2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan
Thị trường vận tải biển đạt điểm cực thịnh vào năm 2008 với sự tăng trưởng nhanh chóng của giá cước trên tất cả các thị trường. Nhưng do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thị trường vận tải biển thế giới đã có những biến động lớn, giá cước tụt không phanh, điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của PVTrans. Dù đến nay, nền kinh tế đã có những bước phục hồi nhất định, nhưng phí vận chuyển trên thị trường tàu chở dầu quốc tế vẫn ở mức thấp. Bên cạnh đó do giá dầu giảm mạnh nên mức giá dịch vụ FPSO/FPS vẫn duy trì ở mức thấp. Trong khi đó, chi phí vận hành bảo dưỡng ngày càng tăng khiến biên lợi nhuận ngày càng giảm.
Trong hoạt động dịch vụ vận tải, hầu hết các khoản chi phí phải trả như chi phí nguyên vật liệu hay chi phí hoa hồng cho các nhà môi giới nước ngoài đều trả bằng ngoại tệ. Vì vậy, biến động tỷ giá ảnh hưởng nhất định đến doanh thu và lợi nhuận của PVTrans. Tỷ giá USD/VND trong thời gian qua biến động mạnh và được dự báo sẽ tiếp tục không ổn định trong thời gian tới làm ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh của PVTrans.
Các khách hàng chính của PVTrans liên tục cắt giảm chi phí, ngân sách, dịch vụ và để tồn công nợ cao; các khách hàng tiềm năng còn trì hoãn trong việc quyết định phương án và hợp đồng vận tải với PVTrans.
Giá dầu, giá nhiên liệu không ổn định ảnh hưởng đáng kế đến hiệu quả khai thác tàu. Trên thực tế, chi phí nhiên liệu chiếm trên 40% giá thành vận tải biển. Giá nhiên liệu không ổn định trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng kinh tế suy giảm, nhu
81
cầu về vận tải biển giảm, giá cước vận tải biển giảm. Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của PVTrans.
Hiện nay, PVN đang giữ 51% tỷ lệ vốn cổ phần tại PVTrans, do đó, các kế hoạch tài chính, kế hoạch về sản xuất kinh doanh, kế hoạch đầu tư - mua sắm mới tài sản cố định vẫn còn phải chịu sự quản lý từ Tập đoàn. Điều này làm PVTrans khó có thể linh hoạt, chậm trễ trong các quyết định tài chính, đầu tư, làm ảnh hưởng đến việc sử dụng vốn cũng như tình hình tài chính doanh nghiệp.
2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan
Ngoài những nguyên nhân khách quan từ môi trường kinh doanh, công ty vẫn còn tồn tại những nguyên nhân chủ quan từ bản thân công ty.
Thứ nhất, hình thức huy động vốn chưa phong phú
Hiện tại nguồn vốn chủ yếu của công ty là từ nợ vay ngân hàng và vốn góp của chủ sở hữu. Mặc dù là một công ty cổ phần đã thành lập được 15 năm với uy tín và vị thế đã được khẳng định, song PVTrans vẫn chưa tận dụng được lợi thế của mình trong việc khai thác các kênh huy động vốn khác trên thị trường tài chính nhằm hạn chế rủi ro tài chính. Sự hạn chế này dẫn đến khó khăn trong việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh cũng như việc tăng cường doanh thu, giảm thiểu chi phí, phát triển lợi nhuận của Công ty.
Thứ hai, năng lực quản trị tài sản ngắn hạn còn chưa tốt
- Tiền mặt dự trữ chưa hợp lý. Trong giai đoạn 2014-2016, khoản mục tiền còn chiếm tỷ trọng lớn, từ 18%-23% trong tổng tài sản công ty. Trong khi, tiền mặt bản thân nó là loại tài sản không sinh lãi. Do vậy trong quản lý tiền mặt thì việc tối thiểu hóa lượng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng phải giữ là mục tiêu quan trọng nhất. Tuy nhiên, việc giữ tiền trong kinh doanh cũng là vấn đề hết sức cần thiết để đảm bảo giao dịch kinh doanh hằng ngày. Bởi rủi ro trong kinh doanh sẽ cao khi bản thân PVTrans cũng là doanh nghiệp có nợ lớn nếu mà không quản lý được nguồn tiền mặt một cách hợp lý. Chính vì vậy, PVTrans cần áp dụng mô hình quản lý tiền mặt nhằm giúp cho hoạt động quản trị tiền mặt có hiệu quả hơn.
82
- Quản trị khoản phải thu. Tại thời điểm cuối năm 2015, tổng công nợ phải thu
của Công ty là hơn 863,3 tỷ đồng, tăng 163,1 tỷ đồng, tương ứng tăng 23% so với cùng kỳ năm 2014. Cuối năm 2016, tổng công nợ phải thu của PVTrans là 711,1 tỷ đồng, giảm 152,3 tỷ đồng, tương ứng 17% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, phải thu khách hàng là các đối tác là các đơn vị trong cùng Tập đoàn, các công ty con, các đơn vị liên doanh, liên kết chiếm từ 45%-50% tổng nợ phải thu Có thể thấy, trong giai đoạn 2014-2016, hoạt động quản trị khoản phải thu dù đã được cải thiện nhưng so với các doanh nghiệp cùng ngành, đây vẫn chưa là kết quả tốt nhất.
Điều này đã gây tình trạng ứ đọng vốn, làm hạn chế hiệu suất sử dụng tài sản, khả năng sinh lời của vốn. Nguyên nhân là do công tác sàng lọc và quản lý khách hàng chưa thực sự hiệu quả. Bên cạnh đó, các biện pháp khuyên khích về vật chất đối với khách hàng thanh toán đúng hạn chưa được Công ty quan tâm thực hiện.
Thứ ba, công ty chưa sử dụng đòn bẩy tài chính một cách hợp lý
Đặc điểm của các doanh nghiệp trong ngành vận tải là có nợ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn nên hệ số nợ trung bình của ngành thường khá cao. Khác với các doanh nghiệp trong ngành, hiện nay hệ số nợ của PVTrans đang duy trì ở mức thấp dao động trong khoảng 0,5. Hệ số nợ thấp là một lợi thế của PVTrans, giúp công ty có khả năng tự chủ về mặt tài chính tốt, cơ cấu vốn tương đối an toàn nhưng lại phải chịu chi phí sử dụng vốn cao và chưa phát huy được sức mạnh của đòn bẩy tài chính. Đặc biệt là trong giai đoạn 2014-2016, khi lãi suất cho vay giảm mạnh, đồng thời là thời điểm các doanh nghiệp trong ngành gặp phải nhiều khó khăn, sẵn sàng bán lại tài sản với mức giá thấp.
Thứ tư, công tác dự báo biến động chưa hiệu quả
Năm 2015, khi VND mất giá 5% so với USD khiến chi phí lỗ chênh lệch tỷ giá năm 2015 tăng đến 188% so với 2014, ghi nhận 132,7 tỷ đồng. Trong khi đó, chi phí lãi vay tương đương năm trước, ghi nhận 96,7 tỷ đồng. Việc này đã làm ăn mòn một phần lợi nhuận của công ty. Nếu công ty dự báo tốt hơn về tình hình biến động tỷ giá để đưa ra những phương án triển khai hợp lý thì sẽ giảm thiểu được rủi ro tỷ giá.
83
Thứ năm, công tác quản trị chi phí sản xuất kinh doanh chưa thực sự hiệu quả
Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm có giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp là những chi phí phát sinh không thể thiếu trong quá trình hoạt động sản xuất. Tuy nhiên, hiện việc PVTrans quản lý những khoản mục này chưa thực sự hiệu quả, làm suy giảm lợi nhuận thu được của công ty.
Trong giai đoạn vừa qua, doanh thu hàng năm từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của PVTrans có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Việc này cũng dẫn đến giá vốn hàng bán của công ty tăng trưởng lên qua mỗi năm do sự gia tăng trong hoạt động sản xuất, kéo theo sự gia tăng trong chi phí nhân công, chi phí khấu hao TSCĐ và chi phí dịch vụ mua ngoài.
Với việc chi phí nguyên vật liệu chiếm trên 40% giá thành vận tải biển mà trong bối cảnh giá dầu thô giảm mạnh, sự gia tăng giá vốn hàng bán với tốc độ cao so với doanh thu thể hiện công tác quản lý giá vốn hàng bán của PVTrans còn nhiều bất cập. Giá vốn hàng bán tăng sẽ dẫn đến giá cung cấp dịch vụ tăng cao, làm giảm tính cạnh tranh của dịch vụ vận tải mà PVTrans cung cấp.
Ngoài ra, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng đang có tốc độ tăng cũng xấp xỉ tốc độ tăng doanh thu thuần của công ty. Điều này sẽ hạn chế tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế của công ty.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Chương 2 tập trung giới thiệu cơ bản về Tổng công ty Cổ phần Vận tải Dầu khi, phân tích thực trạng năng lực tài chính của công ty, từ đó chỉ ra những thành tựu, những điểm hạn chế và nguyên nhân.
Nhìn chung, công ty có năng lực tài chính tương đối tốt, hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển và mở rộng một cách bền vững. Tuy nhiên vẫn còn một số mặt hạn chế cần được khắc phục. Những phân tích trong chương 2 sẽ là cơ sở để
84
đưa ra những giải pháp khắc phục hạn chế đó nhằm nâng cao năng lực tài chính của PVTrans.
85
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG Lực TÀI CHÍNH CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI DẦU KHÍ
3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNGTY TRONG GIAI ĐOẠN 2016-2020