Thời gian thu tiền trung bình của PVTrans có giảm trong mấy năm gần đây, nhưng so với các doanh nghiệp cùng ngành, vẫn đang ở mức khá cao. Do đó cần hạn chế lượng vốn bị chiếm dụng này lại, nhanh chóng thu hồi tiền để đưa vào đầu tư, chi tiêu càng sớm càng tốt thông qua việc điều chỉnh các chính sách bán chịu và công tác quản lý nợ phải thu.
về chính sách:
- Tiếp tục bám sát các chính sách hiện có, tùy theo điều kiện môi trường kinh doanh để xây dựng chính sách tín dụng linh hoạt về thời hạn bán chịu cũng như các điều khoản chiết khấu hay quy mô tín dụng để thu hút khách hàng, tăng tốc độ thu hồi khoản phải thu.
- Trong ký kết hợp đồng với khách hàng, công ty phải quy định rõ thời hạn thanh toán và hình thức thanh toán trên hợp đồng và các bên phải có trách nhiệm tuân thủ một cách đầy đủ nghiêm túc điều khoản quy định. Đồng thời cũng đưa ra hình thức bồi thường nếu vi phạm các điều khoản này. Trong trường hợp PVTrans cho phép
94
khách hàng nợ lại một phần thì khách hàng phải cam kết về thời hạn trả nợ cụ thể có các căn cứ chắc chắn để đảm bảo cho công ty thu nơ đúng hạn (giấy bảo lãnh thanh toán của các tổ chức tài chính hoặc các tài sản có giá trị thế cháp đảm bảo thanh toán khoản công nợ,...)
- Đối với các đơn vị trong cùng Tập đoàn, các công ty con, các đơn vị liên doanh, liên kết, do chính sách về thanh toán có thể mở hơn, nên PVTrans cần có những biện pháp khuyến khích họ sớm trả nợ, bằng cách áp dụng chính sách chiết khấu đối với những khoản nợ được thanh toán trước hay đúng hạn.
- Đối với những khách hàng là bên thứ ba có thời gian hợp tác cùng Công ty lâu năm và trong suốt thời gian đó luôn để lại uy tín với Công ty thì PVTrans cần điều chỉnh chính sách thu hồi nợ sẽ mở hơn so với những đối tác mới hoặc những đối tác cũ nhưng luôn trả nợ quá hạn.
về công tác quản lý nợ:
- PVTrans cần xây dựng đội ngũ làm công tác phân tích thị trường, xác định cụ thể từng đối tượng khách hàng để có những thông tin chính xác về khách hàng, từ đó áp dụng thời gian bán chịu cho từng đối tượng làm sao có lợi cho cả hai bên. Đồng thời, đội ngũ này cũng đảm nhận công tác thường xuyên theo dõi, rà soát, phân loại các khoản phải thu đến hạn, tới hạn và quá hạn, các khoản phải thu khó đòi để có biện pháp xử lý kịp thời. Hoạt động này sẽ giúp PVTrans nắm rõ được từng khoản nợ, khách hàng nào nợ lâu, khi nào đến kỳ thu tiền để có kế hoạch thu hồi nợ hợp lý. Tránh để thất thoát, bỏ sót các khoản phải thu.
- Đối với các khoản nợ sắp đến hạn thanh toán cần chuẩn bị sẵn sàng các chứng từ cần thiết, thực hiện kịp thời các thủ tục đôn đốc khách hàng trả nợ. Mặc khác, đối với các khoản nợ cũ bị khách hàng chiếm dụng, công ty cần phải dứt điểm theo dõi chặt chẽ và tuân thủ theo nguyên tắc: Các khoản nợ cũ phải dứt điểm so với các khoản nợ mới phát sinh. Ngoài ra, cần tìm hiểu nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn để có những biện pháp xử lý kịp thời và đúng đắn như: cho gia hạn nợ, thỏa thuận xử lý nợ, xóa một phần nợ hay toàn bộ, hoặc yêu cầu tòa án giải quyết... Nếu tình trạng nợ quá hạn diễn ra thường xuyên và đối tác mắc nợ không chịu trả nợ cho
95
PVTrans theo đúng hạn đã quy định trong hợp đồng, thì kiên quyết không ký hợp đồng với đơn vị đó và đồng thời lập quỹ dự phòng các khoản nợ khó đòi.
- Thường xuyên theo dõi tình hình phát sinh nợ phải thu và tình hình thu hồi nợ. Cần xác định giới hạn hệ số nợ phải thu để tránh tình trạng mở rộng bán chịu quá mức. Công tác thu hồi nợ tiến hành theo phương pháp cuốn chiếu, tiến hành đều đặn không nên dồn dập vào cuối năm làm cho vốn bị chiếm dụng lâu gây lãng phí, trong khi đó cuối năm lượng tiền thu về sẽ làm tồn quỹ tăng nhanh, gây dư tiền mặt giả tạo.
- Ngoài ra, công ty nên có hình thức khuyến khích bộ phận kinh doanh trong việc thu hồi công nợ cho công ty, đặc biệt là nợ khó đòi cho công ty.
về quản trị rủi ro và xử lý nợ khó đòi:
- Phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra của các khoản nợ và tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi. Mức trích lập dự phòng được lập theo quy định hiện hành của Nhà nước về trích lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi. Trong đó:
• Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau:
+ 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm.
+ 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm. + 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm. + 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên.
• Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án hoặc đã chết... thì dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng.
- Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, bộ phận kế toán tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết để làm căn cứ hạch toán vào chi phí quản lý của công ty.
96
- Có biện pháp phòng ngừa rủi ro đối với các khoản nợ khó đòi, tăng cường hoàn thiện quy trình cũng như công tác đôn đốc thu hồi nợ, hợp tác cùng có lợi với các đối tác, ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Có các biện pháp xử lý các khoản nợ khó đòi như cơ cấu lại thời hạn nợ, bán nợ, xóa một phần nợ cho khách hàng,...
3.2.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định
Tài sản cố định cần được mua mới khi đã hết giá trị sử dụng hoặc vẫn còn giá trị sử dụng nhưng lỗi thời, lạc hậu so với thời điểm hiện tại. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng tài sản thì PVTrans cần nhanh chóng xử lý các tài sản đã khấu hao hết. Trong công ty hiện còn tồn tại nhiều tài sản đã khấu hao hết song chưa thanh lý được, việc chưa thanh lý được khiến công ty mất một khoản chi phí để bảo quản, làm phát sinh nhiều chi phí không có ích. Vì vậy, công ty cần nhanh chóng tổ chức thanh lý, nhượng bán các tài sản này một cách dứt điểm để nâng cao hiệu quả tài chính của công ty.
Khi mua sắm tài sản cố định mới, PVTrans cần có những kế hoạch đầu tư cụ thể vì những tài sản này có giá trị lớn, việc quyết định đầu tư mới sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của PVTrans. Nếu đầu tư hợp lý sẽ mang lại hiệu quả trong tương lai, còn nếu không sẽ gây lãng phí tiền của, sức người, khiến PVTrans mất đi một khoản chi phí lớn mà không mang lại lợi ích gì. Kế hoạch đầu tư cần gắn liền với kế hoạch SXKD của Tổng công ty:
- Đối Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn: trong giai đoạn nhà máy chạy thử xem xét phương án thuê tàu để vận chuyển cho nhà máy, sau khi nhà máy đi vào hoạt động ổn định tiến hành đầu tư đảm bảo hiệu quả, theo đó, tiến hành đầu tư 01 tàu dầu thô VLCC vào năm 2017. Tiếp đó, năm 2018, tiến hành đầu tư 01 tàu dầu thô tiêu chuẩn Aframax (tàu dầu có kích cỡ trung bình khoảng 120.000 DWT).
- Xem xét đầu tư thay thế 04 tàu LPG già tuổi của PVTrans nhằm trẻ hóa và đảm bảo khai thác an toàn hoạt động vận tải sản phẩm khí hóa lỏng LPG.
- Đối với hoạt động vận chuyển cho NMNĐ: tiến hành đầu tư các tàu có trọng tải 50.000 - 80.000 DWT để vận chuyển than nhập khẩu cho NMNĐ Long Phú 1/Sông Hậu 1 và đầu tư xà lan 10.000 để vận chuyển than nội địa từ khu vực chuyển tải về
97
nhà máy. Đối với NMNĐ Thái Bình 2, nghiên cứu đầu tư xà lan 2.000 DWT để vận chuyển than.
Khi đầu tư, xem xét cân nhắc giữa các giải pháp:
- Trong bối cảnh các doanh nghiệp vận tải gặp khó khăn, xem xét góp cổ phần vào các công ty vận tải và dịch vụ hàng hải trong và ngoài nước có đội tàu phù hợp với định hướng phát triển nhằm nâng cao năng lực vận chuyển.
- Hiện tại, giá tàu đã giảm đáng kể so với các đây vài năm, việc đầu tư cho đội tàu trong thời điểm này là hợp lý. Bằng cách giảm chi phí đầu tư cố định, PVTrans có thể giành được lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ trong tương lai khi có thể cung cấp một mức giá thấp nhưng vẫn đảm bảo lợi nhuận.
Biểu đồ 3.1: Giá tàu mới giai đoạn 2013-2017
Nguồn: Bloomberg
Bên cạnh việc có những kế hoạch mua mới tài sản cố định, PVTrans cần xem xét và quản lý tốt những tài sản hiện tại. Đối với đội tàu thì phải quản lý chặt chẽ theo đúng chuẩn mực quốc tế thông qua các hệ thống quản lý TMSA, ISM Code; quản lý an toàn tàu chứa theo đúng chuẩn mực, xây dựng và tuân thủ hệ thống kiểm soát HSEQ. Để giúp công ty khai thác tối đa hiệu quả của đội tàu, kéo dài thời gian hoạt động thì cần quản lý chặt chẽ và sử dụng hợp lý kết hợp với hoạt động sửa
98
chữa, bảo dưỡng nâng cấp, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty.
Đối với việc phát triển đội tàu: tổ chức đánh giá, nghiên cứu kỹ lưỡng tình hình thị trường vận tải biên, nhu cầu khách hàng đặc biệt là các đơn vị trong Tập đoàn, đánh giá năng lực vận chuyển của PVTrans để xác định nhu cầu đầu tư trên nguyên tắc bảo đảm hiệu quả đầu tư vốn, đáp ứng đủ số lượng tàu cần thiết phục vụ công tác vận chuyển.