Cơ cấu vốn của HEMgiai đoạn 2015 2017

Một phần của tài liệu 0457 giải pháp nâng cao năng lực tài chính tại CTY CP chế tạo điện cơ hà nội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 64)

Nguồn: Báo cáo tài chính của HEM và tính toán của tác giả

Nhìn khái quát vào biểu đồ ta nhận thấy rằng, doanh nghiệp đang hoạt động chủ yếu nhờ vào phần vốn chủ sở hữ u với cơ cấu vốn chủ sở hữ u luôn chiếm hơn 2/3 tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Mặc dù con số này đã có chiều hướng giảm đi, các khoản nợ phải trả đã có chiều hướng tăng lên nhưng vẫ n chiếm tỷ lệ tương đố i

nhỏ.

Như vậy, doanh nghiệp không phải huy động nhiều từ bên ngoài nên đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp khá thấp. Điều này cũng là tốt vì sẽ đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp mà không phải phụ thuộc vào nguồn vốn từ bên ngoài và doanh nghiệp không mất khả năng trả nợ. Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ không tận dụng được đòn bầy tài chính để tăng thu nhập do nguồn vốn vay từ bên ngoài sẽ có chi phí sử dụng thấp hơn vốn chủ sở hữu.

2.2.2. Năng lực hoạt động của tài sản

❖ Để xem xét năng lực hoạt động của tài sản, ta đi đánh giá chung về cơ cấu của tài sản của Công ty cổ phần điện cơ Hà Nội giai đoạn 2015 -2017.

Chỉ tiêu 2015 2016 2017

Doanh thu và thu nhập khác của DN trong kỳ (Triệu VNĐ)

626.807 749.811 594.865

Tổng tài sản bình quân (Triệu VNĐ)

646.684 695.932 785.066

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản 0,9693 1,0774 0,7577

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu tài sản của HEM giai đoạn 2015 - 2017

■ Ti sán ngắn hạn I Tài sân đài hạn

Nguồn: Báo cáo tài chính và tính toán của tác giả

Dựa vào biểu đồ trên ta thấy cơ cấu tài sản của HEM có sự biến động không nhiều qua các năm. Tỷ lệ tài sản dài hạn cao hơn so với tài sản ngắn hạn trong năm 2017 tuy nhiên không nhiều, doanh nghiệp duy trì cơ cấu tài sản cân bằng. Trên thực tế các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ thường có tỷ lệ tài sản ngắn hạn cao hơn để đảm bảo tài sản ngắn hạn duy trì hoạt động kinh doanh hàng ngày có tính chất xoay vòng, trong khi đó các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất có tỷ lệ tài sản dài hạn cao hơn do phải đầu tư nhiều vào máy móc trang thiết bị kỹ thuật hiện đại. Đối với HEM, công ty mẹ sản xuất các thiết bị điện, gia công sửa chữa các thiết bị điện, các công ty con như HECO tại thành phố Hồ Chí Minh cũng kinh doanh cùng ngành nghề, trường Cao đẳng công nghệ Hà Nội hoạt động trong lĩnh vực giao dục, công ty S.A.S - CTAMAD hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ khách sạn và cho thuê văn phòng. Nhìn chung, HEM là doanh nghiệp vừa hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, vừa cung cấp các dịch vụ giáo dục, khách sạn, sửa chữa thiết bị nên việc duy trì cơ cấu trên là tương đối hợp lý. Với định hướng sẽ phát triển mạnh thêm hoạt động sản xuất cung ứng các thiết bị điệ n và dịch vụ sửa chữa các thiết bị điện công nghiệp, trong tương lai cơ cấu tài sản dài hạn có xu hướng còn tiếp tục tăng lên so với tài sản ngắn hạn.

Để làm rõ hơn năng lực sử dụng tài sản của doanh nghiệp trong giai đoạn 2015 - 2017 ta sẽ đi đánh giá năng lực hoạt độ ng của tổng tài sản, tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.

a. Năng lực hoạt động của tổng tài sản

Hiệu suất dụng tổng tài sản đô lường năng lực hoạt động của toàn bộ tài sản của HEM qua mối quan hệ giữa doanh thu và thu nhập khác trong doanh nghiệp với tổng tài sản hiện có của doanh nghiệp.

Doanh thu thuần (tr.đ) 567.057 749.81

1 542.050 182.753 -207.760

Nguôn: Báo cáo tài chính và tính toán của tác giả

Dựa vào dữ liệu của bảng trên ta thấy năm 2016, HEM có hiệu suất sử dụng tổng tài sản trong năm 2016 1,0774 là cao nhất, trong khi đó con số này chỉ là 0,7577 giảm tương đối mạnh vào năm 2017. Tỷ số này càng cao đánh giá rằng hiệu quả sử dụng tài sản cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng tốt. Con số này giảm đi tương đối mạnh trong năm 2017 của HEM cho thấy doanh nghiệp đang cần nhiều tài sản hơn để duy trì mức độ hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp đặt ra - doanh thu. Đánh giá các yếu tố cấu thành chỉ tiêu ta thấy, doanh nghiệp có doanh thu và thu nhập khác trong kỳ thấp nhất vào năm 2017 tương ứng giảm gần 160 tỷ VNĐ so với năm trước, trong khi đó tổng tài sản bình quân lại cao nhất trong năm 2017, tăng hơn 89 tỷ so với năm 2016. Như vậy, năng lực tài chính của công ty đối với việc sử dụng nguồn lực tài chính để đầu tư vào tổng tài sản nhằm tạo ra tổng doanh thu trong năm 2017 đã bị giảm sút. Trong khi đó các công ty đối thủ của HEM, hiệu suất sử dụng tổng tài sả n luôn duy trì ở mức trên 1. Do vậy, công ty có mức sử dụng tài sản trong việc tạo ra doanh thu chưa được hiệu quả bằng công ty đối thủ, công ty nên cải thiện khả năng sử dụng tổng tài sản để đạt đươc hiệu quả cao hơn, từ đó nâng cao năng lực tài chính tốt hơn.

b. Năng lực hoạt động của tài sản ngắn hạn

(tr.đ) ____________ 6

Giá vốn hàng bán (tr.đ) 486.473 591.78

2 445.416 105.310 -146.366 Hàng tồn kho bình quân (tr.đ) 57.663 97.722 135.159 40.059 37.437 Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn

hạn________________________ 2,03 2,23 1,40 Vòng quay các khoản phải thu

(vòng) 4,99 6,68 4,70

Kỳ thu tiền trung bình (ngày) 72,12 53,87 76,61 Vòng quay hàng tồn kho

(vòng)_____________________ 8,44 6,06 3,30 Số ngày một vòng quay HTK

trong năm 2016 nhưng giảm đi tương đối lớn trong năm 2017 gầ n 208 tỷ, trong khi đó tài sản ngắn hạn bình quân liên tục tăng lên qua các năm. Điều này lý giải vì sao năm 2017, hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn của HEM giảm tương đối mạnh từ 2,23 trong năm 2016 xuống còn 1,4 trong năm 2017. Trong năm 2017, doanh nghiệp liên tục đi vay để bổ sung nguồn vốn kinh doanh để kinh doanh tốt hơn nhưng dường như điều này chưa thực sự hiệu quả thể hiện ở việc giảm sút doanh thu thuần từ hoạt động chính của doanh nghiệp đó là sản xuất và kinh doanh các dịch vụ. Đây là một nguy cơ tương đối lớn mà HEM gặp phải không chỉ thể hiện

2015 - 2016

2016 - 2017

rằng công ty quản trị tài sản ngắn hạn không hiệu quả mà còn cho thấy doanh nghiệp đang đầu tư nguồn lực tài chính vào hoạt động kinh doanh nhưng chưa thu được kết quả như mong đợi. Để làm rõ hơn tình hình năng lực hoạt động của tài sản ngắn hạ n của công ty ở mức chi tiết, ta xem xét tới các yếu tố chính cấu thành lên nó là quản trị khoản phải thu và quản trị hàng tồn kho.

Quản trị khoản phải thu

Để phân tích khả năng quản trị khoản phải thu của HEM ta đi đánh giá tình hình vòng quay khoản phải thu và kỳ thu tiền trung bình

Ta thấy vòng quay khoản phải thu của doanh nghiệp tăng lên cao nhất vào năm 2016 ở mức 6,68 vòng tương ứ ng với đó kỳ thu tiền trung bình thấp nhất trong năm 2016 là 53,87 ngày. Trong khi đó năm 2017, vòng quay khoả n phải thu xuống thấp nhất ở mức 4,7 vòng tương ứ ng với kỳ thu tiề n trung bình cao lên t ới 76,61 ngày. Thông tường, vòng quay khoản phải thu cao nói lên rang doanh nghiệp đang quả n lý các khoản phải thu hiệu quả, vốn đầu tư cho các khoản phải thu ít hơn. Tuy nhiên đối với HEM, thì điều này không hoàn toàn chính xác. Do đối tác mua các mặt hàng của HEM là quan hệ thường xuyên, nên các khoản phải thu của doanh nghiệp vẫn duy trì tương đối ổn định qua các năm. Tuy nhiên điều này không mang lại doanh thu ổn định cho doanh nghiệp, thể hiện doanh thu thuần của doanh nghiệp liên tục giảm đi. Một cách khái quát thì các nhà quản lý cần phải chú ý tới vấn đề này. Nguồn lực tài chính đầu tư vào các khoản phải thu đã thực sự hiệu quả chưa, các chiến lược kinh doanh, bán hàng nên thay đổi như thế nào để đảm bảo doanh nghiệp không bị lãng phí nguồn lực. Như vậy năng lực tài chính của doanh nghiệp trong việc quản trị khoản phải thu là chưa tốt. Trong định hướng kinh doanh của HEM cần có thêm các tiêu chí để kiểm soát chặt chẽ các khoả n phải thu này tăng lên vào trong năm tới mà vẫn cải thiện được doanh thu thuần.

Quản trị hàng tồn kho

Quản trị hàng tồn kho của doanh nghiệp mục đích để đánh giá chính sách đầu tư cho hàng tồn kho đã hiệu quả hay chưa thông qua hai chỉ tiêu cơ bản là vòng quay hàng tồn kho và số ngày một vòng quay hàng tồn kho. Nhìn vào số liệu của HEM

thể hiện ở bảng 2.3 ta thấy, vòng quay hàng tồn kho liên tục giảm qua các năm, từ 8,44 vòng vào năm 2015 giảm xuống còn 3,30 vòng vào năm 2017 tương ứng số ngày một vòng quay hàng tồn kho từ 2015 - 2017 lần lượt là 42,67; 59,45; 109,24. Cụ thể, năm 2016 giá vốn hàng bán tăng lên hơn 105 tỷ, hàng tồn kho bình quân tăng lên hơn 40 tỷ, nhưng tốc độ tăng của giá vốn hàng bán nhỏ hơn so với tốc độ tăng của hàng tồn kho bình quân nên trong năm 2016 vòng quay hàng tồn kho không được cải thiện. Đáng chú ý vào năm 2017, trong khi giá vốn hàng bán giảm đi hơn 146 tỷ mà hàng tồn kho bình quân tăng hơn 37 tỷ so với năm 2016. Điều này cho thấy thời gian hàng tồn kho còn tồn tại trong kho dài hơn, hàng tồn kho luân chuyển chậm hơn, vốn ứ động nhiều kéo theo nhu cầu vốn của doanh nghiệp tăng lên trong khi quy mô sản xuất thay đổi không đáng kể. Các sản phẩm của HEM là các thiết bị điện công nghiệp có giá trị tương đối lơn nên việc ứ đọng một số lượng it hàng trong kho cũng gây ảnh hưởng tương đối tới chỉ số này. Do vậy, trong chiến lược kinh doanh của công ty cần đề ra các giải pháp như thúc đẩy việc đặt hàng trước, dự đoán số lượng cung ứng cho thị trường trong ngắn hạn và dài hạn....

Năng lực hoạt động của tài sản dài hạn

Để làm rõ hơn tình hình hoạt động của tài sản dài hạn ta đi tiến hành phân tích các chỉ tiêu dưới đây cũng như sự biến động của các nhân tố cấu thành lên chỉ tiêu để đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản cố định của công ty:

Bảng 2.5: Chỉ tiêu phản ánh năng lực hoạt động củatài sản dài hạn 2015 - 2017 tài sản dài hạn 2015 - 2017

Chỉ tiêu 2015 2016 2017 Chênh lệch ______(Triệu đồng)______ 2015 - 2016 2016 - 2017

Tiền và tương đương tiền (tr.đ) 35.82

9 112.294 57.353 76.465 -54.941

Đầu tư tài chính ngắn hạn (tr.đ) 71.60

0 31.300 72.340 -40.300 41.040 Phải thu ngắn hạn (tr.đ) 112.910 111.502 119.200 -1.408 7.698 Hàng tồn kho (tr.đ) 75.54 4 119.901 150.418 44.357 30.517 Tài sản ngắn hạn (tr.đ) 296.693 376.791 399.591 80.099 22.800

Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy, năng lực hoạt động của tài sản dài hạn của công ty giai đoạn 2015 - 2017 có chiều hướng biến động tương tự như năng lực hoạt động của tài sản ngắn hạ n. Trong đó, năm 2016 có sự tăng lên của hiệu suất sủ dụng TSCĐ từ 7,91 lên 9,11 so với năm 2015, nhưng con số này giảm sút đáng kể trong năm 2017 xuống còn 5,70. Trong phần tăng của tài sả n cố định thì trong năm 2017 có sự tăng lên đáng kể về nguyên giá của tài sản trong đó tăng nhiều nhất trong việc đầu tư vào máy móc thiết bị tăng hơn 11 tỷ. Phần máy móc thiết bị của HEM đang được đánh giá là lạc hậu hơn so với nhiều đối thủ cạnh tranh nên việc đầu tư thêm vào phần máy móc thiết bị nhằm mục đích nâng cao năng lực cạnh tranh, khả năng sản xuất của HEM. Trong thời gian tới, định hướng của công ty sẽ tiếp tục trích thêm phần nguồn vốn đầu tư cho máy móc thiết bị phục vụ sản xuất. Tuy nhiên, HEM đang đầu tư vốn của mình vào phần tài sản cố định để tạo thêm doanh thu nhưng doanh thu thuần lại đang giảm đáng kể cho thấy rang công ty cũng đang quản trị chưa hiệu quả tài sản dài hạn, cụ thể là TSCĐ. Do vậy, khi đánh giá và ra quyết định đầu tư vào TSCĐ, các nhà quản lý của HEM cần xem xét cả mức độ tăng doanh thu của công ty, việc đầu tư này có thu được lợi nhuận trong tương lai hay không. Nhìn chung, năng lực tài chính của HEM thể hiện qua việc đầu tư vào tài sản cố định nhằm thu được nhiều doanh thu chưa thực sự hiệu quả. Trong tương lai, cần nâng cao năng lực tài chính của công ty thông qua nâng cao hiệu suất hoạt động của tài sản cố định.

2.2.3. Khả năng thanh toán

Trước khi đánh giá khả năng thanh toán của công ty ta nhận thấy rằng trong cơ cấu nợ của doanh nghiệp thì nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn, với hơn 95% ở trong cả ba năm. Do vậy trong quá trình đánh giá khả năng thanh toán của công ty ta sẽ đi đánh giá khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty.

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu nợ phải trả của HEM giai đoạn 2015 - 2017

Nguồn: Báo cáo tài chính và tính toán của tác giả

Khả năng thanh toán nợ ngắn

hạn 2,53 2,52 1,55

Khả năng thanh toán nhanh 1,88 1,71 0,96

Khả năng thanh toán tức thời 0,92 0,96 0,50

Tỷ số khả năng thanh toán lãi

Lợi nhuận sau thuế (tr.đ) 57.159 68.163 80.328 Tổng tài sản bình quân(tr.đ)a. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn646.684 695.932 785.066

Để xem xét khả năng thanh toán nợ ngắn hạ n của công ty ta đi tiến hành đánh giá các chỉ số khả năng thanh toán nợ, tỷ số khả năng thanh toán nhanh và tỷ số khả năng thanh toán tức thì. Đánh giá kết hợp cả ba chỉ số này và so sánh với công ty cùng ngành để có cái nhìn tổng quát về khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty.

Nhìn chung, ta thấy khả năng thanh toán của công ty trong các năm 2015, 2016 là tương đối ổn định, nhưng sang đến năm 2017 thì cả ba chỉ tiêu về khả năng thanh toán đều giảm đi đáng kể. Cụ thể, khả năng thanh toán nợ ngắn hạ n của công ty đo lường khả năng mà các tài sản ngắn hạn có thể chuyển đổi thành tiền để đảm bảo các khoản nợ ngắn hạn. Năm 2017 con số này giảm đáng kể cho ta thấy khả năng thanh toán của các khoản nợ ngắn hạn của công ty đang bị giảm sút đáng kể. Lý giải nguyên nhân của thực trạng này là do các khoản nợ ngắn hạn của công ty tăng đột biến hơn 108 tỷ, trong khi đó tài sản ngắn hạn của công ty tăng hơn 20 tỷ với tốc độ chậm hơn rất nhiều. Các khoản nợ ngắn hạn tăng chủ yếu là các khoản vay để bổ sung nguồn vốn kinh doanh. Tuy nhiên các khoản vay này không đầu tư vào các khoản tài sản ngắn hạn.

Loại bỏ đi yếu tố của hàng tồn kho và phải thu ngắn hạn- tài sản ngắn hạn được coi là kém thanh khoản hơn để đánh giá khả năng thanh toán thì ta thấy khả năng thanh toán tức thời của HEM có được cải thiện hơn trong năm 2016 nhưng trong năm 2017 thì tình hình không thay đổi so với khả năng thanh toán ngắn hạn vì hai chỉ tiêu này đều có sự tăng không đáng kể đóng góp trong tài sản ngắn hạn nên khi loại bỏ đi thì cũng không làm thay đổi đến khả năng thanh toán của công ty.

Một cách khái quát ta có thể thấy, so sánh với chỉ tiêu đánh giá chung tỷ số khả

Một phần của tài liệu 0457 giải pháp nâng cao năng lực tài chính tại CTY CP chế tạo điện cơ hà nội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(139 trang)
w