Mục tiêu và định hướng hoạt động

Một phần của tài liệu 0459 giải pháp nâng cao năng lực tài chính tại tổng CTY CP vận tải dầu khí luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 100 - 104)

Mục tiêu phát triển

- Mục tiêu tổng quát:

Tiếp tục nâng cao hiệu quả của bộ máy quản lý điều hành trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tăng cường công tác quản lý tại các đơn vị thành viên để đưa các công ty này đi vào hoạt động quy củ, hiệu quả; Nâng cao tính chủ động, trách nhiệm, đồng thời phối hợp, hỗ trợ giúp đỡ nhau trong hoạt dộng của các đơn vị thành viên.

Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện mô hình và cơ cấu tổ chức của công ty để phát triển công ty thành một công ty vận tải quốc tế, có môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiện đại. Cập nhật và áp dụng hiệu quả các hệ thống quản lý và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý.

Xem xét thay thế và phát triển đội tàu vận tải theo hướng trẻ hóa và hiện đại hóa có cơ cấu hợp lý, phù hợp với nhu cầu thị trường.

Đảm bảo kinh doanh hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn. Đảm bảo lợi ích tối đa của cổ đông.

- Mục tiêu cụ thể:

Tập trung phát triển dịch vụ thế mạnh và tiếp cận cung cấp các dịch vụ có tiềm năng để chiếm lĩnh thị trường trong nước bao gồm vận tải dầu thô, vận tải dầu sản phẩm/hóa chất, vận tải sản phẩm khí hóa lỏng và vận tải than, đồng thời duy trì ổn định, hiệu quả dịch vụ vận hành và bảo dưỡng FSO/FPSO.

Đối với lĩnh vực vận tải dầu thô, vận tải dầu sản phẩm, hóa chất, vận tải sản phẩm khí hóa lỏng: phấn đấu vận chuyển tối đa cho các nhà máy lọc hóa dầu cụ thể:

87

+ Đối với Nhà máy lọc dầu Dung Quất (trước khi mở rộng): phấn đấu vận chuyển toàn bộ 100% nguyên liệu dầu thô đầu vào cho Nhà máy, sử dụng năng lực dôi dư tham gia vận chuyển dầu nhập khẩu hoặc tổ chức khai thác tại các thị trường quốc tế; Vận chuyển tối đa sản phẩm đầu ra của Nhà máy do PV Oil phân phối.

+ Đối với Liên hợp Lọc hóa dầu nghi Sơn: phấn đấu vận chuyển ít nhất 25% khối lượng nguyên liệu đầu vào (khoảng 2,5 triệu tấn dầu thô), ít nhất 30% sản lượng dầu sản phẩm

+ Phấn đấu vận chuyển toàn bộ 100% sản phẩm khí hóa lỏng LPG đầu ra cho NMLD Dung Quất, Nhà máy chế biến khí Dinh Cố khoảng 600.000 tấn/năm và khoảng 200.000 tấn LPG của Nhà máy GPP Cà Mau (tương đương 90% nhu cầu vận chuyển nội địa).

Đối với lĩnh vực vận tải than

Phấn đấu đảm nhận vận chuyển tối đa khối lượng than đầu vào cho cá NMNĐ, cụ thể:

+ Đối với NMNĐ Vũng Áng 1: vận chuyển ít nhất 50% khối lượng than đầu vào cho Nhà máy.

+ Đối với NMNĐ Thái Bình 2: vận chuyển ít nhất 70% khối lượng than đầu vào cho Nhà máy.

+ Đối với NMNĐ Long Phú 1 và Sông Hậu 1: vận chuyển ít nhất 50% khối lượng than đầu vào cho hai Nhà máy.

Đối với dịch vụ hàng hải dầu khí (FSP/FPSO): củng cố, duy trì và nâng cao

chất lượng dịch vụ O&M

Đối với dịch vụ quản lý kỹ thuật tàu và cung ứng thuyền viên

Đầo tạo đội ngũ cán bộ thuyền viên, đặc biệt là đào tạo chuyên sâu về chuyên môn, kiến thức luật hàng hải quốc tế, ngoại ngừ,... đáp ứng đầy đủ được yêu cầu dịch vụ trong nước và quốc tế.

Định hướng

TT Chỉ tiêu Đơn vị Ke hoạch giai đoạn 2018-2020

2018 2019 2020

1 Vốn chủ sở hữu bình quân Tỷ đồng 4.812 5.341 5.784 88

Phát huy tối đa lợi thế là đơn vị vận tải hàng lỏng lớn nhất Việt Nam, lấy thị trường trong nước làm trọng tâm, trong đó tập trung vào lĩnh vực kinh doanh cốt lõi là vận tải dầu khí, vận tải than và dịch vụ hàng hải.

Đảm bảo kinh doanh hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn.

Nâng cao sức cạnh tranh của dịch vụ, đảm bảo cung cấp các dịch vụ chất lượng, giá cả cạnh tranh tại thị trường nội địa và quốc tế.

Tiếp tục củng cố hóa các loại hình dịch vụ khác có thế mạnh và kinh nghiệm như dịch vụ đại lý hàng hải, vận tải đường bộ, kinh doanh LPG, đại lý kinh doanh xăng dầu, xuất nhập khẩu hàng hóa và cung cấp vật tư thiết bị hàng hải,...

- Định hướng cụ thể:

Tiếp tục sử dụng các tàu hiện có để vận chuyển an toàn kịp thời cho NMLD Dung Quất bảo đảm sản xuất liên tục. Tranh thủ khai thác 1 tàu dôi dư tại thị trường nước ngoài trong mùa thời tiết tốt từ tháng 3 đến tháng 10 hàng năm. Xem xét đầu tư thay thế 01 tàu cũ năm 2018 để vận chuyển cho NMLD Dung Quất.

Xem xét đầu tư 01 tàu VLCC năm 2017 để tham gia vận chuyển cho Nhà máy liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn trên nguyên tắc bảo đảm hiệu quả kinh tế.

Cùng với việc dưa các tàu sản phẩm hiện có khai thác tại thị trường quốc tế về để vận chuyển, sẽ xem xét đầu tư 02 tàu chở dầu trọng tải 10.000-20.000 DWT năm 2017 và 2019 cho hoạt động vân tải dầu sản phẩm từ NMLD Nghi Sơn.

Xem xét đầu tư thay thế 04 tàu LPG già tuổi, trong đó đầu tư 03 tàu trọng tải dưới 4.000 CBM năm 2017, đầu tư 01 tàu trọng tải 4.000-5.500 CBM năm 2019 nhằm trẻ hóa và đảm bảo khai thác an toàn.

Trước mắt sẽ thuê tàu hàng rời 30.000 DWT để vận chuyển than cho NMNĐ Vũng Áng 1, sau thời gian khai thác ổn định sẽ xem xét liên doanh liên kết với các chủ tàu trọng và ngoài nước hoặc thuê mua tàu.

Căn cứ vào tình hình thực tế nghiên cứu đầu tư 12 xà lan 2.000 DWT trong giai đoạn 2016-2020 phục vụ cho hoạt động vận chuyển than của NMNĐ Thái Bình 2.

Đối với 2 NMNĐ Long Phú 1/Sông Hậu 1, căn cứ tình hình thực tế, đầu tư các tàu trọng tải 50.000-80.000 DWT để vận chuyển than nhập khẩu cho Nhà máy,

89

trong đó: 1 tàu trong năm 2017, 2 tàu năm 2018 và 1 tàu năm 2019. Ngoài ra, đầu tư 4 xà lan 10.000 DWT trong giai đoạn 2017-2019 để vận chuyển than nội địa từ khu vực chuyển tải về nhà máy. Đối với năng lực còn thiếu sẽ thuê tàu ngoài. Sau thời gian khai thác ổn định sẽ xem xét liên doanh liên kết với các chủ tàu trong và ngoài nước hoặc tiếp tục thuê/mua tàu phục vụ nhu cầu vận chuyển.

Mục tiêu cụ thể của chiến lược phát triển công ty được khái quát trong bảng số liệu thể hiện một số chỉ tiêu sản xuất kinh doanh giai đoạn 2016-2020 như sau:

2 Doanh thu Tỷ đồng 6.652 7.184 7.831

3 Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 575 621 763

Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 460 497 542

Nguồn: PVT

Một phần của tài liệu 0459 giải pháp nâng cao năng lực tài chính tại tổng CTY CP vận tải dầu khí luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 100 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w