3.2. Giải pháp nâng cao năng lực tài chính
3.2.4. Các giải pháp khác
❖ Có chiến lược nâng cao năng lực tài chính cụ thể. Chiến lược này cần được đưa ra chi tiết cụ thể từ khâu phân tích năng lực tài chính, lên hệ thống các báo cáo cụ thể về các chỉ tiêu định tính, định lượng. Các chỉ tiêu đưa ra cần được sự cam kết thực hiện của bộ máy lãnh đạo công ty, hàng năm có sự đánh giá lại kết quả đạt được, nếu chưa thực sự hiệu quả tiếp tục điều chỉnh tất cả các mặt hoạt động.
❖ Các chiến lược đầu tư cần có kế hoạch cụ thể trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Các khoản đầu tư công ty cho công ty con, công ty liên doanh, liên kết đang hoạt động hiệu quả sẽ tiếp tục đầu tư và phương pháp quản lý cụ thể. Các khoản đầu tư vào các hoạt động kinh doanh, đầu tư vào TSCĐ được lên kế hoạch chi tiết và sử dụng hợp lý. Trong quá trình triển khai chiến lược, cần có sự rà soát lại và điều chỉnh kịp thời để đảm bảo hoạt động hiệu quả.
❖ Cần chú trọng hơn tới công tác quản trị rủi ro như quản trị rủi ro về nguồn vốn vay, nguồn lao động, rủi ro đầu tư... Các hoạt động quản trị rủi ro này cần xuất phát từ yêu cầu của ban lãnh đạo, các cổ đông, kết hợp với đánh giá của quản lý các bộ phận. Từ đó, xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá, triển khai đánh giá trên từng mặt của hoạt động. Các bộ phận chuyên trách có trách nhiệm dự báo các rủi ro tới lãnh đạo để có phương án xử lý kịp thời.
❖ Nâng cao tính minh bạch trong hệ thống các báo cáo của công ty. Doanh nghiệp muốn huy động được nguồn vốn dồi dào từ thị trường tài chính thì cần phải minh bạch rõ ràng hơn trong các hoạt động của mình, đặc biệt là hệ thống báo cáo. Ngoài ra, công tác xử lý các số liệu kế toán phải đáp ứng về mặt thời gian để đảm bảo báo cáo được công bố kịp thời, theo yêu cầu chung của các thị trường. Ngoài ra, công ty cần hiện đại hóa các hệ thống kế toán của công ty, các giao dịch được ghi nhận chính xác, tuân thủ các chuẩn mực quy định của nhà nước.
❖ Nâng cao trình độ khoa công công nghệ và chất lượng nguồn lao động
• về trình độ khoa học công nghệ
- Tổ chức hoạt động nghiên cứu sâu hơn nữa về các công nghệ mà công ty đang sử dụng có đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật ngày càng đòi hỏi trình độ cao. Tìm hiểu
về khoa học kỹ thuật mà công ty cùng ngành đang sử dụng cũng như các đối thủ ngoài nước để không bị chậm hơn về trình độ khoa học kỹ thuật so với các đối thủ cạnh tranh.
Tăng cường trích lợi nhuận để lại để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh theo chiều sâu chứ không chỉ theo chiều rộng. Nhiều công ty hiện nay vẫn đang chú trọng sả n xuất kinh doanh theo chiều rộng, đẩy mạnh bành chướng quy mô đã gặp phải thất bại khi sản phẩm không đủ đáp ứng về chất lượng đối với yêu cầu của thị trường. Nên việc đầu tư theo chiều sâu là không thể thiếu. Lợi nhuận không nên chia hết cho cổ đông mà còn để phát triể n các hoạt động lâu dài của công ty.
Tổ chức các đoàn, các dự án đi tìm hiểu trình độ khoa học kỹ thuật của các chuyên gia nước ngoài. Ở các nước phát triển trình độ khoa học kỹ thuật của họ đối với lĩnh vực này ở mức độ rất cao, nước ta thường có trình độ thấp hơn rất nhiều năm. Nên việc học hỏi nước bạn là điều rất cần thiết nếu công ty muốn phát triể n lâu bền và vững mạnh.
• về chất lượng nguồn lao động
Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực là vấn đề đặt ra cấp bách đối với yêu cầu phát triển của công ty. Trên thực tế đã chứng minh được nguồ n nhân lực có chất lượng chính là một trong các yếu tố cạnh tranh đối với các công ty khác và là nền tảng để xây dựng các chiến lược kinh doanh trong dài hạn. Chính vì vậy, công ty nên tiến hành một số giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:
Tiến hành tuyển dụng công khai, minh bạch để khai thác các nguồn lực tiềm năng ngày càng dồi dào như hiện nay đặc biệt là các kỹ sư có trình độ chuyên môn cao.
Mở các lớp tập huấn, giao lưu học hỏi cho cán bộ công nhân viên được cập nhật khoa học kỹ thuật kịp thời và có tầm nhìn trong công việc.
Kết hợp giữa đào tạo và thực tiễn ngay đối với trường Cao đẳng nghề một công ty con của công ty để tạo các kỹ sư nguồn cho công ty. Tận dụng tối đa điểm mạnh này của công ty so với các công ty khác.
Các chính sách lương, thu nhập hợp lý gắn thu nhập với hiệu quả kinh doanh góp phần tăng năng suất lao động.
Các cấp quản lý được phân cấp rõ ràng, khoa học từ nhà phân cấp nhà xưởng tới các bộ phận quản lý hành chính.