Năng lực tài chính của doanh nghiệp bị tác động bởi nhiều yếu tố, yếu tố bên ngoài lẫn bên trong của doanh nghiệp:
1.2.4.1. Các nhân tố bên ngoài
Môi trường chính trị, văn hóa — xã hội
Hình thức, thể chế đường lối chính trị của Đảng và Nhà nước quyết định các chính sách, đường lối kinh tế chung. Chính sách nhà nước trong từng thời kỳ có vai trò hỗ trợ, giúp đỡ doanh nghiệp phát triển cũng như giúp doanh nghiệp có thể vượt qua khó khăn trong kinh doanh. Ngoài ra, môi trường chính trị ổn định sẽ có tác dụng thu hút các hình thức đầu tư nước ngoài, liên doanh, liên kết tạo thêm được nguồn tài chính lớn cho doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Môi trường văn hóa - xã hội có ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động quản trị và kinh doanh của một doanh nghiệp, là tiền đề để các doanh nghiệp xây dựng được văn hóa của doanh nghiệp mình. Văn hóa doanh nghiệp tạo cho mỗi thành viên hiểu được giá trị của bản thân họ đối với công ty, tạo được sự khích lệ, động lực cho mọi người cống hiến. Do đó, doanh nghiệp cần phải phân tích các yếu tố văn hóa - xã hội nhằm nhận thức được các cơ hội và thách thức có thể xảy ra. Mỗi một sự thay đổi của các lực lượng văn hóa có thể tạo ra một ngành kinh doanh mới nhưng cũng có thể xóa đi một ngành kinh doanh.
Môi trường kinh tế
Các yếu tố kinh tế như tốc độ tăng trưởng, lạm phát, tỷ giá hối đoái, lãi suất... đều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Một nền kinh tế đang trong quá trình tăng trưởng sẽ có khả năng sinh lời cao, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể mở rộng hoạt động đầu tư, nhu cầu vốn của doanh nghiệp tăng lên. Ngược lại, đối với nền kinh tế đang trong tình trạng suy
32
thoái thì khả năng đầu tư của doanh nghiệp rất hạn chế, do đó nhu cầu vốn của doanh nghiệp cũng không cao.
Lãi suất thị trường có tác động lớn đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Lãi suất ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn, cơ hội huy động vốn cũng như cơ hội đầu tư của doanh nghiệp. Lãi suất tăng cao làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp do chi phí sản xuất tăng, giá bán sản phẩm tăng đồng thời người tiêu dùng có xu hướng tiết kiệm hơn tiêu dùng khiến doanh thu giảm. Lãi suất thị trường tăng trong khi lợi nhuận của doanh nghiệp có nguy cơ giảm khiến các nhà đầu tư hạn chế giải ngân, doanh nghiệp khó khăn trong việc huy động vốn.
Lạm phát không chỉ ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu vốn của doanh nghiệp. Khi nền kinh tế có lạm phát cao thì việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp có nguy cơ giảm khiến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp giảm theo. Đồng thời, lạm phát cũng khiến cho nhu cầu vốn trong doanh nghiệp tăng cao, tình hình tài chính trong doanh nghiệp không ổn định.
Như vậy, những biến động của các yếu tố kinh tế có thể tạo ra cơ hội và cả thách thức cho doanh nghiệp. Để đảm bảo hoạt động hiệu quả, doanh nghiệp cần phải theo dõi, phân tích, dự báo biến động của từng yếu tố để đưa ra các giải pháp tương ứng cho từng thời điểm cụ thể nhằm tận dụng, khai thác cơ hội, giảm thiểu nguy cơ và đe dọa.
Yếu tố kỹ thuật — công nghệ
Thiết bị, công nghệ sản xuất là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng mạnh, trực tiếp đến doanh nghiệp. Công nghệ phù hợp cho phép rút ngắn thời gian sản xuất, giảm mức tiêu hao năng lượng, tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra lợi thế cạnh tranh đối với sản phẩm của doanh nghiệp. Công nghệ còn tác động đến tổ chức sản xuất của doanh nghiệp, nâng cao trình độ cơ khí hóa, tự động hóa của doanh nghiệp.
Khi công nghệ phát triển, các doanh nghiệp có điều kiện ứng dụng các thành tự mới để tạo ra sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao hơn nhằm phát triển kinh doanh,
33
nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, nó cũng mang đến nguy cơ tụt hậu, giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nếu không đổi mới công nghệ kịp thời.
1.2.4.2. Các nhân tố bên trong
Hình thức pháp lý của doanh nghiệp
Luật về tổ chức và thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay có Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư,. Theo đó, doanh nghiệp được tổ chức theo các loại hình khác nhau như công ty tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần,. Mỗi loại hình doanh nghiệp có các đặc trưng riêng, từ đó tạo nên những lợi thế và hạn chế của doanh nghiệp. Về cơ bản, những sự khác biệt tạo ra bởi loại hình doanh nghiệp là uy tín, khả năng huy động vốn, rủi ro đầu tư, thủ tục và các chi phí thành lập doanh nghiệp, tổ chức quản lý doanh nghiệp.
Hình thức pháp lý của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến các quyết định huy động, sử dụng vốn và phân phối thu nhập của doanh nghiệp. Vì vậy, việc lựa chọn hình thức doanh nghiệp trước khi bắt đầu kinh doanh là việc rất quan trọng, nó ảnh hưởng không nhỏ tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, điều đó đồng nghĩa với việc ảnh hưởng tới năng lực tài chính của doanh nghiệp.
Đặc điểm ngành
Mỗi ngành nghề kinh doanh có đặc điểm kinh tế - kỹ thuật khác nhau. Những đặc điểm đó chi phối đến mức độ đầu tư cho các loại tài sản, nhu cầu vốn lưu động, cơ cấu nguồn vốn, biên lợi nhuận. Bên cạnh đó, mỗi ngành nghề lại chịu tác động khác nhau trước những biến động của nền kinh tế.
Như đối với những doanh nghiệp sản xuất sản phẩm có chu kỳ kinh doanh ngắn thì nhu cầu vốn lưu động giữa các thời kỳ trong năm không có biến động lớn, doanh nghiệp cũng thường xuyên thu được tiền bán hàng nên dễ dàng đảm bảo cân đối thu chi, cũng như đảm bảo nhu cầu vốn lưu động. Còn đối với doanh nghiệp hoạt động trong ngành thương mại, dịch vụ thì vốn lưu động thường chiếm tỷ trọng cao hơn, tốc độ lưu chuyển vốn cũng nhanh hơn. Do đó, doanh nghiệp cần lưu ý đến đặc điểm này để có những biện pháp cung ứng vốn kịp thời, phân bổ nguồn vốn hợp lý.
34
Cơ cấu tổ chức hợp lý và hiệu quả sẽ tạo ra một hệ thống các hoạt động trong sản xuất kinh doanh được thống nhất, các hoạt động có sự liên kết và phối hợp với nhau. Để có được cơ cấu tổ chức phát huy hiệu quả, cần đến bộ máy quản trị có trình độ và khả năng kinh doanh. Nếu tổ chức doanh nghiệp bất hợp lý, có sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ không rõ ràng, các bộ phận kém hiệu quả dẫn đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ không cao. Do đó, trình độ và chất lượng quản lý có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Trình độ nguồn nhân lực
Việc chú trọng phát triển nguồn nhân lực là rất cần thiết vì con người là nguồn lực quan trong nhất trong quá trình sản xuất, họ chính là những người trực tiếp hoặc gián tiếp tác động vào đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm. Việc đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực sẽ đảm bảo cho nguồn nhân lực của doanh nghiệp có thể thích ứng, theo sát sự phát triển của khoa học công nghệ kỹ thuật, đảm bảo doanh nghiệp có một lực lượng lao động giỏi.
Trình độ phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và ứng dụng khoa học kỹ thuật
Trình độ công nghệ hiện đại là một trong những yếu tố tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển một cách bễn vững và nhanh chóng, vì nó ảnh hưởng lớn đến vấn đề năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Đặc biệt trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, doanh nghiệp phải luôn biết tự làm mới mình bằng cách tự đổi mới, du nhập những tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại liên quan đến lĩnh vực sản xuất của doanh nghiệp mình.