Thứ nhất, nâng cao năng lực tài chính sẽ đảm bảo an toàn tài chính cho doanh nghiệp, tăng khả năng thanh toán giúp giảm thiểu rủi ro đối với doanh nghiệp.
Môi trường kinh doanh hiện nay đang phát triển theo xu hướng toàn cầu hóa, các doanh nghiệp ngày nay không chỉ chịu sự ảnh hưởng của thị trường hay nền kinh tế trong phạm vi một quốc gia mà còn chịu ảnh hưởng bởi các biến động của thị trường và kinh tế thế giới. Điều này là một thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp trong nước khi tiềm lực tài chính không được mạnh như các tập đoàn
35
quốc tế để có thể gánh chịu những rủi ro nhất thời. Nen kinh tế ngày càng cạnh tranh khốc liệt, các cuộc khủng hoảng diễn ra ngày một nhiều với mức độ và phạm vi ảnh hưởng rộng lớn, do đó, nếu các doanh nghiệp không tự nâng cao năng lực tài chính cho mình dễ đứng trước nguy cơ phá sản do không có khả năng phục hồi khi có rủi ro xảy ra.
Sử dụng vốn có hiệu quả còn giúp doanh nghiệp giảm chi phí, tăng lợi nhuận. Nhất là trong quá trình hội nhập kinh tế như hiện nay, áp lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước cũng như với các doanh nghiệp nước ngoài ngày càng trở nên gay gắt, chỉ có các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả mới có thể đứng vững và phát triển. Chính vì vậy, nâng cao năng lực tài chính là một biện pháp quan trọng để đối phó với những thay đổi trên thị trường, kiểm soát tốt hơn hoạt động tài chính.
Thứ hai, nâng cao năng lực tài chính giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín, khẳng định vị thế trên thị trường từ đó tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Tăng cường năng lực tài chính giúp cho doanh nghiệp khẳng định được vị thế của mình trên thị trường, dễ dàng tạo lòng tin cho khách hàng, đối tác, nâng cao khả năng tiếp cận những nguồn vốn chất lượng cao từ những nhà đầu tư tiềm năng, cũng như có khả năng cạnh tranh cao đối với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành. Doanh nghiệp có năng lực tài chính vững mạnh có khả năng nắm bắt các cơ hội trong kinh doanh dễ dàng hơn do có đủ tiềm lực cũng như sự chủ động về vốn.
Ngoài ra, khi doanh nghiệp hoạt động hiệu quả sẽ có điều kiện mở rộng quy mô, đầu tư đổi mới công nghệ nhằm nâng cao chất lượng hàng hóa, đào tạo đội ngũ cán bộ chất lượng tay nghề cao. Như vậy, năng lực tài chính có vai trò quan trọng trong việc xây dựng cũng như mở rộng hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
Thứ ba, nâng cao năng lực tài chính sẽ giúp nâng cao giá trị của doanh nghiệp.
Mỗi doanh nghiệp đều có những mục tiêu khác nhau trong từng thời kỳ phát triển. Dưới góc độ các nhà kinh tế hiện nay thì người ta thường đề ra hai mục tiêu cơ bản, đó là tối đa hóa lợi nhuận sau thuế và tối đa hóa lợi nhuận trên vốn cổ phần. Lợi nhuận sau thuế là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá việc công ty kinh doanh có lãi hay không, việc tối đa giá trị doanh nghiệp chịu ảnh hưởng lớn từ chỉ tiêu này. Chỉ
36
tiêu lợi nhuận trên vốn cổ phần là tỷ số tài chính để đo khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn cổ phần cho các cổ đông. Của cải các cổ đông sẽ tạo nên giá trị của công ty vì cổ đông chính là những người chủ, góp vốn để công ty hoạt động. Việc tăng cường năng lực tài chính giúp cho doanh nghiệp có điều kiện thực hiện mục tiêu lợi nhuận qua đó tăng giá trị tài sản của chủ sở hữu và doanh nghiệp.
Ngoài ra, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tốt thu được nhiều lợi nhuận góp phần làm nâng cao đời sống của cán bộ, công nhân viên, bảo vệ người tiêu dùng, nâng cao trình độ, ý thức bảo vệ môi trường,... Việc đạt được mục tiêu cuối cùng là tối đa hóa giá trị doanh nghiệp cũng cần phải quan tâm đến lợi ích chính đánh của các bên liên quan.
1.3. KINH NGHIỆM VỀ NÂNG CAO NĂNG Lực TÀI CHÍNH CỦA MỘT SỐ DOANH NGHIỆP TRONG NƯỚC VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI DẦU KHÍ
1.3.1.Kinh nghiệm nâng cao năng lực tài chính của Tổng công ty Vận tảithủy Petrolimex thủy Petrolimex
Tổng công ty Vận tải Thủy Petrolimex (PG Tanker) là doanh nghiệp TNHH MTV do Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) sở hữu 100% vốn điều lệ. PG Tanker hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con. PG Tanker được thành lập ngày 19/2/2013, đây là Tổng công ty chuyên ngành đầu tiên được thành lập theo tiến trình tái cấu trúc Petrolimex phù hợp với Quyết định 828/QĐ-TTg ngày 31/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ, điều lệ Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam và chỉ đạo của Bộ Công Thương tại văn bản số 11490/BCT-TCCB ngày 27/11/2012.
PG Tanker bao gồm 5 thành viên: Công ty Vitaco, Công ty Vipco, Công ty Pjtaco, Công ty PTS Hải Phòng, Công ty Cảng Cửa Cấm Hải Phòng. PG Tanker hoạt động trong lĩnh vực vận tải xăng dầu đường sông, đường biển, viễn dương; dịch vụ hàng hải; sửa chữa và đóng mới phương tiện vận tải thủy,.
Ngay từ khi mới thành lập, ban lãnh đạo PG Tanker đã đề ra chiến lược nhằm phát huy thế mạnh như: đầu tư phát triển và hiện đại hóa đội tàu trẻ, mới; thu hút nhân lực có kinh nghiệm, duy trì hệ thống quả lý trên bờ theo tiêu chuẩn quốc tế;
37
tăng cường xúc tiến mở rộng thị trường trên cơ sở và tiền đề quan trọng là nguồn hàng ổn định hàng năm của Tập đoàn Xăng dầu Petrolimex.
Để nâng cao năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, PG Tanker xác định từng bước hình thành đội tàu khai thác tập trung và tổ chức vận hành kinh doanh theo xu thế thị trường, quản lý chặt chẽ chi phí hoạt động. Ngoài ra, PG Tanker tập trung sắp xếp, tái cấu trúc mô hình tổ chức, tránh lãng phí, cồng kềnh thiếu hiệu quả và công tác đầu tư, đổi mới đội tàu được chuẩn bị kỹ càng, tránh tình trạng đầu tư dàn trải, thiếu hiệu quả.
1.3.2. Kinh nghiệm của Công ty Cổ phần Vận tải biển Việt Nam
Công ty Cổ phần Vận tải biển Việt Nam (VOSCO) chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/1/2008 trên cơ sở chuyển đổi sang mô hình cổ phần từ Công ty Vận tải biển Việt Nam được thành lập ngày 1/7/1970. Hoạt động kinh doanh chính của VOSCO là vận tải biển. VOSCO không chỉ là chủ tàu, quản lý và khai thác tàu mà còn tham gia vào các hoạt động thuê tàu, mua bán tàu, các dịch vụ liên quan thông qua các công ty con và chi nhánh như dịch vụ đại lý, giao nhận và logistic; sửa chữa tàu; cung ứng dầu nhờn, vật tư; cung cấp thuyển viên,. cũng như các hoạt động liên doanh, liên kết.
VOSCO xác định tầm nhìn trở thành một thương hiệu ngang tầm khu vực Đông Nam Á trong việc mang đến cho khách hàng dịch vụ vận tải biển tốt nhất với giá thành cạnh tranh nhất. Định hướng của công ty là phát triển hài hòa cả ba nhóm tàu mà công ty đã và đang quản lý, khai thác với bề dày kinh nghiệm qua nhiều năm, đó là các loại tàu chuyên dụng như hàng rời cỡ lớn, tàu dầu, tàu chở hóa chất và tàu container. Dự kiến của công ty là đến 2020 đội tàu sẽ có 23 chiếc, tổng trọng tải hơn 700.000 DWT.
Tuy nhiên, với sự suy giảm của thị trường vận tải biển từ cuối năm 2008 đến nay khiến công ty gặp rất nhiều khó khăn. Giá cước sụt giảm đến 90%, nguồn hàng khan hiếm. Đội tàu rơi vào tình trạng nguồn thu không đủ bù đắp chi phí thiết yếu cho đội tàu như: Tiền lương, bảo hiểm, nhiên liệu, vật tư, sửa chữa. Ngoài ra, do đội tàu của công ty được đầu tư vào thời điểm thị trường vận tải biển đang phát
38
triển nên giá đầu tư tàu cao dẫn đến chi phí khấu hao và chi phí lãi vay cao. Có thể thấy việc không kiểm soát được chi phí hoạt động (chi phí duy tu, bảo dưỡng tàu,...), cơ cấu vốn không hợp lý khi sử dụng phần lớn vốn vay ngân hàng lớn, trong khi thị trường ế ẩm đã khiến kết quả kinh doanh của công ty liên tục thua lỗ trong giai đoạn gần đây.
1.3.3. Kinh nghiệm của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam
Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) thành lập năm 1995, là một công ty quốc doanh do Cục Hàng hải và Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam quản lý. Đến ngày 25/6/2010, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 985/QĐ-TTg về việc chuyển Tổng công ty Hàng hải Việt Nam thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu. Hiện nay, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đang được tổ chức và hoạt động theo Điều lệ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kèm theo Quyết định số 476/QĐ-TTg ngày 31/3/2011.
Hoạt động của Vinalines tập trung vào 3 lĩnh vực chính là vận tải biển, khai thác cảng biển và dịch vụ hàng hải với định hướng tập trung đầu tư, phát triển các hoạt động kinh doanh cốt lõi và đem lại hiệu quả, lợi nhuận cũng như bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước; đa dạng hóa sở hữu, nâng cao năng lực tài chính, năng lực quản trị, năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động.
Để đạt được mục tiêu đề ra, Vinalines đang tiếp tục phát triển một đội tàu trọng tải lớn, có công nghệ hiện đại, sánh ngang với các đội tàu hàng đầu thế giới , hoạt động phủ khắp các đại dương; Phát triển và khai thác hiệu quả các cảng đang quản lý ở những vị trí chiến lược và đóng vai trò quan trọng đối với việc phát triển kinh tế vùng tại ba miền Bắc, Trung, Nam và giữ vai trò huyết mạch trong tổng thể mạng lưới giao thông vận tải quốc gia; Ưu tiên tập trung quản lý, khai thác và phát triển các cảng nước sâu, cảng trung chuyển quốc tế có tiềm lực để trở thành các cảng biển lớn tầm cỡ khu vực, đủ sức cạnh tranh với các trung tâm trung chuyển hàng hóa trong khu vực.
Bên cạnh đó, thực hiện công tác đổi mới tổ chức, cơ chế quản trị nhằm tạo ra sự liên kết bền vững, rõ ràng về vốn và lợi ích giữa Tổng công ty và các doanh nghiệp
39
thành viên và giữa các doanh nghiệp thành viên với nhau dưới sự điều hành của Tổng công ty để thực hiện mục tiêu chung và đảm bảo lợi ích của từng doanh nghiệp thành viên cũng như lợi ích chung của cả Tổng công ty.
1.3.4.Bài học rút ra cho Tổng công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí trong việcnâng cao năng lực tài chính nâng cao năng lực tài chính
Từ kinh nghiệm thực tế kể trên, PVTrans có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm về nâng cao năng lực tài chính như sau:
Thứ nhất, xây dựng quy mô và cơ cấu vốn hợp lý. Một doanh nghiệp có quy mô
vốn lớn chưa hẳn đã có khả năng cạnh tranh tốt cũng như có vị thế vững chắc trên thị trường. Tuy nhiên, với một quy mô vốn đủ lớn xét trên phương diện nào đó cũng là một ưu thế giúp cho doanh nghiệp dễ dàng cạnh tranh trên thị trường, cũng như chống đỡ được các cú sốc có thể xảy đến trong quá trình kinh doanh hơn so với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ.
Để tăng vốn đồng thời xây dựng cơ cấu vốn hợp lý, công ty có thể làm nhiều cách như tăng vốn chủ sở hữu, phát hành các loại giấy tờ có giá, vay nợ các tổ chức tín dụng... Ngoài ra, công ty cũng có thể đưa ra phương án giảm tỷ lệ chia cổ tức để tăng phần lợi nhuận giữ lại bổ sung cho vốn. Điều cần quan tâm là công ty cần áp dụng các biện pháp huy động vốn hợp lý, giúp doanh nghiệp có cơ cấu vốn an toàn và hợp lý, tránh tình trạng mất khả năng thanh khoản.
Thứ hai, công ty cần kiểm soát tốt chi phí. Công tác quản lý chi phí có ảnh
hưởng lớn đến việc quyết định chất lượng cũng thư giá thành sản phẩm, từ đó quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Để có thể kiểm soát tốt chi phí, công ty cần nâng cao năng suất lao động, giảm thiểu chi phí không cần thiết.
Thứ ba, có những chính sách hỗ trợ từ Chính phủ. Để có thể tăng quy mô vốn
đầu tư, ngoài nỗ lực của bản thân doanh nghiệp, Chính phủ cũng cần có những biện pháp hỗ trợ thêm. Chẳng hạn như những biện pháp thúc đẩy, mở rộng khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng cho doanh nghiệp. Chính phủ cần thực hiện ưu đãi cho một số ngành nghề cụ thể.
40
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chương 1 của luận án đã làm rõ những nội dung cơ bản nhất trong cơ sở lý luận về tài chính doanh nghiệp, năng lực tài chính doanh nghiệp.
Cơ sở lý luận này sẽ được vận dụng vào thực tế phân tích năng lực tài chính của Tổng công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí, từ đó giúp luận án nhận định được những mặt tốt, điểm còn hạn chế trong năng lực tài chính của PVTrans.
41
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG NĂNG Lực TÀI CHÍNH CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI DẦU KHÍ GIAI ĐOẠN 2014-2016
2.1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI DẦUKHÍ KHÍ
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Tổng Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí (PVTrans), tiền thân là Công ty Vận tải Dầu khí, doanh nghiệp Nhà nước, đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc Gia Việt Nam, được thành lập vào ngày 27/05/2002 theo quyết định số 358/QĐ- VPCP của Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.
Để góp phần thực hiện thành công chiến lược chung của Ngành Dầu khí Việt Nam, PVTrans được giao nhiệm vụ thành lập và phát triển đội tàu vận tải dầu thô, sản phẩm dầu - khí, và các loại hình kinh doanh khác để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của Ngành Dầu khí ở Việt Nam và trong khu vực.
Sau gần 5 năm hoạt động theo mô hình doanh nghiệp nhà nước, PVTrans đã tiến hành cổ phần hóa từ tháng 03/2006 theo quyết định số 758/QĐ-BCN của Bộ Công Nghiệp ngày 30/03/2006 và chính thức chuyển đổi thành Tổng Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí kể từ ngày 23/07/2007 (theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4103006624 của Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM), theo đó Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam) nắm giữ 60% vốn Điều lệ.
Ngày 10/12/2007, Tổng công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí đã chính thức niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh (HOSE) với mã chứng khoán là PVT.
Từ năm 2008, ngay sau khi cổ phần hóa, ngành vận tải biển bắt đầu có dấu hiệu suy giảm và chạm đáy vào thời điểm 2010-2011 khi giá cước giảm tới 80%, giá tàu giảm 70% so với thời kỳ đỉnh cao năm 2005-2006, hàng loạt công ty vận tải biển phá sản hoặc phải sát nhập, tái cấu trúc để tồn tại. PVTrans cũng không nằm ngoài cơn bão khủng hoảng với tình hình tài chính rất khó khăn. 80% các công ty con thua lỗ, đọng vốn trong các dự án đầu tư kéo dài, công ty mẹ và các công ty con không
42
có khả năng trả nợ Ngân hàng. Có thời điểm khó khăn nhất, PVTrans còn đứng trước phương án chia tác và sát nhập công ty mẹ về các công ty khác đang hoạt động hiệu quả hơn của PVN.
Từ năm 2010, PVTrans tiến hành tái cấu trúc toàn diện và triệt để. Việc tái cấu trúc được thực hiện quyết liệt và đồng bộ trên mọi phương diện. Về tài sản, thanh lý các tài đã cũ chất lượng không đảm bảo. Về tài chính, đàm phán giãn nợ với các Ngân hàng, xử lý toàn bộ chênh lệch tỷ giá của những năm trước. Về đầu tư, xử lý