Khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu 0457 giải pháp nâng cao năng lực tài chính tại CTY CP chế tạo điện cơ hà nội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 72 - 75)

Trước khi đánh giá khả năng thanh toán của công ty ta nhận thấy rằng trong cơ cấu nợ của doanh nghiệp thì nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn, với hơn 95% ở trong cả ba năm. Do vậy trong quá trình đánh giá khả năng thanh toán của công ty ta sẽ đi đánh giá khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty.

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu nợ phải trả của HEM giai đoạn 2015 - 2017

Nguồn: Báo cáo tài chính và tính toán của tác giả

Khả năng thanh toán nợ ngắn

hạn 2,53 2,52 1,55

Khả năng thanh toán nhanh 1,88 1,71 0,96

Khả năng thanh toán tức thời 0,92 0,96 0,50

Tỷ số khả năng thanh toán lãi

Lợi nhuận sau thuế (tr.đ) 57.159 68.163 80.328 Tổng tài sản bình quân(tr.đ)a. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn646.684 695.932 785.066

Để xem xét khả năng thanh toán nợ ngắn hạ n của công ty ta đi tiến hành đánh giá các chỉ số khả năng thanh toán nợ, tỷ số khả năng thanh toán nhanh và tỷ số khả năng thanh toán tức thì. Đánh giá kết hợp cả ba chỉ số này và so sánh với công ty cùng ngành để có cái nhìn tổng quát về khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty.

Nhìn chung, ta thấy khả năng thanh toán của công ty trong các năm 2015, 2016 là tương đối ổn định, nhưng sang đến năm 2017 thì cả ba chỉ tiêu về khả năng thanh toán đều giảm đi đáng kể. Cụ thể, khả năng thanh toán nợ ngắn hạ n của công ty đo lường khả năng mà các tài sản ngắn hạn có thể chuyển đổi thành tiền để đảm bảo các khoản nợ ngắn hạn. Năm 2017 con số này giảm đáng kể cho ta thấy khả năng thanh toán của các khoản nợ ngắn hạn của công ty đang bị giảm sút đáng kể. Lý giải nguyên nhân của thực trạng này là do các khoản nợ ngắn hạn của công ty tăng đột biến hơn 108 tỷ, trong khi đó tài sản ngắn hạn của công ty tăng hơn 20 tỷ với tốc độ chậm hơn rất nhiều. Các khoản nợ ngắn hạn tăng chủ yếu là các khoản vay để bổ sung nguồn vốn kinh doanh. Tuy nhiên các khoản vay này không đầu tư vào các khoản tài sản ngắn hạn.

Loại bỏ đi yếu tố của hàng tồn kho và phải thu ngắn hạn- tài sản ngắn hạn được coi là kém thanh khoản hơn để đánh giá khả năng thanh toán thì ta thấy khả năng thanh toán tức thời của HEM có được cải thiện hơn trong năm 2016 nhưng trong năm 2017 thì tình hình không thay đổi so với khả năng thanh toán ngắn hạn vì hai chỉ tiêu này đều có sự tăng không đáng kể đóng góp trong tài sản ngắn hạn nên khi loại bỏ đi thì cũng không làm thay đổi đến khả năng thanh toán của công ty.

Một cách khái quát ta có thể thấy, so sánh với chỉ tiêu đánh giá chung tỷ số khả năng thanh toán ngắn hạn nên ở mức bằng 2, tỷ số khả năng thanh toán nhanh nên ở mức bằng 1 và tỷ số khả năng thanh toán ngay nên ở mức 0,5 thì các chỉ tiêu của HEM đang ở mức hợp lý. Tuy nhiên, xét các chỉ tiêu này với các doanh nghiệp trong ngành thì các chỉ tiêu này còn cần phải cải thiện và nâng cao thêm, đặc biệt là năm 2017 để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định. Ngoài ra, xem xét với mối quan hệ với các chỉ tiêu về năng lực hoạt động của tài sản ngắn hạn thì vòng quay khoản phải thu và vòng quay hàng tồn kho của HEM tương đối thấp cũng sẽ hạn chế khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và khả năng thanh toán ngay. Những chỉ tiêu này phản ánh năng lực tài chính của công ty thể hiệ n qua khả năng thanh toán chưa thực sự tốt. Doanh nghiệp đang sử dụng nguồn lực tài chính vào các khoản nợ ngắn hạn nhưng chưa được đảm bảo an toàn.

b. Khả năng thanh toán lãi tiền vay

Khả năng thanh toán lãi tiền vay của HEM đang có sự sụt giảm đáng kể, ở năm 2015 con số này là 51,32 trong khi đó giảm xuống 32,68 vào năm 2016 và tiếp tục giảm mạnh trong năm 2017 xuống con số 17,09. Chỉ số này phải ánh khả năng của doanh nghiệp trong việc trả lãi tiền vay cho chủ nợ bằng các khoản lợi nhuận thu được từ các hoạt động trong kỳ. Mặc dù trong giai đoạn 2015 - 2017, lợi nhuận trước thuế và chi phí lãi tiề n vay của doanh nghiệp đều tăng lên tuy nhiên tốc độ tăng của chi phí lãi vay tăng nhanh hơn tốc độ tăng của lợi nhuận trước thuế. Điề u này cũng phản ánh thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty đang sử dụng nhiều hơn nguồn vốn từ bên ngoài, cơ cấu vốn đang thay đổi sang việc sử dụng nhiều hơn vốn vay từ bên ngoài, như vậy thì mức độ rủi ro trong cơ cấu vốn của công ty có xu hướng tăng lên. Từ việc đánh giá cơ cấu vố n ta thấy hiện nay HEM vẫn đang có cơ cấu vốn chủ sở hữu tương đối cao nên việc thúc đẩy thêm việc vay ngoài của HEM, đặc biệt là các khoản nợ ngắn hạn để duy trì hoạt động kinh doanh cho thấy định hướng của công ty đang muốn sử dụng thêm nguồn vốn từ bên ngoài có chi phí rẻ hơn là nguồn vốn chủ sở hữu.

Một phần của tài liệu 0457 giải pháp nâng cao năng lực tài chính tại CTY CP chế tạo điện cơ hà nội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(139 trang)
w