Các nhân tố ảnh hưởng tới nâng cao năng lực tài chính doanh nghiệp

Một phần của tài liệu 0457 giải pháp nâng cao năng lực tài chính tại CTY CP chế tạo điện cơ hà nội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 35 - 39)

1.3. Nâng cao năng lực tài chính doanh nghiệp

1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới nâng cao năng lực tài chính doanh nghiệp

Để làm rõ các nhân tố chủ quan và khách quan tác động đến năng lực tài chính doanh nghiệp, ta lần lượt đi xem xét và phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố này

1.3.3.1. Nhân tố chủ quan

Trình độ tổ chức quản lý. Một doanh nghiệp được điều hành dựa trên hình thức tổ chức hợp lý, hiệu quả, hoạt động ăn khớp thì sẽ tác động tới tất cả các quá trình sử dụng nguồn lực tài chính từ tạo lập tới lưu chuyển và phân bổ nguồn lực tài chính. Doanh nghiệp dù có nguồn vốn dồi dào tới đâu đi chăng nữa mà có trình độ, chất lượng tổ chức quản lý không tốt thì cũng không thể có năng lực tài chính mạnh được. Vấn đề quản trị doanh nghiệp luôn được sự quan tâm của tất cả các doanh nghiệp kể ra doanh nghiệp hoạt động phi lợi nhuận. Theo thời gian phát triển của mình, các doanh nghiệp luôn phải vận động đổi mới hệ thống quản trị doanh nghiệp thì mới thúc đẩy sự phát triển năng lực tài chính của doanh nghiệp.

Chất lượng nguồn nhân lực. Con người luôn là nhân tố chủ chốt cho sự phát triển bền vững của một công ty. Nguồn nhân lực có năng lực tốt thể hiện ở việc vận hành hiệu quả máy móc trong quá trình sản xuất, đề xuất ra nhiều phương án mới cải tiến sả n phẩm dịch vụ, đưa sản phẩm mở rộng ra thị trường. Như vậy thì hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra các sản phẩm dịch vụ có chất lượng tốt, có lợi thế cạnh tranh hay thu hút được người sử dụng từ đó hoạt động tạo doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp mới phát triển. Ngoài ra, nguồn lao động có có năng suất lao động tốt sẽ tối ưu hóa số lượng nhân công cần để đáp ứng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp từ đó cũng giảm được chi phí nhân công. Doanh nghiệp muốn có năng lực tài chính vững mạnh phải xuất phát từ chính khả năng sản xuất kinh doanh của công ty mà trong đó nhân lực là một nhân tố không thể thiếu.

Trình độ khoa học kỹ thuật công nghệ của công ty. Với sự thay đổi liên tục và nhanh chóng của công nghệ trên toàn cầu, việc công ty phải cập nhật phát triền công nghệ là điều tất yếu. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp sản xuất thì yếu tố này được xem là yếu tố sống còn đối với doanh nghiệp. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp một phần nhờ vào trình độ khoa học công nghệ. Một sản phẩm muốn được chào đón không chỉ thị trường trong nước mà thì trường toàn cầu thì phả i được sản xuất bởi những công nghệ hiện đại. Đó cũng chính là thúc đẩy sự phát triển tạo doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Từ đó nâng cao năng lực tài chính cho doanh nghiệp bằng cách củng cố các nguồn lực tài chính.

Hình thức pháp lý doanh nghiệp quyết định một phần đến khả năng huy động vốn của doanh nghiệp. Khả năng tạo lập nguồn vốn của doanh nghiệp phản ánh năng lực tài chính của doanh nghiệp. Do vậy, hình thức pháp lý của doanh nghiệp sẽ có ảnh hưởng đến năng lực tài chính của doanh nghiệp thông qua việc huy động vốn. Mặc dù công ty cổ phần có sự linh hoạt hơn trong việc huy động vố n nhưng nó không quyết định hoàn toàn đến việc doanh nghiệp huy động hiệu quả hay không mà nó phụ thuộc vào năng lực thật sự của doanh nghiệp.

Đặc điểm ngành nghề kinh doanh cũng ảnh hưởng đến năng lực tài chính của doanh nghiệp thông qua đến quy mô vốn, thành phần cơ cầu và nguồn hình thành tài sản cho doanh nghiệp. Với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thâm hụt vốn cao đòi hỏi doanh nghiệp phải có tiềm lực vốn lớn. Tính thời vụ và chu kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh quyết định đến nhu cầu sử dụng vốn, doanh thu của doanh nghiệp, do vậy ảnh hưởng tới năng lực tài chính của doanh nghiệp.

Quan điểm của nhà quản lý doanh nghiệp sẽ đưa ra định hướng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó, quyết định đến năng lực tài chính của doanh nghiệp. Định hướng của chủ doanh nghiệp trong mỗi giai đoạn sản xuất kinh doanh đều dựa vào năng lực tài chính của doanh nghiệp hiện có, cùng với những đánh giá về khả năng mở rộng các nguồn lực để có định hướng chính xác. Nếu năng lực tài chính của doanh nghiệp không đáp ứng với định hướng đã đặt ra

thì chủ của doanh nghiệp cần đưa các phương pháp để nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp, giảm thiểu các rủi ro tiềm tàng.

1.3.3.2. Nhân tố khách quan

Yếu tố kinh tế

Tình hình phát triển kinh tế vĩ mô quyết định tới cả nguồn lực đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp nên nó ảnh hưởng tới năng lực tài chính doanh nghiệp thông qua các nhân tố: sự ổn định và tăng trưởng của kinh tế vĩ mô, lạm phát, lãi suất, tỷ giá cung cầu trên thị trường....

về tình hình kinh tế vĩ mô. Kinh tế đang trong thời kỳ khủng hoảng với sự tăng trưởng âm và không ổn định sẽ dẫn tới sức tiêu thụ của toàn thị trường giảm, từ đó nó không những ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến nguồn vốn của doanh nghiệp do khả năng thu hút các nguồn lực đầu tư luân chuyển hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngược lại, kinh tế ổn định sẽ hứa hẹn thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư không chỉ trong nước mà còn nước ngoài, do vậy, doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn để luân chuyển và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, cùng với đó là niềm tin của thị trường và thu nhập của người dân ổn định thì sẽ góp phần tăng sức cầu từ đó tăng doanh thu và tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Lạm phát cao hay thấp cũng có tác động ảnh hưởng đến năng lực tài chính của doanh nghiệp do ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của doanh nghiệp cũng như chi phí sử dụng vốn. Với quốc gia có tỷ lệ lạm phát cao đẩy giá cả trên thị trường tăng lên, điều đó cũng làm gia tăng lãi suất của thị trường do đó tăng chi phí đầu vào của doanh nghiệp và khả năng tiếp cận vốn cũng gặp nhiều vấn đề.

Tỷ giá cũng ảnh hưởng đến năng lực tài chính của doanh nghiệp, đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu. Đối với các doanh nghiệp này một sự biến động của tỷ giá cũng có ảnh hưởng tới giá cả đầu vào và đầu ra, từ đó thúc đẩy hoặc kìm hãm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ như một doanh nghiệp nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào để sản xuất sản phẩm bán ra cho thị trường trong nước thì với một sự tăng lên giá trị đồng nội tệ

sẽ góp phần giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp từ đó không chỉ tăng năng lực tài chính cho doanh nghiệp mà còn tăng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Lãi suất là giá cả của nguồn vốn được tài trợ từ bên ngoài doanh nghiệp nên nó có ảnh hưởng đến năng lực tài chính doanh nghiệp. Doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn rẻ với lãi suất thấp sẽ góp phầ n giảm chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tính cạnh tranh, tăng sản lượng tiêu thụ cho thị trường. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh dễ dàng hơn.

Chính trị pháp luật

Chính trị và pháp luật là các nhân tố có mối quan hệ mật thiết đối với nền kinh tế nói chung và sự phát triển của một doanh nghiệp nói riêng. Từ thực tế cho thấy, các quốc gia có nền chính trị bất ổn ảnh hưởng đến năng lực tài chính của doanh nghiệp do khó thu hút vốn hơn từ các doanh nghiệp nước ngoài do các nhà đầu tư ngoại quan ngại về giá trị tài sản của họ có sự biến động bất thường và hoạt động sản xuất kinh doanh khó phát triển. Các nhà đầu tư sẽ tìm các thị trường có chính trị ổn định do có thị trường tiêu thụ đảm bảo sản lượng sản lượng sản xuất ra tăng lên trong thị trường, từ đó doanh nghiệp sẽ tiếp cận dễ dàng nguồn vốn và doanh thu tiêu thụ sản phẩm được đảm bảo.

Pháp luật của một quốc gia quyết định rất lớn đế n hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Với trình độ phát triển cao, pháp luật sẽ như kim chỉ nan cho mọi hoạt động của doanh nghiệp, từ đó góp phần nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp. Với những luật định được đưa ra không đúng đắn sẽ kìm hãm sự phát triển của các doanh nghiệp.

Đối thủ cạnh tranh

Với nền kinh tế thị trường phát triển như hiện nay, các doanh nghiệp luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp có nền tảng không vững chắc, năng lực kinh doanh không tốt sẽ sớm bị loại khỏi thị trường. Do vậy, các doanh nghiệp cần nhận thức được điều này, nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp, tạo một nền tảng vững chắc đảm bảo khả năng cạnh trạnh trên thị trường.

1.4. Kinh nghiệm năng cao năng lực tài chính doanh nghiệp và bài học choCông ty cổ phần chế tạo Điện Cơ Hà Nội

Một phần của tài liệu 0457 giải pháp nâng cao năng lực tài chính tại CTY CP chế tạo điện cơ hà nội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(139 trang)
w