN

a. Bài toán cần nâng cao năng lực tài chính của EVN

Theo phân tích của các chuyên gia, đến năm 2030, nhu cầu điện phụ tải điện của Việt Nam tăng hàng năm khoảng trên 10% do tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa và kinh tế đang ngày càng phát triể n. Nhu cầu sử dụng điện tăng liên tục và nhanh hơn cả tốc độ tăng trưởng GDP. Để đáp ứ ng nhu cầu điện tăng cao như vậy, EVN phải đảm bảo đủ nguồn vốn đầu tư vào các hệ thống nguồn và truyền tải điện.

Đối với các ngành như năng lượng, đầu tư chủ yếu dựa vào mô hình tài trợ công để mở rộng cơ sở hạ tầ ng xây dựng. Trong khi đó, nhu cầu đầu tư công luôn trong trạng thái quá tải, không thể tài trợ vốn hoàn toàn cho ngành điện mà doanh nghiệp phải hoàn toàn tự chủ. Hiện nay, nguồn ngân sách nhà nước dành cho EVN chủ yếu được dùng để đền bù di dân tái định cư để làm các dự án điện lớn.

Với việc nhà nước luôn thực hiện trợ giá điện, giá bán lẻ điện hiện nay đang thấp hơn so với chi phí bỏ ra dẫn tới ảnh hưởng đến dòng tiền của ngành nói chung và của EVN nói riêng, bắt buộc phải tăng các khoản nợ để đáp ứng được các khoản chi tiêu vốn (CAPEX).

Trong khi đó, huy động vốn từ khu vực tư nhân hết sức khó khăn. Các nhà đầu tư nhân cũng có những sự quan tâm tới lĩnh vực này, với một tỷ lệ khả năng sinh lờ i vốn chủ sở hữu thấp, cho đến nay các nhà đầu tư tư nhân vẫn lưỡng lự trong việc tham gia đầu tư vào ngành điện.

Ngoài ra, EVN còn đối mặt với những rủi ro như ảnh hưởng của điều kiện thời tiết đối với thủy điện, giá nguyên liệu đầu vào ngày càng gia tăng và rủi ro tỷ giá. Ví dụ như năm 2012, khi điều kiện thời tiết thuận lợi, EVN tiết kiệm chi phí vận hành được 15,5 nghìn tỷ đồng so với năm 2011. Những năm ít mưa thì EVN không đảm bảo được tính hình tài chính. Đối với tỷ giá, với các khoản đầu tư từ nước ngoài nhiều, sự biến độ ng nhỏ của tỷ giá trên thị trường cũng gây tác động lớn tớ i

các khoản nợ của EVN. Do vậy, tình hình kinh tế vĩ mô cũng gây ra những rủi ro rất lớn cho tình hình tài chính c ủa EVN.

Với những phân tích ở trên đòi hỏi EVN cần phải nâng cao năng lực tài chính của mình để đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành điện, nhu cầu vốn đầu tư xây dựng phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, và các chiến lược giá điện đảm bảo thu hồi được phần chi phí. World Bank (WB) là đơn vị hợp tác, hỗ trợ để EVN xây dựng được các nhà máy điện lớn. Không chỉ vậy, WB còn cùng với EVN thực hiện nghiên cứu để xây dựng chiến lược nâng cao năng lực tài chính cho EVN. Cụ thể, Công ty tư vấn Mercados đã được WB thuê để tổng hợp dữ liệu, phân tích tình hình thực tế, từ đó cùng với EVN và WB xây dựng chiến lược nâng cao năng lực tài chính cho EVN trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

b. Những giải pháp được đề xuất và áp dụng cho EVN

Từ những số liệu thu thập, qua quá trình phân tích dựa trên bối cảnh kinh tế vĩ mô, bản thân của EVN, các nhà phân tích đã đưa ra các giải pháp để áp dung nâng cao năng lực tài chính cho EVN.

Nâng cao hiệu quả hoạt động cho EVN. Sau khi phân tích EVN và các công ty con cho thấy doanh nghiệp đạt hiệu quả kinh doanh tốt và đạt được những chuẩn mực quốc tế. Hao hụt trong quá trình sản xuất, truyền tải và phân phối tương đối thấp so với các doanh nghiệp cùng ngành, chi phí vận hành kinh doanh tương đối thấp. Tuy hoạt động tương đối hiệu quả nhưng EVN vẫn cần phải củng cố thêm với các biện pháp cụ thể:

về vấn đề lãnh đạo: Củng cố bộ máy lãnh đạo, bổ nhiệm các lãnh đạo cấp cao để đảm bảo kế hoạch các chỉ số thu hồi tài chính. Các lãnh đạo được bổ nhiệm không những vậy còn phải đảm bảo các giải pháp nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp được triển khai một cách hiệu quả, cam kết với những kế hoạch đã đề ra.

về vấn đề quản lý kỹ thuật:

- Nâng cao chất lượng nguồn lực. Mặc dù EVN có đội ngũ bán hàng và quản trị khá tốt, chi phí nhân công tương đối thấp, nhưng năng suất lao động cần

phải cải thiện, tốc độ tăng trưởng của lực lượng lao động cần phải có tỷ lệ thấp hơn so với tốc độ tăng nhu cầu điện.

- Quản lý các khoản chi tiêu vốn hiệu quả hơn được thể hiện trong hai vấn đề: (i) Các nhà máy nhiệt điện than đã cũ đang hoạt động dưới hiệu suất, trong khi đó các nhà máy này là nguồn bù đắp thiếu hụt điện trong những năm kho hạn, thủy điện không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng. Cần nâng cấp các nhà máy này, nâng cao hiệu suất hoạt động, việc đầu tư nâng cấp cần được tính đến trong các dự toán tài chính; (ii) Vấn đề về chi phí vốn sản xuất dở dang ở EVN quá cao, nhiều dự án mới được bắt đầu trong khi các dự án đang chạy chưa được hoàn thành. Điều này chỉ ra rằng, việc quản lý vố n hiệu quả bền vững không chỉ tạo hiệu quả bền vững trong việc quản lý chi phí vốn sản xuất dở dang mà còn tạo hiệu quả trong tất cả các hoạt động của EVN.

- Để tạo niềm tin với khách hàng thì chìa khóa để đánh giá đó chính là chất lượng của dịch vụ. Chất lượng dịch vụ đối với EVN thể hiện qua các yếu tố như độ chính xác của việc đo lường chỉ số điện, ra hóa đơn, khả năng truyền tải, hạn chế các vẫn đề liên quan tới kỹ thuật. EVN xem xét tới việc trang bị các thiết bị hiện đại hơn, tăng thêm số lượng trạm biến áp. Trong mọi trường hợp, việc tăng giá điện luôn phải song hành với cải thiện và tăng cường chất lượng dịch vụ.

- Quản lý các chỉ số về sản xuất điện bao gồm 3 yếu tố: (i) Kiểm soát khả năng sản xuất và bảo dưỡng máy móc thiết bị thường xuyên, theo đúng chuẩn mực; (ii) Quản lý hoạt động hiệu quả cho từ ng dây truyền sản xuất cũng như toàn bộ nhà máy; (iii) Quản lý chi chi phí vận hành và bảo dưỡng, so sánh giữa các nhà máy tại không chỉ Việt Nam mà còn các nước khác.

- Quản lý việc truyền tải cần quan tâm tới: (i) Củng cố hệ thống truyền tải, hạn chế các vấn đề trong quá trình truyền tải như ngắt kết nối không thể truyển tải, sự cố kĩ thuật tại các trạm trong quá trình truyền tải; (ii) Kiểm soát chi phí vận hành và chi phí vốn để mở rộng thêm các trạm biến áp phục vụ quá trình truyền tải; (iii) Kiểm soát tính an toàn của các quy trình vận hành, bảo dưỡng như hạn chế các vụ tai nạn, bị thương trong quá trình thực thi.

- Quản lý việc phân phối thể hiện qua: (i) Chất lượng dịch vụ khi truyền tải tới khách hàng cuối cùng sử dụng; (ii) Giảm thiểu hao hụt kĩ thuật.

- Quản lý việc cung cấp cụ thể là: (i) Chính xác trong việc đọc các chỉ số điện, lên hóa đơn và thu tiền điện từ người sử dụng; (ii) Giảm thiểu các hao hụt về mặt kĩ thuật và phi kĩ thuật.

về vấn đề thoái vốn: EVN sẽ thực hiện thoái vốn ở các ngân hàng và công ty bảo hiểm đang đầu tư với giá trị nhỏ hơn giá trị sổ sách. Điều này sẽ thu về một khoản vốn để đầu tư cho lĩnh vực chính là sản xuất điện.

Như vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho EVN từ đó nâng cao năng lực tài chính thì rất nhiều giải pháp đưa ra cho từng quy trình vậ n hành của EVN như sản xuất, truyền tải, phân phối và cung cấp. Ngoài ra các vấn đề về nhân lực, quản trị cũng được đề cập để đảm bảo hiệu quả hoạt động sản xuất cao nhất. Các giải pháp đang được ban lãnh đạo EVN triển khai và áp dụng trong toàn bộ hệ thống, đây là quá trình dài và cần sự kiên nhẫn không chỉ cho riêng lãnh đạo EVN, quản lý và nhân viên, mà còn đối với các bộ ban ngành liên quan.

Thực hiện những chiến lược đầu tư mới. Các chiến lược đầu tư mới được đưa ra nhằm cải thiệ n về vấn đề vốn của EVN. Đây là một trong những giải pháp quan trọng để đảm bảo quá trình nâng cao năng lực tài chính của EVN thực thi được thành công.

Khuyến khích mạnh khối đầu tư tư nhân tham gia vào đầu tư sản xuất điện. Với sản lượng cần đạt được theo nhu cầu tiêu dùng thì đặt ra thử thách lớn hơn để thu hút khối tư nhân tham gia vào đầu tư ngành điện. Ngoài việc nâng giá điện như một giải pháp để thu hút đầu tư thì việc đề ra các ưu đãi cụ thể cho khối tư nhân cần được vạch ra rõ ràng. Điều này có tác động tới mối quan tâm không ch ỉ EVN mà chính sách của chính phủ. Cần có thêm các cuộc đối thoại giữa chính phủ với khối tư nhân để thảo luận rõ những ưu đãi này. Thực tế đã có những cuộc đối thoại giữa chính phủ và khối tư nhân ở diễn đạt doanh nghiệp Việt Nam, tuy nhiên vẫn chưa đạt được nhiều kết quả. Các cuộc đối thoại như vậy cần được tổ chức thường xuyên hơn so với hiện nay, ít nhất là một quý một lần giữa khối tư nhân,

EVN, bộ công thương và diễn đạt doanh nghiệp Việt Nam. Ngoài ra, cho phép các dự án điện độc lập của khối tư nhân (IPP).

Đẩy mạnh việc thoái vốn tại các công ty Gencos. Sự thoái vốn ở các công ty Gencos là cần thiết và đang được thực hiện. Các phương án thoái vốn ở Gencos được nghiên cứu dưới sự tài trợ của WB. Khi cổ phiếu của các công ty Gencos được bán ra thì sẽ thu lại được một phần vốn tương đối lớn để phục vụ vào quá trình đầu tư mở rộng hệ thống các nhà máy điện.

Áp dụng các phương pháp tiếp cận cho việc lên kế hoạch. Trong dài hạn, chính phủ Việt Nam cần có kế hoạch đối với sản lượng điện sản xuất ra phục vụ cho tiêu dùng. Hiện nay con số này giao động rất nhiều, sản lượng giao động lớn ở cả các nhà máy thủy điện của tổng công ty EVN và các dự án khác của Gencos và IPP. Các dự án thủy điện hiện nay chưa có hợp đồng bán điện cụ thể, trong khi đó Gencos đã có tuy nhiên thời hạn chỉ áp dụng khoảng 1 - 10 năm, quá ngắn so với thời hạn yêu cầu của ngành từ 20 - 25 năm, nên khu vực tư nhân cũng không mấy hấp dẫn do sự dao động của giá điện trong dài hạn không kiểm soát được. Hơn thế nữa, cần có thành lập hệ thống và có nhà vận hành thị trường điện độc lập. Điều này đảm bảo cho khối tư nhân tin tưởng rằng việc tham gia vào thị trường điện là công bằng. Ngoài ra, cần kế hoạch không chỉ thu hút khối tư nhân trong nước mà nước ngoài tham gia vào việc sản xuất điện.

Phát triển chiến lược tài chính bền vững. Với thực trạng tài chính của EVN được chỉ ra, tỷ lệ nợ cao đặc biệt là các khoản nợ nước ngoài, thời gian nợ dài, thì rủi ro tỷ giá khi giá trị nội tệ ngày càng giảm là áp lực lớn đối với tài chính của EVN. Do vậy xây dựng chiến lược tài chính bền vững là điều cấp thiết đặt ra:

Cấu trúc vốn. Cần cải thiện cấu trúc vốn, tăng vốn chủ sở hữu tạo ra từ lợi nhuận giữ lại. Điều này có thể được thực hiện thông qua việc tăng doanh thu do việc điều chỉnh giá bán điện dựa vào chi phí phát sinh cùng với nâng cao hiệu quả hoạt động. Thêm vào đó là chính phủ bổ sung thêm vốn để tăng nguồn vốn chủ, đánh giá lại tài sản đang nắm giữ. Ngoài ra, thu hút các vốn vay trong nước với thời hạn dài hơn từ các ngân hàng, thay vì các khoản nợ nước ngoài. Cùng với đó là việc

cổ phần hóa, tăng vốn dài hạn từ thị trường vố n. Kênh phát hành trái phiếu doanh nghiệp dài hạn trong nước cũng cần được đẩy mạnh dưới sự bảo đảm của chính phủ. Bản thân chính phủ cũng có thể phát hành trái phiếu để bổ sung nguồn vốn cho EVN.

Thực hiện giá bán điện dựa vào chi phí. Theo những phân tích của tư vấn thì giá bán điện hiện nay chưa đủ bù đắp chi phí đầu vào. Do vậy, việc tăng giá điện không những đảm bảo cho EVN có tài chính bền vững mà còn thu hút khối đầu tư tư nhân.

Quản trị rủi ro. Để giảm thiểu được rủi ro EVN đang gặp phải về điều kiện thủy văn, giá nguyên liệu đầu vào và tỷ giá, các giải pháp được đưa ra và thực thi bao gồm::

Tạo lập nguồn quỹ bền vững để đối mặt với các rủi ro. EVN cần quỹ bền vững để đối mặt với các rủi ro đó là rủi ro về vấn đề điều kiện thủy văn, giá nguyên liệu và tỷ giá. Những năm thủy văn dồi dào sẽ giảm thiểu nhiều chi phí, khi đó lợi nhuận tạo ra cần trích lập quỹ này để những năm hạn hạn có nguồn tiền để thúc đẩy sản xuất điệ n ở các nhà máy nhiệt điện.

Rủi ro tỷ giá cần được kiểm soát thông qua việc đẩy mạnh nguồn vốn vay nội địa và sử dụng các công cụ tài chính phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Trong ngắ n hạn, bảng giá điện cần tính đến sự biến động của tỷ giá. Trong dài hạn, thị trường điện cần tuân theo quy luật của cơ chế thị trường.

Tóm lại, các giải pháp để nâng cao năng lực tài chính của EVN được đề xuất và áp dụng trên tất cả các mặt hoạt động, từ việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thực thi các chiến lược đầu tư mới bao quát từ tập đoàn đến các công ty con, thực hiện một chiến lược tài chính bề n vững, tính toán bảng giá điện phù hợp với chi phí và quản trị rủi ro. EVN vẫn đang tiếp tục triển khai các giải pháp này trên cơ sở hợp tác với WB và tư vấn của công ty giải pháp tài chính Mercados. Những giải pháp này đưa ra cả trong ngắ n hạn, trung hạn và dài hạn, nên EVN sẽ cần sự phối hợp của toàn bộ tập đoàn, cam kết của lãnh đạo, và đặc biệt là sự hỗ trợ của chính phủ để các giải pháp được thực thi chặt chẽ, đồng bộ và tạo hiệu quả cao.

c. Kinh nghiệm nâng cao năng lực tài chính tại công ty TNHH Lâm nghiệp và Dịch Vụ Hương Sơn, Hà Tĩnh.

Lĩnh vực kinh doanh Lâm Nghiệp và dịch vụ lâm nghiệp là lĩnh vực kinh doanh có nhiều đặc thù và tương đối khó đối với các doanh nghiệp. Công Ty Hương Sơn là một doanh nghiệp nhà nước có truyền thống kinh doanh lâm nghiệp lâu đời, có chỗ đứng trong ngành và phát triển tương đối ổn định trong giai đoạn đổi mới. Trong giai đoạn hiện nay công ty đang phải đối mặt với một số khó khăn:

• Môi trường kinh doanh thay đổi, phát triển theo nền kinh tế thị trường trong tất cả các lĩnh vực. Nếu không có nền tảng năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh thì sẽ dễ bị đào thải.

• Trình độ công nghệ sản xuất lạc hậu, thiếu năng động trong kinh doanh, bộ máy quả n lý cồng kềnh, tinh thần của người lao động sa sút trong nhiều năm.

• Các cánh cửa rừ ng tự nhiên ngày càng đóng lại, nhiều biện pháp đẩy mạnh các ngành nghề kinh doanh khác vẫn chưa mang lại hiệu quả.

Do vậy, muốn tồn tại và tiếp tục phát triể n công ty cần phải hoàn thiện hơn trong công tác quản lý nâng cao năng lực tài chính để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Nhờ sự tư vấn của đội ngũ phân tích tài chính, công ty đang áp dụng một số giải

Một phần của tài liệu 0457 giải pháp nâng cao năng lực tài chính tại CTY CP chế tạo điện cơ hà nội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 39 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(139 trang)
w